Nội Soi đại Tràng Có đau Không? Chuẩn Bị Trước Nội Soi Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay, phương pháp nội soi đại tràng được áp dụng ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám lớn có chuyên khoa Tiêu hóa. Với kỹ thuật này, bác sĩ có thể phát hiện tổn thương niêm mạc, khối u hoặc các loại mô bất thường tại đại tràng (ruột già) của bạn.
Qua đó bác sĩ chuyên khoa cũng có thể loại bỏ khối u (polyp),mô bất thường trong quá trình nội soi. Một điều chắc chắn rằng, bất kỳ ai trước khi quyết định nội soi đại tràng đều tìm hiểu trước: Nội soi đại tràng có đau không?
Tuy nhiên, khó để đưa ra một trạng thái phản ánh chính xác cảm giác của từng người, có người chỉ hơi khó chịu vì ống nội soi cọ vào thành đại tràng, có người lại đau quặn không thể nằm yên được…
Quy trình Nội soi đại tràng
Một ca nội soi đại tràng cần tiến hành qua đầy đủ các bước sau:
- Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa thăm khám lâm sàng, chẩn đoán và chỉ định nội soi
- Bước 2: Xét nghiệm máu, chụp X - Quang tim phổi, siêu âm bụng và điện tâm đồ
- Bước 3: Làm sạch đại tràng (tháo thụt)
- Bước 4: Tiến hành nội soi
- Bước 5: Bác sĩ xem kết quả và chỉ định điều trị
Nội soi đại tràng có đau không?
Người bệnh nằm nghiêng trái trên bàn nội soi. Bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa đầu ống nội soi qua hậu môn và từ từ đưa nó đến đại tràng. Người bệnh sẽ mặc quần áo được cấp chuyên dùng cho nội soi đại tràng.
Khi nội soi, không khí được bơm vào đại tràng qua dây soi để làm căng lòng đại tràng, hình ảnh thu được sẽ rõ ràng hơn. Nhưng cũng chính vì thế mà gây ra cảm giác khó chịu, muốn đi cầu (mặc dù không có phân).
Đa số bệnh nhân cảm thấy bụng phình to, cảm giác đầy hơi và muốn xì hơi ngay lúc đó. Có thể bạn sẽ thấy ngượng, nhưng đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể và các bác sĩ nội soi hiểu rất rõ điều đó.
Tùy theo tình trạng của người bệnh và dựa trên những chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa, mà có thể sẽ phải lấy một vài mẫu sinh thiết (mẫu mô nhỏ) của niêm mạc đại tràng. Việc bấm sinh thiết này không gây đau.
Ngoài ra, nếu trong quá trình nội soi có phát hiện các polyp, bác sĩ có thể cắt bỏ chúng bằng một dụng cụ được đưa vào qua kênh phụ của ống nội soi. Cuối cùng, ống nội soi sẽ được kéo nhẹ nhàng ra ngoài.
Tổng kết lại
- Cảm giác khi nội soi đại tràng không phải là đau mà là khó chịu, đặc biệt là lúc mới đưa máy soi vào hậu môn.
- Người bệnh có thể cảm thấy áp lực, cảm giác tức bụng hoặc co rút cơ tại một vài thời điểm trong khi nội soi.
- Có thể bị đầy bụng do không khí được bơm vào làm thổi phồng đại tràng để nhìn rõ hơn. Nhưng tình trạng đầy bụng sẽ giảm nhanh chóng khi khí được hút ra sau khi thủ thuật kết thúc hoặc qua đường tự nhiên khi người bệnh xì hơi.
- Người bệnh có thể ra viện trong ngày, ăn uống bình thường và trở lại các hoạt động thường ngày.
Phương pháp nội soi đại tràng gây mê (nội soi đại tràng không đau)
Hiện nay, có 2 loại nội soi đại tràng được áp dụng, đó là nội soi không gây mê và nội soi gây mê.
Nội soi đại tràng gây mê: Bệnh nhân được gây mê (tiền mê) trong quá trình nội soi nên không gây khó chịu như nội soi đại tràng thông thường. Ngoài ra, gây mê bằng phương pháp tiền mê an toàn cho bệnh nhân trong nội soi, vì có trường hợp người bệnh cựa quậy mạnh do khó chịu dẫn đến cọ xát, gây tổn thương.
Nếu bạn có kế hoạch nội soi đại tràng gây mê thì nên tìm hiểu những bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa lớn, có uy tín, đội ngũ bác sĩ tiêu hóa và bác sĩ gây mê có kinh nghiệm để yên tâm hơn.
Chuẩn bị nội soi đại tràng (lưu ý trước khi nội soi đại tràng)
Trước khi thực hiện thủ thuật, nội soi đại tràng cần sự chuẩn bị kỹ để lòng đại tràng sạch hết phân, khi nội soi bác sĩ sẽ có thể thấy rõ lòng đại tràng. Trước khi đi khám người bệnh cần lưu ý một vài điều dưới đây:
- Tránh ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và rau vài ngày trước khi nội soi.
- Nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi đi nội soi đại tràng
- Bệnh nhân cần thông tin cho bác sĩ biết các thuốc đang điều trị, tiền sử dị ứng thuốc và các bệnh khác nếu có.
- Trước khi nội soi, nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân sử dụng thuốc để làm sạch đại tràng. Thông thường người bệnh sẽ đi đại tiện phân lỏng 10 - 15 lần, cho đến khi đi đại tiện ra nước trong là đạt yêu cầu.
- Không ăn gì sau khi sử dụng thuốc làm sạch ruột. Người bệnh có thể uống nước lọc khi cần. Không dùng thuốc tiểu đường để tránh bị hạ đường huyết trong khi soi.
- Nếu phải làm nội soi sau 12h trưa, người bệnh có thể uống dịch lỏng 6h trước khi nội soi, gồm: nước có đường, nước lọc, nước hầm gà hoặc bò trong, nho trắng hoặc nước táo.
Từ khóa » Nội Soi đại Tràng Có đau Không
-
Nội Soi đại Tràng: Quy Trình, Chi Phí, Nội Soi Có đau Không?
-
Quy Trình Và Lưu ý Khi Nội Soi đại Tràng | Vinmec
-
Nội Soi đại Tràng Có đau Không - Giúp Bạn Tìm Câu Trả Lời đúng Nhất
-
Khi Nào Cần Nội Soi đại Tràng?
-
Nội Soi đại Tràng Gây Mê: Quy Trình Và Ưu Nhược điểm
-
Nội Soi đại Tràng Có đau Không Và Những Ai Cần Thực Hiện?
-
Nội Soi đại Tràng Có đáng Sợ Như Bạn Vẫn Nghĩ? - YouTube
-
BS.CK2 Đinh Thu Oanh: Khi Nào Cần Nội Soi đại Tràng?
-
Nội Soi đại Tràng Vai Trò Hàng đầu Trong Phòng Ngừa Và Phát Hiện ...
-
Nội Soi đại Tràng - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Ưu điểm Và Quy Trình Nội Soi đại Tràng Không đau
-
Nội Soi Trực Tràng Là Gì? Có đau Không? - Hello Bacsi
-
NỘI SOI ĐẠI TRÀNG-noi Soi Dai Trang