Nói Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác Của Tác Giả Viễn Phương Có Nhận Xét

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • minhduc60051logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      114

    • Điểm

      2150

    • Cảm ơn

      49

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 60 điểm
    • minhduc60051 - 20:53:25 19/03/2020
    Nói về bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có nhận xét: “Có thể nói bài thơ là một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn làm thổn thức lòng người mãi mãi”. (Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9 – Lê Bảo – NXBGD, 2007) 1.Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác và cảm xúc bao trùm của tác giả trong bài thơ. 2.Chép nguyên văn khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng viếng Bác. 3.Chỉ ra một hình ảnh ẩn dụ có trong khổ thơ mà em vừa chép và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ đó. 4.Cho câu văn sau: “Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Hãy coi câu văn trên là câu chủ đề, viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để tạo thành một đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch; trong đoạn văn có sử dụng câu chứa thành phần biệt lập và phép thế (gạch chân, chú thích thành phần biệt lập và từ ngữ dùng làm phép thế).
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    minhduc60051 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lời

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • cheesiechanie
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      12893

    • Điểm

      194930

    • Cảm ơn

      11788

    • cheesiechanie
    • Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
    • 02/04/2020

    Đây là câu trả lời đã được xác thực

    Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.

    icon

    1, Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

    Mạch cảm xúc bao trùm: cảm xúc buồn thương của một người con miền Nam khi ra viếng lăng Bác. Đồng thời, nhà thơ cũng bày tỏ cảm xúc biết ơn vô bờ trước công ơn của vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

    2,

    Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.

    3,

    hình ảnh ẩn dụ "trời xanh, vầng trăng sáng dịu hiền". Trời xanh ẩn dụ cho Bác, cho những công ơn mà Bác đã dành cả đời cho nhân dân và dân tộc VN còn "vầng trăng sáng dịu hiền" ẩn dụ cho cõi vĩnh hằng mà Bác đã yên nghỉ. Tác dụng: nhấn mạnh vào công ơn, sự vĩ không có gì thay thế được của Bác trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đem đến độc lập tự do cho dân tộc VN thoát khỏi kiếp đô hộ và lầm than.

    4,

    Trong bài thơ Viếng lăng Bác, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu nhà thơ Viễn Phương bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thật vậy, mạch cảm xúc chính của bài thơ chính là cảm xúc buồn thương trước sự ra đi của chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc. Đầu tiên, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở câu thơ "Ôi!Hàng tre xanh xanh Việt Nam/ Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng". Tâm trạng của nhà thơ trước khi vào lăng đó chính là tác giả dường như nhớ lại những năm tháng chiến đấu hào hùng và oanh liệt của nhân dân VN. Những con người VN kiên cường, bình dị mà bất khuất như những cây tre- loài cây mang hồn cốt dân tộc. Tiếp theo, mạch cảm xúc của nhà thơ đó chính là sự biết ơn vô bờ của chính mình đối với những công ơn trời bể của Bác. Hình ảnh ẩn dụ "mặt trời" và "79 mùa xuân" là những hình ảnh ẩn dụ nói về sự hy sinh và công ơn to lớn như thái dương của Bác Hồ. Bác mất đi là nỗi đau đớn của toàn thể dân tộc VN và của nhân loại. Tiếp theo, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc đau đớn trước sự ra đi của Bác của 1 người con miền Nam lần đầu ra viếng lăng "nghe nhói trong tim". Đó là xúc cảm đau đớn, nghẹn ngào và dường như vẫn chưa thể tin vào sự ra đi của Bác. Cuối cùng, tác giả đã thể hiện khát vọng được ở bên Bác, hóa thân vào "con chim, đóa hoa và cây tre" để được mãi bên Bác, là người con của Bác.

    *** thành phần biệt lập in đậm

    ***Phép thế: Nhà thơ Vũ Quần Phương được thế bằng tác giả

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.6starstarstarstarstar12 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 7
    • avataravatar
      • justinyenlogoRank
      • Chưa có nhóm
      • Trả lời

        41

      • Điểm

        1194

      • Cảm ơn

        31

      Bài "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương mà! Sao lại là nhà thơ Vũ Quần Phương?

    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Xem thêm:

    • >> Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025
    • >> Mời tham gia sự kiện "Nhìn lại năm cũ 2024"

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Nói Về Bài Thơ Viếng Lăng Bác