Nông Dân Lĩnh Canh ở Trung Quốc Thời Phong Kiến Xuất Thân Từ?

Câu hỏi: Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ?

A. nông dân tự canh.

B. nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.

C. tá điền.

D. nông dân giàu có bị phá sản.

Trả lời:

 Đáp án đúng: B. nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.

   Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ nông dân công xã rất nghèo, không có hoặc quá ít ruộng.

Giái thích:

   Nông dân công xã bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ cày gọi là nông dân lính canh. Khi nhận ruộng họ phỉa nộp 1 phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là tô ruộng đất.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Trung Quốc thời phong kiến nhé!

Mục lục nội dung 1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc2. Trung Quốc thời Tần - Hán3. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường4. Trung Quốc Thời Minh, Thanh5. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: đạt nhiều thành tựu rực rỡ

1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc

- Từ 2000 TCN, người Trung Quốc đã xây dựng được nhà nước và nền văn minh của mình. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, người Trung Quốc đã phát triển nền văn minh cổ đại rực rỡ.

- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, nhờ sự xuất hiện công cụ bằng sắt, khiến cho kinh tế phát triển, xã hội có nhiều thay đổi sâu sắc.

- Xã hội xuất hiện 2 giai cấp:

+ Địa chủ: quan lại và nông dân giàu chiếm nhiều ruộng đất, có quyền lực.

+ Nông dân lĩnh canh (tá điền): nông dân bị mất ruộng, nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để canh tác, phải nộp địa tô cho địa chủ.

=> Xã hội phong kiến Trung Quốc hình thành từ thế kỉ III (thời nhà Tần) và được xác lập vào thời nhà Hán.

2. Trung Quốc thời Tần - Hán

Thời cổ đại, trên lưu vực sông Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc thường gây chiến tranh và thôn tính lẫn nhau

Thời Tần: 221 TCN -206 TCN

- Đầu thế kỷ IV TCN, Tần lần lượt tiêu diệt các đối thủ, năm 221 TCN Tần thống nhất Trung Quốc.

- Vua Tần xưng là Tần Thủy Hoàng có quyền hành tuyệt đối, bắt tay vào việc xây dựng chính quyền.

- Nhà Tần tồn tại 15 năm, Lưu Bang lên ngôi lập ra nhà Hán.

Nhà Hán: 206 TCN - 220

- Tiếp tục củng cố bộ máy cai trị, mở rộng hình thức tiến cử.

- Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ.

Nông dân lĩnh canh ở Trung Quốc thời phong kiến xuất thân từ?

3. Sự phát triển chế độ phong kiến thời Đường

- Sau mấy thế kỷ rối ren, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa, lên ngôi hoàng đế lập ra nhà Đường (618- 907).

Chế độ phong kiến thời Đường đạt đến đỉnh cao :

- Kinh tế:

Thời Đường nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện:

     + Nông nghiệp: Nhà nước thực hiện chính sách quân điền đáp ứng nguyện vọng của nông dân, áp dụng phương pháp kĩ thuật canh tác mới, chọn giống mới,... làm cho năng suất tăng.

     + Thủ công nghiệp:Các nghề dêt, in, gốm sứ phát triển. Hình thành các xưởng thủ công.

     + Thương nghiệp phát triển thịnh đạt, giao lưu buôn bán được mở rộng, hình thành “con đường tơ lụa” trên đất liền và trên biển.

- Chính trị:

     + Hoàn thiện bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nâng cao quyền lực của Hoàng đế.

     + Dưới thời Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc được mở rộng.

Đến cuối thời Đường: Mâu thuẫn xã hội dẫn đến khởi nghĩa nông dân thế kỷ X khiến cho nhà Đường sụp đổ.

4. Trung Quốc Thời Minh, Thanh

Sự thành lập nhà Minh, nhà Thanh:

- Nhà Minh thành lập (1638 - 1644), người sáng lập là Chu Nguyên Chương.

- Nhà Thanh thành lập 1644 - 1911.

Sự phát triển kinh tế dưới triều Minh: Từ thế kỷ XVI đã xuất hiện mầm mống kinh tế TBCN:

+ Thủ công nghiệp: xuất hiện công trường thủ công, quan hệ chủ - người làm thuê.

+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng và phồn thịnh.

Về chính trị: Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.

- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

Chính sách của nhà Thanh:

- Đối nội: Áp bức dân tộc, mua chuộc địa chủ người Hán.

- Đối ngoại: Thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng"

-> Chế độ phong kiến nhà Thanh sụp đổ năm 1911.

5. Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến: đạt nhiều thành tựu rực rỡ

Thời phong kiến, văn hóa Trung Quốc đã đạt được những thành tựu rực rỡ và có ảnh hưởng sâu rộng.

a. Văn hoá

- Tư tưởng: nho giáo.

- Văn học: rất phát triển, với những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thi Nại Am với bộ tiểu thuyết Thủy Hử, Ngô Thừa Ân vưới Tây Du Kí.

- Sử học: bộ Sử kí của Tư Mã Thiên là tác phẩm sử học nổi tiếng thời Hán, ngoài ra còn có những bộ sử đồ sộ khác như: Hán thư, Đường thư, Minh sử,...

- Nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc… đều ở trình độ cao, thể hiện tài nghệ và sức sáng tạo tuyệt vời của các nghệ nhân Trung Quốc.

b.  Khoa học – kĩ thuật

-  Nhiều phát minh quan trọng: giấy viết, la bàn, nghề in, thuốc súng

+ Giấy: Thế kỉ U TCN, nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. Nến năm 105, một viên hoạn quan thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuát giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung QUốc được truyền sang Arap và nhiều nước khác.

+ Kĩ thuật in: bắt đầu phát minh từ thời Đường nhưng bấy giờ người ta chỉ biết in bản khắc trên gỗ. Đến giữa thế kỉ XI, một người dân thường là Tất Thăng phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung. Phát minh này là một tiến bộ nhảy vọt của nghề in.

+ La bàn: Vào thế kỉ X, người Trung QUốc bắt đầu biết mài lên đá nam châm để hút từ tính rồi dùng miếng sắt đó vào việc làm la bàn. La bàn lúc bấy giờ còn rất thô sơ người ta cắt miếng sắt có từ tính để nối vào bát nước hoặc treo vào dây ở chỗ kín gió.

+ Phát minh ra thuốc súng: Từ xua người Trung Quốc vẫn tin tưởng rằng người ta có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Cho đến thời Đường, mục đích chính của họ không đạt được mà lại thường xuyên gây ra những vụ nổ, do tình cờ người ta đã tìm ra một chất liệu mới là thuốc súng.

-  Kỹ thuật đóng tàu, luyện kim, khai thác dầu mỏ… có đóng góp lớn với nhân loại

Từ khóa » Người Nông Dân Lĩnh Canh Là Gì