Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi (Fear Of Abandonment)
Có thể bạn quan tâm
Một số người ngoại tình vì họ sợ bị bỏ rơi. Có lẽ đây là điều bạn không thể hiểu nổi, nhưng lý do ở đây chính là – họ có một nỗi sợ bị bỏ rơi cực kỳ sâu sắc trong mối quan hệ hiện tại đến mức họ đuổi theo những mối quan hệ ngoài luồng trong lúc vẫn duy trì mối quan hệ hiện tại. Nhờ đó, họ tự trang bị cho mình một mối quan hệ “dự phòng” để phòng khi có chuyện không hay xảy ra với mối quan hệ yêu đương hoặc cuộc hôn nhân hiện tại.
There are some people that will have affairs because of their fear of abandonment. That may make zero sense to you, but here is why — they have such a deep fear of abandonment in their current relationship that they pursue outside relationships simultaneously, so that they have a back up relationship in case something happens with their current marriage or relationship.
Trong bài viết này, ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn lý do và hệ quả của nỗi sợ bị bỏ rơi và cách để vượt qua nỗi sợ này, từ đó tiếp bước với những mối quan hệ lành mạnh.
In this article, I will look deeper into the cause and consequence of having the fear of abandonment and how to overcome this fear to lead healthy relationships again.
Nỗi sợ bị bỏ rơi là gì. What is fear of abandonment
Trang bustle.com đã thực hiện một nghiên cứu về nỗi sợ bị bỏ rơi và sự bội tín, kết quả khẳng định như sau:
Bustle.com examined research on the topic of fear of abandonment and infidelity and stated the following:[1]
Người có vấn đề sợ bỏ rơi và có lòng tự trọng thấp sẽ có khả năng lừa dối cao hơn.
People with abandonment issues and lower self-confidence are more likely to cheat.
Đây chắc chắn không phải là một cách ứng phó lành mạnh với nỗi sợ bị bỏ rơi. Nó gây tổn thương cho người bị lừa dối và cũng là một sự hành hạ tinh thần cho người đang cố gắng kiểm soát và duy trì để cả hai mối quan hệ không bị chìm xuống. Họ đẩy mối quan hệ đến bờ vực nguy hiểm, sống trong dối trá và rõ ràng là vẫn không giải quyết được nỗi sợ bị bỏ rơi một cách lành mạnh.
This is obviously not a healthy way of dealing with fear of abandonment. It is harmful to the person who is being cheated on and also is mental torment for the person trying to manage and keep both relationships afloat. They are putting their relationship at stake, living a lie and obviously not dealing with their fear of abandonment in a healthy manner.
Dấu hiệu của nỗi sợ bị bỏ rơi. Signs of fear of abandonment
Người sợ bị bỏ rơi có thể xuất hiện một loạt các hành vi đặc trưng. Nhiều hành vi phá hoại các mối quan hệ, nên nỗi sợ này nên được công nhận và xử lý một cách phù hợp, vì mối quan hệ và cả những con người trong mối quan hệ đó.
People with fear of abandonment can exhibit a variety of behaviors. Many of these behaviors are destructive to relationships, so the fear of abandonment should be recognized and dealt with appropriately for the sake of the relationship and both individuals involved in the relationship.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy một người đang sợ bị bỏ rơi: Below are some signs that someone has the fear of abandonment:
– Hay cảm thấy ghen tỵ. Feel jealous often.
– Coi những người bạn khác giới của đối phương là mối đe dọa cho quan hệ giữa đối phương và mình. Perceive others of the opposite sex as a threat to their relationship.
– Cho đi quá nhiều và làm “lố” trong mối quan hệ. Give too much or go overboard in the relationship.
– Có suy nghĩ về việc bạn đời hay người yêu bỏ mình. Have thoughts about their partner or spouse leaving them.
– Đòi hỏi người kia phải dành thời gian cho nhau nhiều đến mức bất hợp lý. Demand unrealistic amounts of time with their significant other.
– Khó tin tưởng hoàn toàn vào bạn đòi hoặc người yêu mình. Have difficulty in completely trusting their partner or spouse.
– Chú tâm quá mức vào những lỗi sai ở người kia thay vì những điểm tích cực nơi họ (ở đây là cố đẩy họ ra xa hoặc không tin tưởng họ tuyệt đối). Look more at the faults in their spouse or partner than positive attributes (again this is about pushing away the person or failing to trust them completely).
– Có khoảng thời gian vật lộn khi phải ở một mình khi một mối quan hệ kết thúc. Luôn tìm kiếm mối quan hệ tiếp theo hoặc một ai đó để thay thế người mới chia tay. Have a hard time being alone if a relationship ends. Always look out for the next relationship or significant other to replace the one most recently lost.
– Có cảm xúc oán giận người kia khi họ làm việc gì đó mà không có mình, như ra ngoài đi chơi với bạn bè. Have feelings of resentment if their significant other does an activity without them such as going out with friends.
– Cảm thấy không xứng, không đáng hoặc ít xứng đáng có được tình yêu. Feel unworthy, less than or unworthy of love.
– Tự trọng/tự tin thấp. Have lower self-esteem/ self-confidence.
– Là người chủ động kết thúc các mối quan hệ trước đối phương để tạo cảm giác mình có quyền kiểm soát, không để đối phương có cơ hội bỏ rơi mình. End relationships before the other person can so that they have control over the potential abandonment.
– Đẩy nhanh bước tiến trong những mối quan hệ mới vì họ sợ rằng đối phương sẽ rời bỏ mối quan hệ này nếu mọi thứ không tiến triển đủ nhanh vào bước kế tiếp. Move too quickly in relationships because they are fearful the person will leave the relationship if things don’t move to the next level fast enough.
– Cố duy trì những mối quan hệ mang thiếu lành mạnh và mang tính lạm dụng vì sợ bị bỏ rơi hoặc cô độc. Stay in unhealthy or abusive relationships because of the fear of being abandoned or alone.
– Cảm thấy ganh tỵ với những mối quan hệ vốn thuần khiết mà người bạn đời hoặc người yêu của mình đang có, như mối quan hệ với đồng nghiệp. Feel jealous of platonic relationships that their spouse or partner has, such as with work colleagues.
– Liên tục kiểm soát đối phương, đặc biệt là thời gian và những tương tác của họ với người khác. Are controlling of their significant other, especially when it comes to their time and interaction with others.
– Thường xuyên phân tích quá mức mối quan hệ của mình, chú ý đến những tiểu tiết, những điều tiêu cực hoặc những vấn đề thay vì tập trung vào những điều tích cực của đối phương cũng như mối quan hệ. Overanalyze the relationship on a regular basis, often nit picking on the negatives or problems rather than focusing on the positive qualities within their partner and relationship.
– Theo đuổi những mối quan hệ với những người dành cảm xúc cho mình. Will pursue relationships with people who are emotionally unavailable.
– Lừa dối bạn đời hoặc người yêu mình. Cheat on their spouse or partner.
Một người không cần phải xuất hiện tất cả những hành vi này mới gọi là sợ bị bỏ rơi. Một số người sợ bị bỏ rơi chỉ có một vài hành vi trong danh sách kể trên. Tuy nhiên, thậm chí chỉ có một vài hành vi thôi cũng là không lành mạnh và gây bất lợi lên đời sống và những mối quan hệ của chính họ.
An individual does not need to have all of these behaviors to have fear of abandonment issues. Some people with fear of abandonment issues possess only a few of these behaviors. However, having even a few of these behaviors is unhealthy and detrimental to their life and relationships.
Thực tế vẫn có cả những người ngầm hủy hoại chính mối quan hệ của chính mình bằng cách đẩy đối phương ra xa. Họ có thể có những hành vi gây rối nhằm “kiểm tra” đối phương. Kết cục xuất hiện khi những hành vi này vượt quá ngưỡng chính là, điều họ lo sợ là đúng, đối phương thực sự bỏ rơi họ. Điều không may ở đây là bạn đời hay người yêu của họ rời bỏ họ vì chính những hành động này của họ, vì họ đã đẩy mọi thứ đi quá xa và hệ quả là đẩy luôn cả đối phương rời khỏi mình.
There are also some people who will sabotage their own relationships by pushing away their partner or spouse. They may have undesirable behavior in order to test their partner. The result in these situations where the behavior escalates enough is that they were right, their partner left them. Unfortunately their spouse or partner leaving them was of their own doing because they were pushing things too far and subsequently pushing away the other person.
Làm sao để xử lý với nỗi sự bị bỏ rơi. How to handle the fear of abandonment
Nhiều người sợ bị bỏ rơi vì họ đã bị bỏ rơi trong quá khứ. Nó có thể là một mối quan hệ trước đây, nhưng có lẽ nguồn căn phần nhiều là từ thời thơ ấu. Bị bỏ rơi thời thơ ấu, ví dụ như cha/mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ không nuôi nấng từ nhỏ, có thể gây ra những vấn đề tâm lý sâu sắc trong con trẻ.
Many people have fear of abandonment issues because they were abandoned earlier in life. It could have been a previous relationship, but likely the source is from childhood. Abandonment in childhood, for example, such as having a parent or both parents not participating in the childhood rearing, can cause deep seated psychological issues.
Chìa khóa quan trọng nhất là phải thực sự công nhận sự tồn tại của nỗi sợ bị bỏ rơi. Dưới đây là một số gợi ý giúp đương đầu với nỗi sợ này để bạn có thể hướng đến những mối quan hệ lành mạnh và trọn vẹn hơn.
The key is recognizing that the fear of abandonment exists. Below are some tips on how to handle your fear of abandonment issues so that you can lead more healthy and fulfilling relationships.
1. Công nhận bản thân xứng đáng được yêu thương. Recognize that you are worthy of love
Cuộc chiến cảm xúc bên trong với hầu hết những người sợ bị bỏ rơi là cảm giác của chính họ rằng mình không đáng có được tình yêu. Nỗi sợ bị bỏ rơi có thể khởi nguồn từ việc bị bỏ rơi một khoảng thời gian nào đó thời thơ ấu.
The underlying emotional battle with almost all who have fear of abandonment is their feeling that they are not worthy of being love. Their fear of abandonment likely stems from abandonment that happened sometime during childhood.
Vì một ai đó chủ thể gắn bó sâu sắc rời bỏ họ (vì bất cứ lý do gì) và sau trong họ chỉ còn cảm giác rằng tình yêu thương mình nhận được không trọn vẹn. Não bộ của một đứa trẻ sẽ nghĩ đến những điều kiểu như “nếu người ấy thương mình thì họ đã không rời bỏ mình”. Sự rời bỏ trong tâm trí của một đứa trẻ có nghĩa là chúng không được yêu thương trọn vẹn. Thậm chí ngay cả khi sự thật không phải vậy thì đây cũng là cách một đầu óc giản đơn của một đứa trẻ có thể vận hành.
Because someone they were attached to left them (for whatever reason) and they subsequently were left feeling that they were not fully loved. The brain of a child thinks something along these lines “if he/she loved me then he (or she) wouldn’t leave me”. Leaving in the mind of a child means they were not fully loved. Even though this is likely not the truth, it is how the more simplistic mind of a child works.
Khi thời gian trôi đi, họ bắt đầu tự hỏi rằng điều gì khiến bản thân họ không được yêu thương. Không lẽ mình không đủ xinh đẹp? Hay không đủ thông minh? Không đủ tốt? Những suy nghĩ này có thể bén rễ và đeo theo họ đến thời trưởng thành. Kết quả là chủ thể lúc trưởng thành vẫn có cảm giác bản thân mình có vấn đề gì đó khiến bản thân họ không đáng được yêu thương hoặc đáng được yêu thương một cách trọn vẹn.
As time goes on, they begin to wonder what it was that made them unlovable. Were they not pretty enough? Were they not smart enough? Were they not good enough? These thoughts can take root and carry into adulthood. The result is an adult who still feels that there is something about them that makes them not worthy of being loved completely and truly.
Họ thường tin (trong tiềm thức) rằng một khi đã ở trong một mối quan hệ thì họ cần phải kiểm soát mọi thứ để người kia không rời bỏ họ. Họ sẽ cố gắng kiểm soát mối quan hệ và đối phương dựa trên nỗi sợ bị bỏ rơi của họ.
They often believe (subconsciously) that once in a relationship they need to control things so that the person doesn’t leave them. They will try to control their relationships and their significant other based on their fear of abandonment.
Bước đầu tiên để vượt qua nõi sợ này đó chính là nhận ra rằng mình đáng được yêu thương.
The first step in overcoming the fear of abandonment is to recognize that they are worthy of love.
Mọi người đều đáng được yêu thương. Không tồn tại một con người hoàn hảo. Chúng ta đều muốn yêu và được yêu. Chúng ta đều có thiếu sót. Vì vậy tình yêu ở đây chính là sự gắn kết giữa hai cá nhân đầy thiếu sót. Mỗi người đều đáng được yêu và có một mối quan hệ.
Everyone is worthy of love. There is no such thing as a perfect person. We all want to love and to feel loved. We all have flaws. Therefore love involves two flawed individuals. Each is worthy of love and being in a relationship.
Bạn đáng được yêu, có thiếu sót và tất cả những điều khác. Điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người cần phải yêu thương bạn, điều đó đơn giản là không thực tế. Tuy nhiên, mỗi người vẫn có cho mình một ai đó luôn chờ mình ngoài kia. Khi bạn tìm ra người đó, hãy nhắc nhở bản thân mình rằng mình xứng đáng nhận được tình yêu thương và sự chú ý dành cho mình. Hãy cư xử qua có lại và chăm lo cho mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, đừng để nó trở thành bản dạng của bạn hay trọng tâm của sự xứng đáng trong bạn.
You are worthy of love, flaws and all. It doesn’t mean that everyone needs to love you because that is unrealistic. However, there is someone out there for everyone. When you find that someone, remind yourself that you are worthy of the love and attention you receive. Reciprocate and care for the relationship. However, don’t allow it to become your identity or the center of your worth.
Hãy độc lập về cảm xúc. Become emotionally self reliant.
Bản dạng của bạn nhất quyết không nên chỉ bị trói buộc vào một mối quan hệ. Mối quan hệ là một phần con người bạn nhưng nó không định nghĩa con người bạn. Hãy đảm bảo rằng mình có thể đón nhận những suy nghĩ này và biết rằng bạn vẫn ổn nếu độc thân hoặc ở một mình. Bạn không thể nhìn nhận sự xứng đáng của bản thân dựa vào một mối quan hệ được. Thay vào đó, bạn xứng đáng vì bạn là BẠN và không ai khác có thể đóng vai bạn tốt hơn chính bạn.
Your identity should never be solely tied to a relationship. It is part of who you are but it is does not define you. Make sure you can embrace these thoughts and know that you can be okay if you were to become single or alone. You do not base your worthiness on being in the relationship. Instead you are worthy because you are YOU and nobody else can be a better you.
Độc lập về cảm xúc có thể không dễ dàng gì nếu bạn đã đang lệ thuộc cảm xúc trong mối quan hệ hiện tại hay trước đây. Một số hình thức trị liệu có thể khá hữu ích nếu bạn gặp khó khăn trong việc tự độc lập về cảm xúc. Độc lập về cảm xúc không có được trong một sớm một chiều, vậy nên hãy nhẹ nhàng với bản thân trong quá trình này. Mỗi ngày một chút, hãy nhắc nhở bản thân rằng cảm xúc của bạn là do bạn chịu trách nhiệm, và rằng bạn vẫn là bạn dù có ở trong một mối quan hệ nào chăng nữa.
Becoming emotionally self reliant may not come easy if you have been emotionally dependent in your current or past relationships. Therapy can be helpful if you are having difficulty in being emotionally self reliant. Becoming emotionally self reliant does not happen instantly, so be gentle with yourself in the process. One day at a time, and keep reminding yourself that you are responsible for your emotions and you are still an individual even if you are in a relationship.
Hãy nhắc nhở bản thân thường xuyên rằng, khiến bạn an toàn về cảm xúc không phải là nhiệm vụ của người khác. An toàn cảm xúc đầu tiên phải đến từ chính bạn. Đầu tiên là chính cá nhân bạn và sau đó mới là đối phương. Hãy tự sở hữu chính cảm xúc và cảm giác của bản thân. Khi nỗi sợ bắt đầu lan rộng, hãy xử lý những cảm xúc này thay vì biến nó thành những hành vi thiếu lành mạnh được đề cập ở trên như ghen tỵ, cho đi quá nhiều trong mối quan hệ hoặc để đầu óc chiếm đóng bởi những suy nghĩ về người kia sẽ rời bỏ bạn.
Remind yourself as often as you need that it is not another person’s job to make you feel emotionally secure. Your emotional security comes first from you. You are an individual first and a partner second. Take ownership of your emotions and feelings. When fear starts to surface address those feelings rather than turning them into the unhealthy behaviors mentioned above such as jealousy, giving too much in the relationship or being preoccupied with thoughts of your significant other leaving you.
Tự lập về cảm xúc, nói tóm lại, là chịu trách nhiệm cho chính những cảm xúc của mình và chịu trách nhiệm một cách lành mạnh. Là bạn sẽ không còn dựa dẫm vào bạn đời hoặc người kia để khiến bản cảm thấy an tâm trong mối quan hệ. Việc khiến bạn cảm thấy an toàn trong mối quan hệ đôi bên không phải nhiệm vụ của họ. Họ đâu thể nào mang đi nỗi sợ trong bạn.
Being emotionally self reliant in a nut shell is taking responsibility for your emotions and doing so in a healthy way. It is no longer looking to your spouse or significant other to make you feel secure in the relationship. It is not their job to make you feel secure in the relationship. They cannot take away your fear.
Bạn phải đối phó với những nỗi sợ của mình để độc lập về cảm xúc. Thường thì bạn hiểu được nguồn căn xuất phát của nỗi sợ ở đâu thì mới có thể giải quyết nó được.
You must deal with your fears in order to be emotionally self reliant. Handling the fear often involves understanding where your fear is rooted.
2. Hiểu nỗi sợ để giải quyết nó. Understand your fear to handle your fear
Nỗi sợ bị bỏ rơi bắt nguồn từ đâu? Điều gì đã xảy ra trong cuộc sống khiến bạn sợ như vậy? Lúc ấy nỗi sợ ấy có thực sự tồn tại? Nỗi sợ ấy đi theo bạn trong cuộc sống và những mối quan hệ hiện tại? Những câu hỏi kiểu này có thể giúp bạn hiểu được nỗi sợ của mình bắt đầu từ đâu, khi nào, và hiện tại đang ảnh hưởng lên bạn như thế nào.
Where did your fear of abandonment begin? What happened in your life that has made you feel this way? Were your fears at that time warranted? Are those fears carrying into your current life and relationships? Questions like these can help you understand where and when your fear began and how they are currently affecting you.
Nếu bạn đã hiểu ra nỗi sợ của bạn bắt nguồn từ đâu và khi nào, thì bạn sẽ bắt đầu hiểu ra được hiện tại chúng không giúp gì được cho bạn. Những nỗi sợ này trong một số trường hợp có thể không bao giờ bị xóa bỏ hoàn toàn, nhưng đối phó với chúng bằng cách khai phá những nguồn căn và sự hình thành lớn mạnh của nỗi sợ có thể giúp bạn xua tan chúng khi chúng xuất hiện. Khi bạn biết được gốc rễ của nỗi sợ này là nguyên do của mọi vấn đề thì nỗi sợ sẽ không còn can thiệp gì vào cuộc sống nữa.
If you have an understanding of where and how they began, you can also begin to understand that they are not helping you at this time. These fears in some instances can never be fully erased, but dealing with them by uncovering the source and development of the fear can help you better dispel the fear when it arises. When you know the root of this fear is the cause, the fear is no longer helpful to your life.
Ghi chép về việc mình bị bỏ rơi. Journal about your abandonment
Ghi chép lại việc mình bỏ rơi là một cách để cởi mở tất cả những cảm nhận, cảm xúc và suy nghĩ của bạn về vấn đề. Nếu bạn có thể viết nó ra trên giấy, thì bạn đang giúp tâm trí xử lý những nỗi sợ và cảm xúc này. Nếu cảm xúc của bạn bị mắc kẹt trong quá trình này hoặc thấy phương pháp này không đủ hữu ích thì hãy tìm kiếm một trị liệu viên, một người có thể giúp đỡ bạn. Dù bằng cách này hay cách khác thì bạn cũng cần cở mở và xử lý những cảm xúc này để hiểu được ngọn ngành của nỗi sợ của bạn.
Journaling about your abandonment is one way of uncovering all your feelings, emotions, and thoughts on this issue. If you are able to get them out on paper, you are helping your mind process through these fears and emotions. If you get emotionally stuck in this process or find that it is not helping enough, then find a therapist who can help you. One way or another you need to uncover and process these emotions in order to understand the root of your fear.
Hiểu được căn nguyên của vấn đề giúp bạn nhận ra những điều này không còn cần thiết hay hữu ích cho bạn trong những mối quan hệ nữa vì những hành vi sợ hãi không tốt mà chúng gây ra. Sau đây là một số câu hỏi bạn có thể giải quyết trong quá trình ghi chép.
Understanding the root helps you recognize that it is no longer needed or helpful in the functioning of your current relationships, because it has caused unhealthy fearful actions. Here are some questions you can address while journaling.
– Lần đầu tiên bạn nhận ra vấn đề khiến bạn sợ bị bỏ rơi là khi nào? When did you first recognize the issue that caused your fear of abandonment?
– Bạn đã nhiều lần cảm thấy bị bỏ rơi trong đời? Nếu vậy, những trải nghiệm ấy là gì và bạn đã xử lý chúng như thế nào? Have there been multiple times you have felt abandoned in life? If so, what were those experiences and how did you deal with them?
– Bạn có cảm thấy việc bị bỏ rơi là do lỗi của bạn? Did you feel that your abandonment was your fault?
– Bạn đã nói với bản thân mình thông điệp gì (dù đúng hay sai) về việc bị bỏ rơi (đặc biệt là về nguyên nhân người ta bỏ rơi bạn)? What messages, false or not, did you tell yourself about the abandonment (particularly about the cause)?
– Việc bị bỏ rơi thời nhỏ ảnh hưởng như thế nào lên các mối quan hệ của bạn, cả trong quá khứ và hiện tại? How has the abandonment earlier in life affected your relationships, both currently and in the past?
– Bạn có thể nhận ra hành vi nào ở bản thân là kết quả do nỗi sợ bị bỏ rơi gây ra?What behaviors can you recognize that were caused by your fear of abandonment?
– Bạn muốn bản thân mình tỉnh táo hơn để thay thay đổi những hành vi không tốt nào do nỗi sợ bị bỏ rơi gây ra trong mối quan hệ hiện tại? What behaviors would you like to make yourself more conscious of in order to change them in regard to acting out of fear of abandonment in your current relationship?
– Điều gì bạn có thể làn hôm nay để dừng những hành vi không mong muốn có gốc rễ từ nỗi sợ bị bỏ rơi (Ví dụ: thay vì đòi bạn đời dành thời gian cho mình khi họ muốn đi chơi cùng bạn bè, thì bạn có thể gọi một người bạn khác đi chơi với bạn không)? What things can you do today to stop unwanted behaviors that are based in fear of abandonment (for example: instead of demanding time with your partner when they want to be with their friends, you call friend to hang out)?
Bạn có thể giải quyết một câu hỏi hoặc nhiều câu trong suốt một lần ghi chép.
You can address one question or several during an single journaling session.
3. Chấp nhận rằng bản thân sẽ luôn trải qua nỗi sợ ở một mức độ nhất định nào đó. Accept that some level of fear may always exist.
Có sợ mới là con người. Bạn có lẽ sẽ chẳng bao giờ hoàn toàn loại bỏ được nỗi sợ bị bỏ rơi, nhưng bạn có thể kiểm soát phản ứng của mình với nỗi sợ này.
To have fear is to be human. You may never fully eliminate your fear of abandonment, but you can have control over your reactions to the fear.
Điều quan trọng ở đây là nhận ra lúc nào mình đang trải qua những khoảnh khắc sợ hãi trong mối quan hệ của mình. Ví dụ, những khoảnh khắc sợ hãi khiến bạn muốn kiểm soát những người mà bạn đời bạn gặp, người ấy đi đâu, làm gì khi không có bạn bên cạnh. Bạn phải nhận ra những dạng thức thiếu lành mạnh trong suy nghĩ và hiểu được gốc rễ của nỗi sợ là ở đâu. Như vậy mới có thể giúp bạn nhận ra rằng những nỗi sợ và những dòng suy nghĩ đi kèm về việc kiểm soát người yêu hoặc đối phương là không tốt cho mối quan hệ của cả hai.
It is important to recognize when you are having those fearful moments in your relationship. For example, those moments of fear that cause you to want to control who your spouse is looking at, where they are going or what they are doing without you by their side. You have to recognize the unhealthy patterns of thought and understand where the root of that fear is based. Doing so can help you recognize that the fears and the subsequent thoughts to control your spouse or significant other are not healthy for the relationship.
Chỉnh hướng suy nghĩ của mình vào những lời động viên tích cực cho bản thân. Nói với bản thân rằng mình xứng đáng có được tình yêu. Cũng nhắc nhở chính mình về giá trị của bản thân bạn, bạn xứng đáng ra sao mà không dựa vào một mối quan hệ. Có một mối quan hệ là tốt và nếu ở một mình thì cũng vẫn không sao. Thừa nhận nguyên nhân gốc rễ của nỗi sợ và nói với bản thân rằng bạn không còn cần đến nó vì nó không hề giúp bạn cư xử lành mạnh trong một mối quan hệ.
Channel the thoughts into positive self talk. Tell yourself you are worthy of love. Also remind yourself that your worth is not based on a relationship. You can be okay in a relationship and you can be okay alone. Acknowledge the root cause of the fear and tell yourself it is no longer needed because it is not helping you function in a healthy manner in your relationships.
Có thể bạn sẽ luôn sợ hãi ở một mức độ nào đó vì sợ bị bỏ rơi cắm rễ quá sâu và nỗi sợ là một phản ứng bản năng của con người. Nhưng bạn có thể tự giúp bản thân hạn chế thiệt hại nó gây ra bằng cách không cho phép nó kiểm soát luồng suy nghĩ và hành vi của bạn thêm nữa.
You may always have some level of fear because the fear of abandonment is so deep rooted and fear is a natural human reaction. But you can help yourself minimize its toll by not allowing it to control your thought patterns and behaviors any longer.
4. Ngưng dựa dẫm vào người kia để gạt bỏ những nỗi sợ của bản thân. Stop looking to your significant other for help in squelching your fears.
Nhằm đối phó với nỗi sợ bị bỏ rơi, bạn cần ngưng coi đối phương là giải pháp của bạn. Nếu bạn sợ bị bỏ rơi, bạn không thể đặt trách nhiệm lên họ, bắt họ phải làm bạn cảm thấy an toàn. Bạn phải dừng lại những hành vi kiểm soát do bởi nỗi sợ và đặt trách nhiệm về nỗi sợ bị bỏ rơi này lên đôi vai của chính mình.
In order to deal with your fear of abandonment, you need to stop looking to your significant other as your solution. If you are having fears of abandonment, you are not to place the responsibility on them to make you feel secure. You must stop the controlling behaviors that are based in fear and place the onus of your fear of abandonment back upon yourself.
Một lần nữa, hãy liên tục nhắc nhở bản thân mình về căn nguyên của những nỗi sợ này và cách bạn không còn cần đến chúng, không để chúng ảnh hưởng lên sức khỏe cảm xúc của bản thân. Trong thực tế, níu giữ những nỗi sợ này chỉ gây trở ngại cho bạn.
Again, you circle back to reminding yourself of the cause of those fears and how they are no longer needed for your emotional health. In fact, holding onto those fears only hinders you.
Gạt bỏ lối suy nghĩ cho rằng mình không xứng đáng. Bắt đầu nói với bản thân rằng bạn xứng đáng. Tự động viên bản thân có thể giúp bạn tái lập những cách suy nghĩ mới khi những suy nghĩ tiêu cực cho rằng bản thân không xứng đáng hiện ra trong đầu.
Let go of the feelings that you are not worthy. Start by telling yourself you are worthy. Self talk can help you re-establish new ways of thinking when these thoughts of unworthiness based on fear pop into your mind.
5. Tự nói chuyện với bản thân để thay thế nỗi sợ bị bỏ rơi bằng những suy nghĩ tích cực. Use self talk to replace fear with positive thoughts.
Tự nói chuyện với bản thân thực sự có sức mạnh lớn lao. Nó giúp định hình cách bạn nghĩ về bản thân. Bạn có cho phép cuộc hội thoại với chính mình chìm đắm vào những nỗi sợ, hoài nghi và những điều tiêu cực về bản thân? Nếu thực sự như vậy, đã đến lúc thay thế tất cả những suy nghĩ này bằng những cuộc trò chuyện tích cực hơn với chính mình.
Self talk is incredibly powerful. It helps shape the way you think about yourself. Are you allowing your self talk to wallow in your fears, doubts, and negativity about yourself? If you are, it’s time to replace any of those thoughts with positive self talk.
Mục tiêu của bạn khi trò chuyện tích cực với bản thân là không tập trung vào bản thân mối quan hệ vì đó không phải là nguyên nhân gây ra nỗi sợ bị bỏ rơi trong bạn. Nỗi sợ bị bỏ rơi trong bạn có nền tảng từ cảm xúc bên trong cho rằng mình không xứng đáng vì đâu đó trước đây bạn đã từng bị bỏ rơi. Bạn cần thay thế những suy nghĩ tiêu cực và sợ hãi bằng những lời trò chuyện tích cực với bản thân về chính con người và sự xứng đáng của bạn.
Your goal with positive self talk is not to focus on the relationship because that is not the cause of your fear of abandonment. Your fear of abandonment is based on feelings of unworthiness which came about because of an abandonment earlier in life. You need to replace your negative and fearful thoughts with positive self talk regarding yourself and your worthiness.
Hãy nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng. Tìm kiếm những khía cạnh tích cực trong bản thân cho thấy bạn xứng đáng được khen ngợi, và bạn có thể tập trung lại vào nó khi cảm xúc sợ bị bỏ rơi xuất hiện trong bạn. Loại bỏ những cảm xúc xấu xí về nỗi sợ và sự bỏ rơi bằng cách thay thế chúng bằng những suy nghĩ tích cực, rằng bản thân đang cố trở thành người xứng đáng và có giá trị.
Remind yourself that you are a person of worth. Look for positive attributes in yourself that are worthy of praise that you can refocus on when you have emotions about fear of abandonment settling upon you. Dispel the ugly feelings for abandonment and fear by replacing them with positive thoughts about yourself being a person of worth and value.
6. Chấp nhận việc phải ở một mình. Accept the idea of being alone.
Ở một mình cũng không sao. Bạn không cần phải có ai đó trong đời để trở thành một người có giá trị. Bạn xứng đáng vì bạn là bạn. Độc thân hay có ai đó ở bên đều không thành vấn đề.
It is okay to be alone. You do not need another person in your life in order to be a person of value. You are worthy because you are you. It is okay to be single and it is okay to be in a relationship.
Nếu bạn vừa kết thúc một mối quan hệ thì hãy tìm kiếm những cơ hội tận hưởng khoảng thời gian độc thân và ý nghĩa của nó với bạn. Tìm kiếm điều tích cực cả khi độc thân lẫn khi đang ở trong một mối quan hệ, từ đó bạn vẫn ổn dù là tình thế nào. Sự xứng đáng của bạn không dựa trên tình trạng mối quan hệ của bạn.
If you have a relationship that ends, then look for opportunity to embrace your season of being single and what that may look like for you. Find the positive in both single and involved relationship statuses, so that you can be okay either way. Your worth is not based on your relationship status.
7. Ngừng theo đuổi những cảm xúc vốn dĩ không dành cho bạn. Stop pursuing the emotionally unavailable.
Một số người vì sợ bị bỏ rơi nên đã cố tìm kiếm mối quan hệ hết lần này đến lần khác với những người vốn chẳng để tâm đến họ.
Some people with fear of abandonment issues tend to seek relationships repeatedly with people who are emotionally unavailable.
Thay vì tìm kiếm những cảm xúc vốn không dành cho mình, đã đến lúc phá vỡ chu kỳ và tìm kiếm những người bạn đời sẵn sàng, sẵn lòng gắn kết cảm xúc trong một mối quan hệ với bạn. Nếu bạn đã có những dạng thức đối phó không tốt như thế này trong thời gian dài, cố gắn mình vào những mối quan hệ không dành cho mình thì hãy cân nhắc một số hình thức trị liệu.
Instead of seeking the emotionally unavailable, it’s time to break the cycle and seek out partners who are ready, willing and emotionally able to hold a relationship with you. If you have a long pattern of these unhealthy, emotionally unavailable relationships, then therapy can be quite helpful.
8. Tạo một mạng lưới hỗ trợ. Create a network of support.
Đối với những người sợ bị bỏ rơi, họ cố thủ trong các mối quan hệ tình cảm vì thói quen cho đi quá nhiều và yêu cầu họ đặt ra với bạn đời và đối tác. Điều này khiến những mối quan hệ khác bị cho ra rìa.
For some individual with fear of abandonment issues, they become highly entrenched in their romantic relationships because of their habit to give too much and their demand for their spouse or significant other’s time. This causes other relationships to fall by the wayside.
Rất khó để duy trì tình bạn với người khác khi bạn bị ám ảnh về một người đến mức loại bỏ những người khác. Bạn có thao thao bất tuyệt nói về người ấy của bạn trước mặt bạn bè? Bạn có nói không ngừng nghỉ về người yêu bạn khi bạn đi chơi với bạn mình? Những hành vi này không giúp bạn kiến tạo nên những mối quan hệ ý nghĩa với người khác.
It’s hard to maintain friendships with others when you are obsessed with one person to the exclusion of others. Do you talk insensately about your significant other when you are with friends? Do you think non stop about your significant other when you are out with friends? These behaviors do not help you create meaningful relationships with others.
Để có một cuộc sống cân bằng, bạn cần bạn bè bên ngoài, không chỉ cứ đăm đăm vào một con người cụ thể. Bạn cần một mạng lưới những người có thể hỗ trợ cho vòng kết nối của bạn. Bằng cách đó, khi chuyện tình cảm tan vỡ, bạn có được sự động viên, tình yêu thương và hỗ trợ từ bạn bè và gia đình.
In order to have a balanced life, you need friends outside of one singular person. You need a network of people who can be your support system. That way if your romantic relationship fails, you have the encouragement, love and support from friends and family around you.
Hãy cởi mở bản thân với những mối quan hệ khác bằng cách tham gia vào những hoạt động mà bạn quan tâm. Nếu thích chạy bộ, hãy tham gia một câu lạc bộ chạy họp mặt một lần một tuần. Nếu bạn thích hát hò, hãy tham gia một dàn hợp xướng hay một nhóm văn nghệ. Nếu bạn thích giúp đỡ người khác, hãy tham gia vào các tổ chức tình nguyện. Đây chỉ là một số ví dụ.
Make yourself open to other friendships by participating in activities that interest you. If you enjoy running, then join a running club that meets once a week. If you enjoy singing, join a local choir or singing group. If you like to help others, then join a volunteerism organization such as the rotary or Junior League. These are just a few examples.
Đừng dành quá nhiều thời gian cho chỉ một người mà bạn chẳng thể phát triển nên những mối quan hệ bạn bè trong thời gian này vì bạn cần nhiều người bạn cho mỗi khoảng thời gian trong cuộc sống. Nỗi sợ bị bỏ rơi khiến bạn “cắm chốt” vào đối phương và bạn muốn dành toàn bộ thời gian cho người ấy. Hãy thả lỏng và cho phép bản thân dành thời gian vun đắp tình bạn với những người khác, từ đó bạn và đối phương sẽ không chỉ là những đối tượng duy nhất trong mạng lưới hỗ trợ của bạn.
Don’t spend your time so involved with only one person that you fail to develop friendships during this season of your life because you need friends for every season of life. Your fear of abandonment causes you to fixate on your significant other and you want to spend all your time with this person. Loosen the reins and allow yourself to have time to foster friendships with others so that you and your significant other are not your only support network.
Bạn cần nhiều người hơn trong cuộc sống vì bạn không phải một hòn đảo cô lập trên thế giới này. Kết bạn với những người khác trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tình cảm yêu đương là vô cùng hữu ích cho thể chất và tinh thần của bạn.
You need more people in life because you are not an island in this world. It is healthy to have friendships with others while you still maintain your romantic relationship.
9. Lưu ý đến những hành vi “bồi đắp” nỗi sợ. Be mindful of behaviors that feed off of fear.
Có những hành vi do nỗi sợ bị bỏ rơi gây ra, như đã đề cập trước đó. Điều quan trọng là bạn không chỉ cần nhận ra những hành vi này đã xảy ra trong quá khứ mà còn phải nhận thức rõ ràng chúng trong hiện tại.
There are behaviors caused by fear of abandonment, as discussed previously. It is important to not only recognize that these behaviors have happened in the past, but to also become aware of them in the present.
Thực hành suy nghĩ chánh niệm (chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại – ND) để nắm bắt bản thân khi bạn bắt đầu hành xử dựa trên nỗi sợ bị bỏ rơi và những hành vi này sẽ không giúp được gì cho bạn trong các mối quan hệ ở quá khứ, càng không có ích gì cho bạn trong tương lai.
Practice mindful awareness to catch yourself when you begin with these behaviors so you can stop them in their tracks. Remind yourself that you are acting based on your fear of abandonment issues and these behaviors haven’t helped you with your relationships in the past, nor will they help you in the future.
Hãy trò chuyện với nỗi sợ và nói với chúng rằng bạn đang nắm quyền kiểm soát bằng cách thay đổi hành vi của bạn hôm nay.
Talk to your fears and tell them you are taking control by changing you behavior today.
Tổng kết. Summing it up
Nỗi sợ bị bỏ rơi có thể tồn tại bên trong bạn trong khoảng thời gian dài nhưng bằng cách công nhận sự xứng đáng của bản thân và hiểu được căn nguyên của nỗi sợ, bạn có thể vượt qua nó và lại tiếp tục những mối quan hệ lành mạnh.
The fear of abandonment may be inside of you for a long time but by recognizing your self worth and understanding the root of the fear, you will be able to get over it and lead healthy relationships again.
Bất kỳ ai cảm thấy bất an sẽ luôn bất an nếu họ chỉ sống dựa vào người khác để cảm thấy an toàn. Hãy kiểm soát nỗi sợ của bạn ngày hôm nay bằng cách làm theo những lời khuyên ở trên và bạn sẽ thấy mối quan hệ của mình thay đổi.
Anyone who feels insecure will always be insecure if they only rely on others for security. Take control of your fear today by following my advice and you will see your relationships change.
Tham khảo. Reference
[1] Bustle: Needy Partners Are More Likely To Be Having An Affair, Study Shows
Nguồn: https://www.lifehack.org/749779/fear-of-abandonment-signs-and-ways-to-overcome
Như Trang.
Chia sẻ:
Từ khóa » Sợ Bị Bỏ Rơi
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Fear Of Abandonment: Vì Sao Nhiều Người Lại Sợ Bị Bỏ Rơi? | Vietcetera
-
Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi Và Sang Chấn Tâm Lý - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Cảm Giác Bị Bỏ Rơi, Khởi Nguồn Của Những Nỗi Sợ - Hello Bacsi
-
[ToMo] Vượt Qua Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi Và Có Một Cuộc Sống Hạnh ...
-
10 Cách để đối Phó Với Cảm Giác Bị Bỏ Rơi | Vinmec
-
Tôi Luôn Sợ Bị Người Khác Bỏ Rơi - VnExpress
-
Hội Chứng Sợ Bị Bỏ Rơi: Nguyên Nhân Và Cách Vượt Qua - Tâm Lý Học
-
SỢ BỊ BỎ RƠI- DẤU HIỆU VÀ CÁCH VƯỢT QUA - Tâm Lý PERG
-
Hội Chứng Sợ Bị đơn độc – Wikipedia Tiếng Việt
-
"Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi": Tại Sao Nhiều Người Lại Cảm Thấy Thiếu An Toàn Và ...
-
Làm Thế Nào Tôi Vượt Qua Nỗi Sợ Bị Bỏ Rơi / Phúc Lợi - Sainte Anastasie
-
NỖI SỢ BỊ BỎ RƠI LIỆU CÓ ĐANG ÁM ẢNH CUỘC ĐỜI BẠN?
-
Cảm Giác Bị Bỏ Rơi Và Cách Vượt Qua Tổn Thương Trong Quá Khứ