Nói Với Con | Văn Hóa - Giải Trí

Văn hóa - Giải trí

Tin tức

Cuộc thi viết

Giải trí

Sáng tác

Thể thao

Ở quanh con, người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con. Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên. Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố giữ gìn danh dựSống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong. Biển đo được, lòng người đo sao nổiThức tàn canh mới biết hết đêm dàiPhải hy vọng dẫu bên bờ tuyệt vọngNuôi gan bền, mặc đá nát vàng phai. Tiếng gõ cửa vận may thường rất khẽBiết lắng nghe, nó chỉ đến một lầnTrước khổ đau, mọi thứ đều bé nhỏTrải đoạn trường, hết thảy chỉ phù vân. Những cạm bẫy thời nay nhiều vô kểDối trá thường mang tên gọi mỹ miềuĐừng tin kẻ quen nói lời sáo rỗngSuốt cả đời chỉ nói giọng vượn hươu. Chuyện cổ tích xứ sở nào cũng thế:Chốn kinh kỳ đầy rẫy thói bất lươngNhưng cũng có người giàu sang đức độQuan thanh liêm vẫn sót giữa công đường. Con hãy lượng sức mình khi gánh nặng,Biết đến đâu là đủ giữa cuộc đờiĐiều không muốn chớ mong người gặp phảiTrồng cây nào, hái quả ấy con ơi! Nguyễn Huy Hoàng (Liên bang Nga) Thi phẩm gồm 8 khổ thơ, mỗi khổ đều hướng tới đối tượng người con. Ở khổ đầu, tác giả tâm sự trò chuyện cùng con: “Ở quanh con người tử tế vẫn nhiều/ Vẫn còn có bao điều tốt đẹp”. Những câu thơ nhận xét hàm ý khẳng định này có ý nghĩa tạo cho con có niềm tin với mọi người, với cuộc sống. Câu thơ tiếp, tác giả khuyên con “Xa danh lợi, hãy chịu nhiều thua thiệt/ Hãy vì người, nếu mong họ vì con”. Rõ ràng lời dạy của người cha ở đây hàm chứa một lẽ sống cao đẹp: sống vị tha, hãy vì mọi người mà biết chấp nhận thiệt thòi về mình, đừng để danh lợi cám dỗ vì đó là thứ bùa bả mồi chài dễ khiến cho người ta sa ngã. Mấy khổ thơ kế theo, người cha vẫn tiếp nối mạch cảm xúc đã khai mở ở phần trên để khuyên con “Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch…/ Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt/ Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên”.
Nói với con - ảnh 1
Ảnh minh họa
Điều rất đáng ghi nhận và cảm phục tác giả là ở các câu thơ này cũng như trong nhiều câu khác nữa, tác giả đã khéo chắt lọc, cắt gọt câu chữ từ những câu danh ngôn hoặc từ kho tàng tục ngữ phong phú – vốn kinh nghiệm sống quý báu được đúc kết từ ngàn đời của ông cha ta xưa - nên ý thơ rất cô đọng, hàm súc. Không những thế, sự tiếp thu vốn folklore – văn hóa dân gian đã có sự sáng tạo và phát triển qua một số câu, chẳng hạn như “Tình yêu thương không mua được bằng tiền”, hay “Nếu vấp ngã con tự mình đứng dậy/ Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng/ Thà mất cả cố giữ gìn danh dự/ Sống thẳng mình mặc kệ thế gian cong”. Những lời khuyên dạy chí tình chí nghĩa của cha về đạo làm người thật giàu tính triết lý, mang dấu ấn rõ rệt tiết tháo của kẻ sỹ, của bậc trí thức đích thực thời nào cũng có. Phần thơ còn lại, tác giả chia sẻ cùng con những kinh nghiệm sống được rút ra từ trải nghiệm cuộc đời mình: Con hãy sống tỉnh táo bởi lòng người khó lường, sau những mất mát vẫn phải biết hy vọng nhìn về tương lai, cơ hội đến với con người thật hiếm hoi và con phải tinh tường mới nhận ra và quan trọng hơn là phải biết nắm bắt lấy, những cạm bẫy và sự dối lừa ở đời này “nhiều vô kể”, đừng tin những lời sáo rỗng “vượn, hươu” bởi nó ẩn chứa lường gạt, thói bất lương… Không những chỉ rõ cho con thấy các mặt trái của cuộc sống xung quanh, ở khổ thơ thứ bảy, dường như sợ con mình hoang mang lo sợ, tác giả lại củng cố cho con niềm tin vào con người “Nhưng cũng có người giàu sang đức độ/ Quan thanh liêm vẫn sót giữa công đường. Khổ cuối cùng khép lại bài thơ là những lời dặn dò chí thiết: “Con hãy lượng sức mình khi gánh nặng/ Biết đến đâu là đủ giữa cuộc đời/ Điều không muốn chớ mong người gặp phải/ Trồng cây nào, hái quả ấy con ơi”. Lời căn dặn đó vô cùng sâu sắc bởi đó là những lời gan ruột được đúc kết và trải nghiệm từ chính cuộc đời không ít sóng gió của người cha. Lời khuyên dạy cô đúc ấy mang đậm tính triết lý của Phật giáo: gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy. Nếu ở đời, con người ai cũng sống và hành xử theo lời “Nói với con” của người cha như trên thì thế giới này tốt đẹp, cuộc đời này sẽ đáng yêu thêm biết bao. Rất cảm ơn người cha vì điều đó. NGUYỄN THỊ THIỆN

Mức độ trải nghiệm của bạn khi đọc Báo PNTĐ như thế nào?

Rất hài lòng Bình thường Không hài lòng
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Nâng tầm giá trị sách, lan tỏa văn hóa đọc

Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII: Nâng tầm giá trị sách, lan tỏa văn hóa đọc

(PNTĐ) - Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII sẽ diễn ra vào ngày 29/11. Với nhiều điểm nhấn mới mẻ, giải thưởng hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy văn hóa đọc và nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách. Văn hóa - Giải trí 23/11/2024
Ấn tượng bộ sưu tập “Nét xưa” trong fashion show “Sắc màu di sản”

Ấn tượng bộ sưu tập “Nét xưa” trong fashion show “Sắc màu di sản”

(PNTĐ) - Fashion show “Sắc màu di sản” do UBND Quận Hoàn Kiếm, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố Cổ Hà Nội tổ chức, trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội và Kỷ niệm 19 năm ngày Di sản Văn hóa Việt Nam. Văn hóa - Giải trí 23/11/2024
Lần đầu tiên tổ chức Liên hoan các Ban nhạc, nhóm nhạc quận Tây Hồ

Lần đầu tiên tổ chức Liên hoan các Ban nhạc, nhóm nhạc quận Tây Hồ

(PNTĐ) - Là hoạt động trong chùm hoạt động cao điểm chào mừng, kỷ niệm 29 năm ngày thành lập quận Tây Hồ (1995 – 2024), UBND quận tổ chức Liên hoan các Ban nhạc, nhóm nhạc vào cuối tháng 12/2024. Đây sẽ là sân chơi đầy sáng tạo dành cho tất cả những người yêu thích âm nhạc. Văn hóa - Giải trí 23/11/2024
Cơ hội “xuyên không” về với Cố đô xưa ở Festival Ninh Bình 2024

Cơ hội “xuyên không” về với Cố đô xưa ở Festival Ninh Bình 2024

(PNTĐ) - Tối 22/11, chương trình tổng duyệt cho Khai mạc Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 đã diễn ra, hé lộ sân khấu hoành tráng và những điều bất ngờ hấp dẫn trong sự kiện đáng chờ đợi nhất tại vùng đất Cố đô Hoa Lư. Văn hóa - Giải trí 23/11/2024
5 năm thi hành Luật Thư viện: Tạo chuyển biến tích cực cho văn hóa đọc Thủ đô

5 năm thi hành Luật Thư viện: Tạo chuyển biến tích cực cho văn hóa đọc Thủ đô

(PNTĐ) - Ngày 22/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thi hành Luật Thư viện nhằm đánh giá công tác thi hành Luật trên địa bàn Thủ đô; thảo luận đưa ra giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả thi hành Luật, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai Luật Thư viện. Văn hóa - Giải trí 22/11/2024
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 47-24
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 46-24
  • Báo Phụ nữ Thủ đô 45-24
Xem thêm
  • Đời sống Gia đình 47-2024
  • Đời sống Gia đình 46-2024
  • Đời sống Gia đình 45-2024
Xem thêm

Từ khóa » Bài Thơ Nói Với Con Của Nguyễn Huy Hoàng