Nóng Tính Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Kiểm Soát | Genetica®

Bạn đã bao giờ quát tháo hay to tiếng với ai đó? Có khi nào bạn cảm thấy “sôi máu” khi bị kẹt xe, đá thúng đụng nia, văng tục hoặc có những suy nghĩ đó trong đầu với những người xung quanh, những sự việc không như ý? Những biểu hiện đó thường được nhận định là sự nóng tính, giận dữ.

Thời điểm đó bạn có cảm thấy thoải mái dễ chịu không? Tại sao chúng ta lại có biểu hiện như vậy? Nguyên nhân và giải pháp gì để giúp chúng ta dễ chịu hơn? Hãy cùng Genetica tìm hiểu về vấn đề này bạn nhé.

1, Nóng tính là gì?

Nóng tính là một hiện tượng phức tạp, có thể thể hiện qua hành vi hoặc bằng lời nói, thái độ và hành vi có chủ đích được phân loại là sự nóng tính ngay cả khi nó không thực sự đạt mục tiêu trong việc gây hại, khác với hành vi vô tình gây ra tổn hại không phải là sự nóng tính. 

Trẻ em thể hiện hành vi hung hăng ở mức độ cao nhất đối với bạn bè trong độ tuổi từ 2 đến 4. Khi trẻ lớn lên, chúng học cách kiềm chế cảm xúc, học giao tiếp với người khác và đối phó với xung đột.

Nóng tính là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát

Nóng tính là một hành vi được đặc trưng bởi sự tự khẳng định mạnh mẽ với giọng điệu thù địch hoặc mang tính gây tổn thương.

Trong một số trường hợp, nóng tính là một phản ứng bình thường trước mối đe dọa. Ngoài ra, nó cũng có thể là hành vi bất thường, vô cớ hoặc phản ứng lại những điều không như ý.

Tức giận, khó chịu, sợ hãi, quá khích và mệt mỏi dẫn đến phản ứng nóng tính. Các hành vi nóng tính thường nhằm vào bản thân, người khác, động vật hoặc vật dụng… Chúng biểu hiện ra lời nói hoặc thể chất, có thể được lên kế hoạch trước và hướng đến mục tiêu hay bốc đồng, thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, công khai hoặc bí mật.

Nóng tính là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát

2, Nguyên nhân dẫn đến nóng tính

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thay đổi cấu trúc hoặc hóa học bất thường của não có thể đóng một vai trò nào đó. Môi trường và di truyền cũng có liên quan mật thiết.

Môi trường sống

Trẻ em thường bắt chước các hành vi của người lớn, từ đó dần hình thành thói quen của mình. Trẻ em từng bị bạo hành có xu hướng thể hiện hành vi nóng tính cao hơn so với những trẻ được yêu thương và có những người chăm sóc hòa nhã.

Nếu chúng thấy người lớn có biểu hiện nóng tính từ sắc mặt, lời nói, hành động thì chúng cũng dễ bắt chước theo.

Nóng tính là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát

Tham khảo thêm:

  • Tính cách là gì? Và sự hình thành tính cách ở trẻ
  • Tính kỷ luật là gì? có phải do gen di truyền từ bố mẹ?

Di truyền

Có hai khu vực trong não trực tiếp điều chỉnh hoặc ảnh hưởng đến sự nóng tính, đó là Hạch hạnh nhân và Vùng dưới đồi. Kích thích hạch hạnh nhân dẫn đến gia tăng hành vi nóng tính, trong khi các tổn thương của khu vực này làm giảm đáng kể động lực cạnh tranh và gây hấn của một người.

Vùng dưới đồi đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra hành vi hung hăng khi được kích thích bằng điện, nhưng quan trọng hơn là nó có các thụ thể giúp xác định mức độ nóng tính dựa trên sự tương tác của chúng với serotonin và vasopressin (hoóc môn chống bài niệu).

Sự hình thành não bộ cùng với sự phân chia các vùng não và hoạt động chức năng của chúng có sự chi phối của gen.

Gen di truyền đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và sinh bệnh học của các hành vi nóng tính. Một số gen ảnh hưởng như:

  • Gen Monoamine oxidase A (MAOA) điều khiển cơ thể tạo ra một phân tử protein phân giải các chất truyền tin hoá học như Adrenaline, Noradrenaline, Serotonin và Dopamine trong não. Gen MAOA có liên quan đến một số khía cạnh như lo lắng xã hội và gây hấn chủ yếu ở nam giới. Monoamine oxidase A thường được biết đến với tên gọi “gen chiến binh”.
  • Có một vài phiên bản gen MAOA có liên quan đến gia tăng sự hung hăng và bạo lực. Trong một môi trường lành tính, người mang các biến thể đó hoạt động bình thường mà không có bất kỳ biểu hiện nào.
  • Gen CRHR1 mã hóa cho một hoóc môn liên quan đến đáp ứng căng thẳng. Hoóc môn này được giải phóng ở vùng dưới đồi, nơi "kiểm soát nóng tính" trong não bộ, và tạo ra một loạt các sự kiện dẫn đến việc sản xuất cortisol, "hoóc môn căng thẳng". Điều này đặt cơ thể vào chế độ "chiến hay chạy", sẵn sàng chiến đấu hoặc bỏ chạy.

Hậu quả của sự không kiềm chế được sự nóng tính

Sự nóng tính có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng không có lợi cho bản thân và những người xung quanh như:

  • Khó khăn trong công việc, trường học, môi trường xã hội và các mối quan hệ
  • Lạm dụng ma túy, rượu bia dẫn tới quá liều, ngộ độc
  • Tăng nguy cơ chấn thương
  • Vi phạm pháp luật và rắc rối pháp lý
  • Tự làm hại bản thân
  • Sự nóng giận nhất thời của bản thân có thể gây tổn thương cho người khác bằng bạo lực.

Nóng tính là gì? Nguyên nhân và cách kiểm soát

Cách kiềm chế cơn tức giận

Khi hành vi nóng tính đã xảy ra, bạn hãy hít thở sâu, uống một ly nước mát hoặc đi bộ thư giãn để lấy lại sự bình tĩnh. Tất nhiên điều tốt nhất là chúng ta không nên giận giữ hay nóng tính.

Để đạt được điều này bạn có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây:

  • Tập yoga, thiền
  • Tập thói quen suy nghĩ tích cực, nhìn nhận sự việc, hiện tượng và con người theo nhiều khía cạnh, nhiều góc nhìn khác nhau để đưa ra được những nhận định đầy đủ, chính xác hơn
  • Hãy kết bạn với những người hòa nhã
  • Đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu, cảm thông và chia sẻ với mọi người.
  • Hạn chế xem các phim bạo lực
  • Vận động thể thao đều đặn, thường xuyên
  • Ăn uống các thực phẩm lành mạnh: rau xanh, trái cây
  • Ngủ đủ giấc, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh như màn hình điện thoại, đặc biệt là trước khi ngủ.

Một điều hết sức thú vị và hữu ích nữa là bạn có thể giải mã gen để biết yếu tố di truyền chi phối đến sự nóng tính của mình như thế nào, các hoóc môn chi phối ra sao để có thể điều chỉnh, cân bằng các hoóc môn một cách chính xác, điều chỉnh hành vi hiệu quả hơn.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.healthline.com/health/passive-aggressive-personality-disorder
  2. https://www.healthgrades.com/right-care/mental-health-and-behavior/aggression

Từ khóa » Dễ Nóng Giận