Nữ Thần Mặt Trời Và Mặt Trăng [Truyện Thần Thoại Việt Nam]

Câu chuyện Mặt Trời và Mặt Trăng

Mặt Trời và Mặt Trăng là câu chuyện thần thoại Việt Nam, giải thích đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng và một số hiện tượng tự nhiên theo quan niệm dân gian.

Trời – vị thần tối cao trong thần thoại Việt Nam

Ngày xưa, trước tất cả mọi sự, đã có ông trời. Trời là một bậc quyền phép vô song ở trên cao, làm ra tất cả: trái đất, núi non, sông biển, mưa, nắng. Trời sinh ra tất cả loài người, muôn vật, cỏ cây,…

Trời thấy tất cả, biết hết mọi sự xảy ra ở thế gian. Trời là cha đẻ muôn loài, xét đến muôn việc, thưởng phạt không bỏ ai, không ai tránh khỏi lưới trời, mọi việc đều do trời định. Do đó mà con người tin có đạo Trời, và thường nói Trời sinh Trời dưỡng, và đến khi chết thì về chầu Trời.

Trời cũng có vợ, gọi là bà Trời, và mỗi khi hai ông bà giận dỗi nhau là lúc trời vừa mưa vừa nắng. Mỗi lúc Trời giận loài người lầm lỗi ở thế gian, thì giáng xuống thiên tai: bão táp, lụt lội, hạn hán,…

Giang sơn của Trời là từ mặt đất lên đến trên cao, có chín tầng trời.

Về sau này, Trời trong những câu chuyện thần thoại Việt Nam còn được gọi là Ngọc Hoàng do chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc bởi nghìn năm Bắc thuộc.

Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng
Truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng

Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là hai chị em, con của Trời. Công việc của Trời giao phó hàng ngày phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. Bọn khiêng kiệu gồm có hai lớp già và trẻ thay phiên nhau. Gặp phải bọn khiêng kiệu già đi chậm, cô Mặt Trời phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi mau, cô Mặt Trời được chóng công việc về sớm thì ngày ngắn lại.

Cô em Mặt Trăng tính tình nóng nảy không kém gì cô chị làm cho thiên hạ ở mặt đất suốt cả ngày đã phải chịu nóng bức vì cô chị, đến đêm lại cũng phải khó chịu vì cô em. Loài người than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro trát vào mặt cô Mặt Trăng. Từ đó cô em đổi tính ra hết sức dịu dàng, khác hẳn với cô chị, nên được người dưới trần ai cũng thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống trần là lúc đó trăng rằm, ngoảnh lưng lại là ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền hay hạ huyền. Hôm nào trăng quầng là lúc vết tro trát mặt hiện ra.

Người ta nghe nói rằng chồng của hai nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một con gấu. Mỗi lần gấu đến với vợ là sinh ra nguyệt thực hay nhật thực, lúc đó người dưới trần làm ầm ĩ lên đánh trống, khua chiêng, gõ mõ, để cho gấu xa ra, vì gấu đi lại với vợ, che lấp Mặt Trời, Mặt Trăng làm hại cho mùa màng.

Câu chuyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng – Truyện thần thoại Việt Nam – TheGioiCoTich.Vn –

Kho tàng truyện thần thoại Việt Nam chọn lọc

Ngoài câu chuyện nói về Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng kể trên, Thế giới cổ tích còn giới thiệu đến bạn đọc kho tàng truyện thần thoại Việt Nam chọn lọc với những câu chuyện vô cùng hấp dẫn, giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về việc lý giải các hiện tượng lớn xảy ra trong tự nhiên cũng như khát vọng chinh phục thiên nhiên của người Việt thuở xưa.

Hãy cùng bước chân vào thế giới của những vị thần vĩ đại, những người anh hùng dũng cảm, hay những con quái vật đáng sợ thông qua những câu chuyện thần thoại Việt Nam đầy sức hấp dẫn.

Truyện thần thoại Việt Nam

Từ khóa » Thần Mặt Trời Việt Nam