Nói Quá Là Gì, Cho Ví Dụ Biện Pháp Nói Quá Lớp 8

Nói quá là gì, cho ví dụ biện pháp nói quá Lớp 8

Trong các tác phẩm văn học hoặc trong đời sống ngày chắc chắn chúng ta thường bắt gặp việc sử dụng nói quá. Vậy nói quá là gì? tác dụng của biện pháp nói và các ví dụ về biện pháp tu từ này. Thông tin bài học hôm nay sẽ được chuyển tải ngay bên dưới.

Nội dung bài viết

  • 1 Khái niệm về nói quá
    • 1.1 Nói quá là gì?
    • 1.2 Tác dụng của biện pháp nói quá
    • 1.3 Ví dụ
    • 1.4 Phân biệt nói quá và nói khoác
  • 2 Hướng dẫn soạn bài Nói quá

Khái niệm về nói quá

Nói quá là gì?

Trên mạng có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng nhưng nên dựa vào SGK có tính chuẩn xác cao nhất. Theo SGK Văn 8 nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

Tác dụng của biện pháp nói quá

Nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…

Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

Ví dụ

Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra.

=> “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.

Tây Thi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

=> “nghiêng nước nghiêng thành” là phép nói quá.

Gần tới kì thi cuối kỳ, Nam lo sốt vó.

=> “lo sốt vó” phép nói quá.

Bị điểm kém, Hà khóc như mưa.

“khóc như mưa” phép nói quá diễn tả khóc nhiều.

Phân biệt nói quá và nói khoác

Học sinh cần phân biệt rõ ràng giữa nói quá và nói khoác tránh nhầm lẫn khi sử dụng trong đời sống cũng như khi diễn đạt trong các bài tập làm văn.

Nói quá: nói đúng sự thật (tích cực), là biện pháp cường điệu tạo ấn tượng, tăng biểu cảm.

Nói khoác: nói sai sự thật (tiêu cực), mục đích khoe khoang là chính. Không những không có giá trị biểu cảm mà còn khiến người khác có thể hiểu nhầm, sai ý nghĩa.

Như vậy, sau bài này học các em cần phải hiểu nói quá là gì? tác dụng và đưa ra được các ví dụ minh họa. Có như vậy mới sử dụng đúng cách và chuẩn xác nhằm tăng biểu cảm cho diễn đạt.

Xem thêm >>> Nói quá là gì? Biện pháp nói quá có tác dụng gì?

Hướng dẫn soạn bài Nói quá

I. Nói quá và tác dụng

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối Với câu “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.

=> Sự phóng đại mức độ, tính chất nội dung sự việc.

2. Khi nói như vậy sẽ diễn tả cường điệu sự vật quá mức bình thường mục đích sẽ nhấn mạnh sự việc, hiện tượng đó. Như vậy sự vật hiện tượng không bị phóng đại quá mức nhưng vẫn có mục đích nhấn mạnh.

II. Luyện tập

1. a. Nói quá về sức người, nhưng rất đúng : bàn tay con người có thể biến sỏi đá thành cơm.

b. Nhấn mạnh dù vết thương có đau vẫn có thể đi bất cứ đâu – đi lên đến tận chân trời.

c. Nói quá về lời nói của con người của con người có quyền hành, sức mạnh mỗi lời nói ra là người khác phải nghe theo. “Thét ra lửa” nói về nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo.

2. a. Ở nơi mà chó ăn đá gà ăn sỏi đến cỏ không mọc nổi nữa là trồng rau, trồng cà.

b. Nhìn thấy tội ác của giặc ai ai cũng bầm gan tím ruột.

c. Cô Nam tính tình xởi lợi ruột để ngoài da.

d, e Các em tự làm.

3. Đặt câu có sẵn về nói quá:

– Thúy Kiều có vẻ đẹp nghiên nước nghiêng thành.

– Sơn Tinh thưở xưa dời non lấp biển.

– Những chiến sĩ mình đồng da sắt.

– Nghĩ đã nát óc mà vẫn chưa hiểu bài toán này.

4. Tìm ra 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá trong câu.

– Khỏe như voi.

– Nhanh như cắt.

– Ngủ như heo

– Hiền như đất.

– Chậm như rùa.

5. Thảo luận (Các em tự làm)

Vừa rồi chúng tôi đã giải nghĩa nói quá là gì? Tác dụng và hướng dẫn soạn bài nói quá trong chương trình ngữ văn 8. Chúc các bạn học tốt.

Thuật Ngữ -
  • Thuật ngữ là gì? Nêu ví dụ (Ngữ Văn 9)

  • Từ tượng thanh từ tượng hình là gì? cho ví dụ minh họa

  • Từ mượn là gì, ví dụ về từ mượn Lớp 6

  • Danh từ là gì trong tiếng Việt (lớp 6)

  • Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6

  • Đại từ trong Tiếng Việt là gì? Phân loại và ví dụ

  • Từ đồng âm là gì? Từ đồng nghĩa là gì? Ví dụ minh họa

Từ khóa » Nói Quá La Gì Lớp 8