" Non Xanh Nước Biếc Như Tranh Họa đồ" Phân Tích Tác Dụng ... - Hoc24

HOC24

Lớp học Học bài Hỏi bài Giải bài tập Đề thi ĐGNL Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tìm kiếm câu trả lời Tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của bạn
Đóng Đăng nhập Đăng ký

Lớp học

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Môn học

  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Đạo đức
  • Tự nhiên và xã hội
  • Khoa học
  • Lịch sử và Địa lý
  • Tiếng việt
  • Khoa học tự nhiên
  • Hoạt động trải nghiệm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật

Chủ đề / Chương

Bài học

HOC24

Khách Khách vãng lai Đăng nhập Đăng ký Khám phá Hỏi đáp Đề thi Tin tức Cuộc thi vui Khen thưởng
  • Tất cả
  • Toán
  • Vật lý
  • Hóa học
  • Sinh học
  • Ngữ văn
  • Tiếng anh
  • Lịch sử
  • Địa lý
  • Tin học
  • Công nghệ
  • Giáo dục công dân
  • Tiếng anh thí điểm
  • Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
  • Giáo dục kinh tế và pháp luật
Hãy tham gia nhóm Học sinh Hoc24OLM Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài Chọn lớp: Tất cả Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 Chọn môn: Tất cả Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Âm nhạc Mỹ thuật Gửi câu hỏi ẩn danh Tạo câu hỏi Hủy

Câu hỏi

Hủy Xác nhận phù hợp Chọn lớp Tất cả Lớp 12 Lớp 11 Lớp 10 Lớp 9 Lớp 8 Lớp 7 Lớp 6 Lớp 5 Lớp 4 Lớp 3 Lớp 2 Lớp 1 Môn học Toán Vật lý Hóa học Sinh học Ngữ văn Tiếng anh Lịch sử Địa lý Tin học Công nghệ Giáo dục công dân Tiếng anh thí điểm Đạo đức Tự nhiên và xã hội Khoa học Lịch sử và Địa lý Tiếng việt Khoa học tự nhiên Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Giáo dục kinh tế và pháp luật Mới nhất Mới nhất Chưa trả lời Câu hỏi hay Phan Bông Anh
  • Phan Bông Anh
10 tháng 8 2017 lúc 16:33

" Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

Phân tích tác dụng của phép tu từ được sử dụng trg câu trên .

GIÚP MINK VSyeu

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 5 0 Khách Gửi Hủy Đạt Trần Đạt Trần 10 tháng 8 2017 lúc 16:40

Chỉ ra được: - phép so sánh:”Non xanh nước biếc như tranh họa đồ’’

- phép so sánh:”Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ’’độc đáo ở chỗ gợi tả được vẻ đẹp hòa quyện,gắn bó giữa non và nước tạo nên một cảnh đẹp êm dịu ,tươi xanh,hài hòa.Thiên nhiên như một bức tranh xinh đẹp trữ tình.

Bài ca dao thể hiện tình cảm ca ngợi và thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp xứ Huế và qua lời nhắn gửi bộc lộ niềm tin mọi người sẽ đến với xứ Huế này.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Nguyễn Thị Hồng Nhung Nguyễn Thị Hồng Nhung 10 tháng 8 2017 lúc 16:58

" Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Mai Hà Chi Mai Hà Chi 10 tháng 8 2017 lúc 17:40

Phép tu từ là phép so sánh:

'' Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ''

=> Độc đáo ở chỗ gợi tả được vẻ đẹp hòa quyện,gắn bó giữa non và nước tạo nên một cảnh đẹp êm dịu ,tươi xanh,hài hòa.Thiên nhiên như một bức tranh xinh đẹp trữ tình .“Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất đẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… “Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú và xinh đẹp .

Đúng 1 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Xem thêm câu trả lời Trang Đinh Huyền
  • Trang Đinh Huyền
18 tháng 8 2019 lúc 8:29

Viết đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp so sánh trong câu thơ sau:

                " Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

              Non xanh nước biếc như tranh họa đồ "

Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 2 0 Khách Gửi Hủy Lê Mai Phương Lê Mai Phương 18 tháng 8 2019 lúc 10:32

Trong kho tàng ca dao, nơi thể hiện phong phú đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam, dân gian đã dành nhiều lời ca ca ngợi non sông gấm vóc tươi đẹp. Chỉ riêng qua những bài ca dao trong chương trình Ngữ văn 7, tập một ta đã hiểu điều đó.

Phải yêu mến, say mê vẻ đẹp của quê hương đến nhường nào dân gian mới họa nên thơ nên nhạc phong cảnh của từng góc hồ, tưởng tượng về dáng vẻ của từng ngọn núi hay đơn giản chỉ là ví von hình ảnh của những con đường. Mỗi lời ca dao là một lời ngợi ca vẻ đẹp trong sáng, nên thơ cua quê hương đất nước.

"Gió dưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ".

Chỉ vài nét phác qua nhưng hình ảnh của một cành trúc la đà, một mặt hồ lãng đãng sương phủ, âm thanh của tiếng gà sáng, của tiếng chuông chùa đã gợi được không khí yên bình, êm ả của buổi sớm mai Hà Nội. Phải yêu mảnh đất ấy đến nhường nào, gắn bó với từng sự vật nhỏ bé nhất nơi dây, người viết mới phát hiện ra những vẻ đẹp tinh tế ấy.

Sống gắn bó với quê hương đất nước chính là cơ sở để dân gian tạc rõ hình hài của từng dòng sông, từng ngọn núi vào trong tâm thức. Đặc điểm riêng của từng địa danh được đưa vào những lời hát rất thú vị:

“Sông nào bên đục bên trong

 Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?”

" Nước sông Thương bên đục bên trong

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh ".

Từ trên cao nhìn xuống, hình dáng quê hương đẹp đẽ nên họa nên thơ biết bao:

"Đường vô xứ Huế quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ".

Cảnh trí xứ Huế được phác hoạ qua vẻ đẹp của con đường. Đó là con đường được gợi nên bằng những màu sắc rất nên thơ, tươi tắn: non xanh, nước biếc. Cảnh ấy đẹp như trong tranh vẽ: “tranh hoạ đồ” – trong cái nhìn thẩm mĩ của người Việt xưa, cái đẹp thường được ví với tranh (đẹp như tranh). Bức tranh xứ Huế như thế vừa khoáng đạt, lại vừa gần gũi quây quần. Biện pháp so sánh vẫn là biện pháp tu từ chủ đạo tạo nên vẻ đẹp trong những câu ca dao này.

Nhưng mỗi tấc đất, mỗi ngọn cây trên mảnh đất này đều có được từ bàn tay dựng xây, vun đắp của con người:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn

Kiếm Hồ tức Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ gươm), một thắng cảnh thiên nhiên đồng thời cũng là một di tích lịch sử, văn hoá, gắn với truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nơi Rùa Vàng nổi lên đòi lại thanh gươm thần từng giúp Lê Lợi đánh tan giặc Minh hung bạo ngày nào. Câu Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ thực ra là một câu dẫn, hướng người đọc, người nghe đến thăm hồ Gươm với những tên gọi nổi tiếng (cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút), góp phần tạo nên vẻ đẹp hài hoà, đa dạng vừa thư mộng vừa thiêng liêng. Thủ pháp ở đây là gợi chứ không tả, hay nói cách khác là tả bằng cách gợi. Chỉ dùng phương pháp liệt kê, tác giả dân gian đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa Thủ đô Hà Nội. Những địa danh và cảnh trí đó gợi lên tình yêu, niềm tự hào về cảnh đẹp, về truyền thống lịch sử, văn hoá của đất nước, quê hương. Vì vậy, bài thơ kết lại bằng một câu thơ đầy ý nghĩa:

"Hỡi ai gây dựng nên non nước này?"

Đó là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Hồ Gươm không chỉ là một cảnh đẹp của Thủ đô, nó đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, cho truyền thống văn hoá, lịch sử của cả đất nước. Đó cũng là lời nhắc nhở các thế hệ mai sau phải biết trân trọng, gìn giữ, xây dựng và tiếp nối truyền thống đó.

Tình yêu quê hương đất nước được dân gian thể hiện qua ca dao là tình cảm có chiều sâu và giàu tính nhân văn. Không chi ngợi ca vẻ đẹp thuần túy của tự nhiên, ca dao còn nhắc đến công lao của những con người đã cống hiến, hi sinh cho mảnh đất ấy, qua đó gợi niềm tự hào đồng thời nhắc nhở ý thức bảo vệ và giữ gìn non sông của mỗi chúng ta.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đông Phương Lạc Đông Phương Lạc 18 tháng 8 2019 lúc 10:55

Tham khảo:

Đề bài : Phân tích cái hay cái đẹp của bài ca dao "Đường vô xứ Huế quanh quanh" | Học trực tuyến

https://h.vn/ly-thuyet/de-bai-phan-h-cai-hay-cai-dep-cua-bai-ca-dao-duong-vo-xu-hue-quanh-quanh.2808/

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Phương Trần
  • Phương Trần
5 tháng 1 2022 lúc 18:15

“ Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô”

Câu 1: Nội dung của bài ca dao là gì?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao trên

Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn 0 0 Khách Gửi Hủy Chung Bảo Long
  • Chung Bảo Long
29 tháng 4 2020 lúc 16:31

 Phân tích tác dụng của phép so sánh trong các ví dụ sau:

a. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân

b. Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

c. Đường vô xứ nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Phương Huyền Nguyễn Phương Huyền 29 tháng 4 2020 lúc 18:15

a, Gợi hình, tạo câu thơ hàm súc hơn khi nói về tính kiên trì và bền trí, dù ai nói ngả nói nghiêng thì lòng ta vẫn vững bền như kiềng 3 chânb, Nên quý trọng tình anh em thân thiết, cách diễn đạt thêm sinh động. Cách diễn đạt làm câu thơ sinh động khi so sánh tay và chân vs nhau, gợi hình, gợi cảm đc nội dung câu thơc, Miêu tả vẻ đẹp Ngệ An sinh động, cuốn hút hơn.Câu văn hàm súc, chân thật gợi trí tưởng tượng của ta bay bổngFIGHTING#

Đúng 0 Bình luận (0) Khách vãng lai đã xóa Khách Gửi Hủy Đinh Hoàng Yến Nhi
  • Đinh Hoàng Yến Nhi
14 tháng 8 2017 lúc 1:52 Những từ địa phương tìm được trong câu ca dao sau là của vùng nào?Đường vô xứ Nghệ quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồ A. Hải Phòng B. Hà Nội C. Nghệ An D. Nam BộĐọc tiếp

Những từ địa phương tìm được trong câu ca dao sau là của vùng nào?

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

A. Hải Phòng

B. Hà Nội

C. Nghệ An

D. Nam Bộ

Xem chi tiết Lớp 9 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Nguyễn Tuấn Dĩnh Nguyễn Tuấn Dĩnh 14 tháng 8 2017 lúc 1:52

Chọn đáp án: C

Đúng 1 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy đào mai lan
  • đào mai lan
3 tháng 12 2018 lúc 19:44

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu: "Đường vô xứ Huế quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."

so sánh   nhân hóa   so sánh và nhân hóa   cả 3 đáp án

Xem chi tiết Lớp 5 Ngữ văn Câu hỏi của OLM 3 0 Khách Gửi Hủy KAITO KID KAITO KID 3 tháng 12 2018 lúc 19:45

So sánh nha !

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Trái Tim Em Đã Thuộc Về... Trái Tim Em Đã Thuộc Về... 3 tháng 12 2018 lúc 19:46

ĐÁP Án C là đúng nhất nhưng CẢ ba đáp án trên cũng đúng

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy KAITO KID KAITO KID 3 tháng 12 2018 lúc 19:47

Thế mình thách bạn Phạm Nguyễn Minh Vương tìm ra hình ảnh nhân hóa trong đó đấy

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Hinamori Amu
  • Hinamori Amu
5 tháng 10 2016 lúc 17:35

Hãy nêu tác dụng của sự liên kết trong văn bản sau:

   Đường vô xứ Huế quanh quanh

 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 3 0 Khách Gửi Hủy Linh Phương Linh Phương 5 tháng 10 2016 lúc 17:46

 Trong bài ca dao trên tác giả đã dừng lại ở câu lục. Vì tác giả muốn cho mọi người thấy vẻ đẹp của Huế. Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huê”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Đúng 0 Bình luận (3) Khách Gửi Hủy Thảo Phương Thảo Phương 5 tháng 10 2016 lúc 17:49

 Bài ca dao 2 câu lục bát 14 chữ gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Vần thơ: chữ “quanh” hiệp vần với chữ “tranh” làm cho ngôn từ liền mạch, gắn kết, hòa quyện với nhau, âm điệu, nhạc điệu thơ du dương. Các thanh bằng, thanh trắc (chữ thứ 2,4,6,8 ) phối hợp với nhau rất hài hòa ( theo luật thơ ). Các chữ thứ 2,6,8 đều là thanh bằng; các chữ thứ 4 phải là thanh trắc. Trong câu 8, chữ thứ 6,8 tuy là cùng thanh bằng nhưng phải khác nhau:

- Nếu chữ thứ 6 ( có dấu huyền ) thì chữ thứ 8 (không dấu).

- Nếu chữ thứ 6 (không dấu) thì chứ thứ 8 (có dấu huyền).

Về nội dung, câu 6 tả con đường “quanh quanh” đi vô xứ Huế. Phần đầu câu 8 gợi tả cảnh sắc thiên nhiên (núi sông biển trời) rất đẹp: “Non xanh nước biếc”. Phần cuối câu 8 là so sánh “như tranh họa đồ” nêu lên nhận xét đánh giá, cảm xúc của tác giả (ngạc nhiên, yêu thích, thú vị…) về quê hương đất nước tươi đẹp, hùng vĩ

Đúng 1 Bình luận (1) Khách Gửi Hủy Trấn Hoàng Anh Trấn Hoàng Anh 7 tháng 7 2017 lúc 8:45

banhqua

Bài ca dao ba câu lục bát, dừng lại ở câu lục, một hiện tượng độc đáo, ít thấy trong thơ ca dân gian:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô…”

Có nhiều người cho rằng bài ca dao này nói.về cảnh đẹp xứ Huế. Chưa đầy đủ không gian địa lí và không gian nghệ thuật được nói trong bài ca dao rộng lớn hơn nhiều.

Câu thứ nhất nói về “đường vô xứ Huế”, đó là con đường rất dài phải qua chí ít sáu tỉnh miền Trung (từ Bắc đi vào): Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. Hai chữ “quanh quanh” gợi tả sự uốn lượn, khúc khuỷu, hiểm trở, gập ghềnh xa xôi. Ngày xưa vô Huế phải vượt qua “Hoành Sơn nhất đái” (một dải Hoành Sơn), phải vượt qua bao sông suối, núi đèo; sông Mã, sông Lam, sông La, sông Gianh, sông Thạch Hãn… đến sông Hương núi Ngự. Phải qua núi Hồng Lĩnh, đèo Ngang, lũy Thầy, truông Nhà Hồ, phá Tam Giang…

Hồng Sơn cao ngất mấy tầng,

Đò Cài mấy trượng là lòng bấy nhiêu !

(Nguyễn Du)

“Yêu em anh cũng muốn vô,

Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”

(Ca dao)

Câu thứ hai nêu lên một ấn tượng khái quát về cảnh sắc thiên nhiên trên “đường vô xứ Huê”. “Non xanh nước biếc” vừa là thành ngữ vừa là hình ảnh rất dẹp, có màu “xanh” bất tận của non, có màu “biếc” mê hồn của nước. Đó là cảnh sông núi tráng lệ, hùng vĩ, hữu tình, nên thơ… ‘‘Non xanh nước biếc” ấy lại được so sánh “như tranh họa đồ” gợi lên trong lòng người niềm tự hào về giang sơn gấm vóc, về quê hương đất nước kì thú, xinh đẹp, mến yêu.

Câu cuối là lời chào mời chân tình, như một tiếng lòng vẫy gọi: “Ai vô xứ Huế thì vô“… Vô xứ Nghệ hay vô xứ Huế là đến với một miền quê rất đẹp, rất đáng yêu có “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Bởi thế, nhà thơ Huy Cận mới viết:

… “Ai ...

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy ngo phuong thao
  • ngo phuong thao
7 tháng 2 2018 lúc 19:59

chỉ ra kiểu so sánh , nêu tác dụng của phép so sánh đc sử dụng trong các trường hợp dưới đây :

đường vô xứ nghệ quanh quanh

non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Xem chi tiết Lớp 6 Ngữ văn Hướng dẫn soạn bài So sánh 2 0 Khách Gửi Hủy Tóc Em Rối Rồi Kìa Tóc Em Rối Rồi Kìa 7 tháng 2 2018 lúc 20:05

- phép so sánh:”Non xanh nước biếc như tranh họa đồ’’

- phép so sánh:”Non xanh nước biếc như tranh họa đồ ’’độc đáo ở chỗ gợi tả được vẻ đẹp hòa quyện,gắn bó giữa non và nước tạo nên một cảnh đẹp êm dịu ,tươi xanh,hài hòa.Thiên nhiên như một bức tranh xinh đẹp trữ tình.

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Đạt Trần Đạt Trần 7 tháng 2 2018 lúc 21:15

Kiểu so sánh: Ko ngang bằng" non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

Tác dụng: Chứng tỏ cảnh xứ nghệ rất đẹp như tranh họa đồ

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy Vũ Thị Tố Oanh
  • Vũ Thị Tố Oanh
30 tháng 7 2021 lúc 21:02

tìm phép tu từ và chỉ ra kiểu phép tu từ đó : 

    a , anh em cùng một mẹ cha 

cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 

 b , đường vô xứ huế quanh quanh 

non xanh nước biếc như tranh họa đồ

c, ngoài thềm rơi chiếc lá đa 

tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

d, sấm ghé xuống sân khanh khách cười

chỉ ra rõ từ chỉ phepps tu từ đó nha 

cảm ơn

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn 1 0 Khách Gửi Hủy Kậu...chủ...nhỏ...!!! Kậu...chủ...nhỏ...!!! 30 tháng 7 2021 lúc 21:05

a)so sánh 

kiểu so sánh ngang bằng

b)so sánh

so sánh ngang bằng

c)so sánh

so sánh ngang bằng

d)nhân hóa

lấy những từ chỉ hoạt động tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật

Đúng 0 Bình luận (2) Khách Gửi Hủy Trần Hoàng Thiên Long
  • Trần Hoàng Thiên Long
22 tháng 10 2021 lúc 18:35  “Đường vô xứ Huế quanh quanh                   Non xanh nước biếc như tranh họa đồ                         Ai vô xứ Huế thì vô...Câu 1:                       ...                                         ”a. Cho biết bài ca dao trên thuộc thể thơ gì? (1đ)b. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ca dao trên (2đ)c. Tìm từ láy. Đặt câu với từ láy vừa tìm được (1đ)d. Tìm 2 từ ghép có trong bài ca dao (1đ)e. Tìm đại từ. Phân loại đại từ vừa tìm (1đ)f. Tìm quan hệ từ. Cho biết ý nghĩa của quan hệ từ vừa t...Đọc tiếp

 “Đường vô xứ Huế quanh quanh

                   Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

                         Ai vô xứ Huế thì vô..."

Câu 1:                       ...                                         ”

a. Cho biết bài ca dao trên thuộc thể thơ gì? (1đ)

b. Nêu nội dung và nghệ thuật của bài ca dao trên (2đ)

c. Tìm từ láy. Đặt câu với từ láy vừa tìm được (1đ)

d. Tìm 2 từ ghép có trong bài ca dao (1đ)

e. Tìm đại từ. Phân loại đại từ vừa tìm (1đ)

f. Tìm quan hệ từ. Cho biết ý nghĩa của quan hệ từ vừa tìm (1đ)

Câu 2: (3đ)

Viết đoạn văn (6 - 8 câu) chủ đề tự do có sử dụng: một từ láy, một từ ghép, một quan hệ từ. Xác định rõ các yếu tố trêngiúp mình với làm được bao nhiêu thì cứ làm

Xem chi tiết Lớp 7 Ngữ văn Văn bản ngữ văn 7 1 3 Khách Gửi Hủy Trần Hoàng Thiên Long Trần Hoàng Thiên Long 22 tháng 10 2021 lúc 18:36

nhanh giúp mình nha mai mình nộp rồi

Đúng 0 Bình luận (0) Khách Gửi Hủy

Từ khóa » Bài Thơ Non Xanh Nước Biếc Như Tranh Hoạ đồ