Nón Tày - Bản Sắc Văn Hóa Của Người Tày Định Hóa
Có thể bạn quan tâm
Cũng như làn điệu Then, Lượn hay áo chàm truyền thống thì chiếc nón là vật không thể thiếu trong văn hóa, cũng như đời sống hàng ngày của đồng bào dân tộc Tày Định Hóa. Hình ảnh của người phụ nữ đan nón tày - công việc đòi hỏi sự tỉ mẩn và chau chuốt của người làm ra nón cũng đã đi vào thơ ca như trong bài thơ Việt Bắc, Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng viết: “Mùa xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”. Một trong các nghệ nhân có nhiều năm gắn bó với nghề đan nón Tày là bàHoàng Thị Tiến - xóm Hương Bảo 2, xã Quy Kỳ.
Ảnh: Bà Hoàng Thị Tiến xóm Hương Bảo 2, xã Quy Kỳ đang đan nón Tày
Đan nón lá là nghề cổ truyền của dân tộc Tày Định Hóa nói chung và đối với bà Hoàng Thị Tiến ở xã Quy Kỳ nói riêng. Đan nón thể hiện sự khéo léo đòi hỏi sự tỷ mỉ từ việc chuốt từng sợi giang; chọn từng chiếc lá, và đặc biệt sự là kết hợp từ những sợi chỉ ngũ sắc tạo nên những họa tiết trang trí đẹp mắt. Và ngay từ khi còn nhỏ bà ... được học cách đan nón. Và nhiều năm nay đan nón cũng trở thành nghề giúp bà kiếm thêm thu nhập và lưu truyền nét độc đáo và những dấu ấn văn hóa truyền thống cho thế hệ sau. Sống trong gia đình đã có 3 đời làm nghề nón lá, bà Hoàng Thị Tiến - Xóm Hương Bảo 2, xã Quy Kỳ chia sẻ: Để làm được một chiếc nón, người làm nón phải vào rừng chọn những cây giang bánh tẻ, không bị cụt ngọn. Lên rừng cọ chọn những lá cọ bánh tẻ, đem về hong phần cuống qua lửa, đem phơi 2 nắng 3 sương rồi cất vào nơi thoáng mát. Chọn những cây nâm giống như cây hóp, đem về chẻ, vót mịn cất lên gác bếp để bồ hóng bám vào vừa không bị mối mọt vừa thành màu đen rất đặc trưng và chọn những cây guột dài, to đem về bổ một đường thẳng dọc thân, rút ruột để lấy vỏ ngâm xuống bùn 1 tuần rồi vớt lên làm vành của nón.
Chiếc nón hoàn thành nhìn từ bên ngoài như một chiếc nấm, nổi bật bên trên màu trắng ngà của lá cọ là vành nón màu đen của vỏ guột tạo thành một hình khối hài hòa màu sắc. Bên trong nón là những họa tiết bông hoa, con bướm, ngôi sao…của chỉ ngũ sắc nổi bật trên nền những ô nan hình lục giác màu trắng ngà, tạo nên một bức tranh đầy màu sắc của phần bên trong nón.
Bà Tiến chia sẻ: Chiếc nón Tày là vật không thể thiếu trong cuộc sống người Tày, nó không chỉ là một vật che mưa, che nắng mà nó đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trong phong tục của người Tày. Khi cô dâu về nhà chồng, ngoài những lễ vật mang theo như chăn màn, chậu chiếu còn có chiếc nón Tày xinh xinh đem theo với nhiều ý nghĩa.
Ngày nay, việc đội nón tày tuy không còn phổ biến như trước kia, nhưng những chiếc nón Tày lại trở thành quà tặng và đồ trang trí trong nhà được rất nhiều người yêu thích. Ở nhiều nơi trên huyện Định Hóa, những người cao niên vẫn duy trì nghề làm nón và truyền dạy cho thế hệ sau nét đẹp văn hóa của dân tộc mình.
T/h: Quế Chi, Trịnh Sơn
Từ khóa » Nón Dân Tộc Tày
-
Chiếc Nón Lá Của Người Tày
-
NÓN LÁ DÂN TỘC TÀY | Shopee Việt Nam
-
Nón Lá Dân Tộc Tày | Shopee Việt Nam
-
Nón Lá Dân Tộc Tày Nùng... - Quạt Sừng Giấy Dó Châm Kim | Facebook
-
Tinh Tế Nón Lá Của Dân Tộc Tày, Nùng - Báo Biên Phòng
-
Nón Tày – Nét Văn Hoá Không Thể Bị Mai Một
-
Nón Lá - Nét đẹp Văn Hóa Tày - Báo Đại Đoàn Kết
-
Độc đáo Nón Lá Người Tày - Đảng Bộ Tỉnh Tuyên Quang
-
Nón Lá Dân Tộc Tày
-
Độc đáo Nón Lá Người Tày - Báo Tuyên Quang
-
Nón Tày Thấp Thoáng Nơi đâu? - Văn Nghệ Thái Nguyên
-
Mũ Dân Tộc Tày Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Nghề Làm Nón Tày ở Định Hóa - Truyền Hình Thái Nguyên