Nữ Doanh Nhân Với Sản Phẩm Sâm Bố Chính Trên đất Chè Thái ...
Có thể bạn quan tâm
"Bén duyên" trên đất chè
Chị Son Hằng sinh ra lớn lên tại Thái Bình. Năm 2002, chị quyết định rời Bệnh viện huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) - nơi chị công tác để lên mảnh đất miền núi huyện Phú Lương (Thái Nguyên) lập nghiệp bằng việc trồng cây Sâm Bố Chính.
Nói về việc “bén duyên” với cây Sâm Bố Chính, chị Son Hằng chia sẻ, chị có đam mê đặc biệt với những nguồn dược liệu hữu cơ, có giá trị dinh dưỡng cao cho sức khỏe người sử dụng. Bản thân chị có bệnh nền, lại bị vô sinh thứ phát, khi sử dụng sâm thấy rất hiệu quả và vừa túi tiền, nên chị đã tìm tòi, nghiên cứu và quyết định phải đem bằng được giống Sâm Bố Chính về trồng trên vùng đồi Thái Nguyên.
Năm 2015, khi tỉnh Thái Nguyên đang đặt trọng tâm vào canh tác chè, đinh lăng, ba kích..., chị Son Hằng đã mạnh dạn đưa giống sâm quý này từ mảnh đất Quảng Bình về trồng. Khi mới bắt đầu trồng thử nghiệm, chị chỉ trồng trên vài sào đất. Về sau, cây sâm hợp với chất đất, phát triển tốt, cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nên năm 2018 chị mở rộng diện tích lên gần 10ha, đồng thời thành lập Công ty TNHH Son Ngọc (có trụ sở tại TP. Thái Nguyên).
Chị Son Hằng thông tin: Sâm là một loại dược liệu rất bổ, được cả thế giới biết đến và tin dùng. Dưỡng chất trong Sâm Bố Chính có nhiều công dụng tốt như các loại sâm của Hàn Quốc và chỉ sau Sâm Ngọc Linh. Loại dược liệu này rất tốt đối với những người sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể, hay mắc các chứng bệnh về phổi, sinh lý, nội tiết, mất ngủ, bụng dạ kém. Đặc biệt, Sâm Bố Chính cho thấy tính hiệu quả cao trong việc giúp bệnh nhân có thần kinh yếu, suy yếu tâm lý, ung thư giãn não, phục hồi sức khoẻ tinh thần... Đặc biệt, để nâng cao sức khỏe phòng chống dịch Covid-19, người tiêu dùng hoàn toàn có thể nâng cao thể trạng bản thân bằng cách sắc nước uống, nấu các món ăn với sâm, ngâm rượu uống hay sử dụng trực tiếp hàng ngày.
Hiện nay, các sản phẩm từ Sâm Bố Chính được tiêu thụ trên thị trường toàn quốc. Với gần 10ha diện tích đất trồng Sâm Bố Chính của Công ty TNHH Son Ngọc, sản lượng thu hoạch đạt trên 2 tấn/ha (thời gian bắt đầu trồng sâm đến thời gian thu hoạch mất khoảng 18-24 tháng), giá bán sản phẩm dao động từ 500-700 ngàn đồng/kg. Hiện, Công ty TNHH Son Ngọc giải quyết việc làm ổn định cho 20 lao động địa phương, thu nhập bình quân từ 8-10 triệu đồng/người/tháng, góp phần phát triển kinh tế trên mảnh đất chè Thái Nguyên.
Chinh phục thị trường
Chia sẻ về sản phẩm Sâm Bố Chính của Công ty, Giám đốc Son Hằng cho biết: Chất đất đồi ở Thái Nguyên rất phù hợp để trồng loại dược liệu quý này. Ngay từ khi được gieo mầm tại đây, các cây sâm đã được bảo đảm về hàm lượng dược liệu cao. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú trọng từ khâu chăm sóc tới khâu chế biến cuối cùng, như sử dụng phân bón hữu cơ, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chế biến... để sản phẩm Sâm Bố Chính đến tay người tiêu dùng bảo đảm phải là sản phẩm sạch, tốt.
Cũng theo chị Son Hằng, nghiên cứu, trồng trọt và sản xuất ra thành phẩm từ cây Sâm Bố Chính là cả một quá trình dài, tốn rất nhiều công sức, thời gian và kinh phí. Tuy nhiên, trồng sâm với chị là niềm đam mê, vì vậy chị không ngại khó, ngại khổ. "Tôi luôn trau dồi kiến thức, cố gắng nghiên cứu để có thể sản xuất được những sản phẩm giá trị tới tay người tiêu dùng. Đồng thời, mong muốn loại sâm quý này không chỉ được biết đến trong nước mà còn được phổ biến ở thị trường nước ngoài. Ngày nào thế giới chưa biết tới Sâm Bố Chính của Việt Nam, ngày đó tôi sẽ không ngừng cố gắng”, chị Son Hằng chia sẻ.
Để đi đến quyết định này là cả một quá trình nghiên cứu từ lý thuyết đến thực tiễn, trước khi đầu tư vào sản xuất Sâm Bố Chính, chị Son Hằng đã có nhiều năm theo đuổi lĩnh vực nông sản sạch. Với quan điểm "Có sức khỏe là có tất cả", chị luôn mong muốn được cung cấp những sản phẩm sạch, dược liệu sạch tới tay khách hàng.
Ở Việt Nam, mọi người thường quan niệm “Sâm đi với người có khả năng tài chính”. Sau khi phát hiện và tiến hành các công đoạn nghiên cứu Sâm Bố Chính, Giám đốc Son Hằng tin rằng, mình có sứ mệnh đưa sản phẩm “ngon-bổ-rẻ” này ra thị trường và thay đổi quan điểm tiêu dùng về sâm của khách hàng. Chị luôn mong muốn mọi tầng lớp khách hàng đều có thể chủ động chăm sóc sức khỏe với các sản phẩm chế biến từ Sâm Bố Chính.
“Việt Nam có dòng Sâm Ngọc Linh nổi tiếng lâu nay và thời gian gần đây là dòng Sâm Bố Chính. Nhưng theo thống kê, Việt Nam luôn nằm trong top thị trường xuất khẩu sâm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Như vậy, thị trường sâm Việt bị cạnh tranh rất nhiều. Tôi kỳ vọng những sản phẩm Sâm Bố Chính của Công ty TNHH Son Ngọc nói riêng và các sản phẩm sâm Việt Nam có thể chinh phục được chính thị trường nội địa trước khi đem chuông đi đánh xứ người”, Giám đốc Son Hằng chia sẻ.
Với những thành tích đạt được trong kinh doanh, chị Son Hằng trở thành một trong những người đầu tiên đặt nền móng trồng Sâm Bố Chính ở tỉnh Thái Nguyên. Với khát vọng làm giàu mạnh mẽ, nữ doanh nhân Son Hằng đã và đang phấn đấu đóng góp xây dựng quê hương đất chè ngày càng phát triển bằng sự đam mê và hướng đi mới.
Bên cạnh cây chè là dòng sản phẩm truyền thống, Thái Nguyên còn được biết đến là một trong những vùng trồng cây dược liệu lớn nhất miền Bắc. Riêng năm 2020, Thái Nguyên đã trồng khoảng 187ha các loại cây dược liệu phổ biến như: cát lâm, đinh lăng, sâm Bố Chính, ba kích, nghệ… Trong đó, diện tích đất canh tác để trồng Sâm Bố Chính chiếm khoảng 10ha.
Doanh nhân Thái Hương - Nhà sáng lập Tập đoàn TH: Nỗ lực lấp đầy những “lỗ hổng” trong quản lý chất lượng sữaTừ khóa » Trồng Sâm ở Miền Bắc
-
Lần đầu Tiên Trồng Thành Công Sâm Quý Ngọc Linh ở Miền Bắc - Infonet
-
Liên Kết Trồng Sâm Quý Dưới Tán Rừng Già, Lâm Dân Thu Bạc Tỷ
-
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Sâm Bố Chính Hiệu Quả Tại Xã Thanh Lâm
-
Các Giống Sâm Trồng Ở Việt Nam Mang Lại Giá Trị Cao
-
Sơn La Trồng Thành Công “quốc Bảo” Sâm Ngọc Linh
-
Kỳ Vọng Cây Sâm Bố Chính
-
Điều Kiện Trồng Sâm Ngọc Linh Như Thế Nào?
-
Lên Sơn Tây Ngắm Sâm Bố Chính Bung Hoa Giữa Mùa Xuân Bình Yên
-
Trồng Cây Sương Sâm, Thu Tiền Tỷ Mỗi Năm Từ 0,2ha đất Cằn
-
Săn Sâm Ngọc Linh Rừng, Dễ Mua Phải Tam Thất
-
Trồng Sâm Bố Chính ở Tỉnh Tây Ninh Có Hoa Rõ đẹp, Ra Củ Rõ To, Bán ...
-
Tổng Hợp 10 Loại Sâm Quý Phổ Biến được Trồng ở Việt Nam
-
Sâm Giả Bủa Vây “thủ Phủ” Sâm Thật - Báo Lao Động
-
Tăk Rân - Làng Thanh Niên Lập Chốt Trồng Sâm