Vẻ đẹp đất Nước Qua Câu Ca Dao “Đường Vô Xứ Nghệ Quanh Quanh ...

Trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam có rất nhiều những câu nói về vẻ đẹp của đất nước. Tiêu biểu như câu “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Vậy trong bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau phân tích cũng như tìm hiểu về vẻ đẹp của mảnh đất hình S qua hai câu ca dao này nhé!

Phân tích “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

đường vô xứ nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Trong kho tàng ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không hề nhỏ. Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo trong kho tàng ca dao, dân ca. Một trong số đó chính là hai câu ca dao:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.”

Hai câu ca dao ngắn ngủi nhưng đã thể hiện trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Nghệ nói riêng và vẻ đẹp của đất nước Việt Nam nói chung.

Khung cảnh thiên nhiên mở ra trước mắt đọc giả như một bức tranh với nhiều gam màu sắc khác nhau: “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh”. Con đường đến với xứ Nghệ quê Bác “quanh quanh”. Điệp từ “quanh” như đang nhấn mạnh đến con đường quanh co đến với xứ Nghệ. Ai trong chúng ta đều biết đến xứ Nghệ với vẻ đẹp thiên nhiên lẫn con người. Thiên nhiên hữu tình còn con người nơi đây luôn thân thiết, gần gũi, trìu mến. Họ sống bằng tất cả những tình cảm chân thành, họ trao cho nhau những hành động, lời nói đầy thân mật. Với người dân nơi đây, họ coi trọng chữ tình hơn bao giờ hết. Không chỉ trọng chữ tình mà con người xứ Nghệ cũng vô cùng tài giỏi, tri thức. Đến với xứ Nghệ là đến với mảnh đất tình yêu, đến với mảnh đất của sự gần gũi. Bất kỳ ai khi đến Nghệ An đều cảm thấy không có cảm giác một chút xa lạ nào.

Câu ca dao như một lời nhắn nhủ, mời mọc các du khách hãy đến thăm xứ Nghệ để trải nghiệm, tận hưởng xứ sở của những câu thơ ca, của nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng chính là cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân nơi đây.

Tiếp theo là đến câu ca dao “Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Câu thơ sử dụng biện pháp nhân hóa đầy mơ mông. “Non xanh nước biếc” – một bức tranh có đầy đủ cả núi, cả sông, có cả màu xanh của cây cối, núi rừng, có cả màu xanh của nước biếc. Ngoài việc sử dụng biện pháp nghệ thuật ra, câu ca dao đã có một sự kết hợp màu sắc vô cùng hoàn hảo. Có lẽ chúng ta sẽ hiếm thấy một bức tranh nào có cả hai màu xanh pha trộn vào nhau đến thế. Mỗi màu xanh tượng trưng cho một không gian khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn là một bức tranh về xứ Nghệ vô cùng hoàn chỉnh.

Việc sử dụng biện pháp so sánh “như tranh họa đồ” cho thấy thiên nhiên xứ Nghệ đang hiện ra trước mắt người đọc giống như một bức tranh được họa lên, bức tranh “họa đồ”. Đây là một bức tranh đặc biệt bởi nó không chỉ được họa bằng màu sắc giữa cả những gam màu nóng và lạnh mà còn được họa bằng cả những câu từ mĩ miều, những biện pháp so sánh, nhân hóa, các tính từ miêu tả. Tất cả đã kết hợp cùng nhau để tạo nên một bức tranh họa đồ.

Chỉ với hai câu ca dao chúng ta đã có thể tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của xứ Nghệ thân thương. Nơi mà con người tài giỏi, trọng tình nghĩa. Nơi mà thiên nhiên là sự pha trộn giữa những gam màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó, thông qua hai câu ca dao trên chúng ta cũng có thể thấy được vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Phong cảnh của mảnh đất hình chữ S vô cùng nên thơ trữ tình. Dải đất hình chữ S này luôn mang cho mình những nét rất riêng, khung cảnh thiên nhiên dù ở bất kỳ tỉnh thành nào cũng đẹp tựa như một bức tranh với nhiều màu sắc pha trộn vào nhau và điểm xuyết trong mỗi bức tranh hữu tình ấy chính là sự xuất hiện của con người. Thông qua câu ca dao trên nói riêng và kho tàng dân ca nói chung, chúng ta đều thấy vẻ đẹp của con người Việt Nam hiện lên một cách đẹp lạ thường nhưng lồng trong đó vẫn là những nét giản dị vốn có. Con người Việt Nam vẫn luôn hiện lên với vẻ đẹp khiêm tốn, là những người trọng tình nghĩa.

đường vô xứ nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Nhận xét chung

Có thể nói, đất nước Việt Nam vô cùng đẹp, nó không chỉ đẹp trong từng câu văn, lời nói mà còn được thể hiện qua cả lời bài hát. Những nhà thơ, nhà văn hay những người sáng tác nhạc luôn muốn hòa mình vào tình yêu đất nước, đắm chìm trong vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng. Những vẻ đẹp mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Vẻ đẹp ấy luôn là thứ mà ta phải gìn giữ và lưu truyền cho cả ngàn đời sau để bất kỳ ai dù là lớn hay bé, chỉ cần là người Việt Nam đều tự hào, tôn vinh những vẻ đẹp hoang sơ, chân thực của mảnh đất hình chữ S này. 

Như vậy, thông qua hai câu dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh. Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”, chúng ta đã có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp xứ Nghệ. Vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của con người đã kết hợp vô cùng tuyệt vời với những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu như nhân hóa, so sánh, điệp từ. Không chỉ có vậy mà thông qua đó, chúng ta còn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người mảnh đất hình chữ S nên thơ, trữ tình nay. 

Từ khóa » Bài Thơ Non Xanh Nước Biếc Như Tranh Hoạ đồ