Núi Lửa Là Gì? Nguyên Nhân, Cấu Tạo Và Phân Loại Núi Lửa

4.2 (6)

Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên và được đánh giá là một trong những thảm họa có mức độ nguy hiểm khá lớn đối với nhân loại. Vậy núi lửa là gì, có cấu tạo ra sao và phân loại núi lửa như thế nào? Cùng Dinhnghia.com.vn tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Núi lửa là gì?

Định nghĩa

Núi lửa là loại núi có chứa chất khoáng ở bên trong và có miệng ở đỉnh. Trong một giai đoạn nhất định, các chất khoáng bên trong núi lửa sẽ bị nhiệt độ và áp suất cao làm cho nóng chảy và bắt đầu phun ra ngoài miệng núi ở đỉnh. 

Chất khoáng trào ra khỏi miệng núi được gọi là dung nham và tồn tại ở thể lỏng với mức nhiệt độ rất cao, từ 700 độ C đến 1200 độ C (1300 độ F đến 2200 độ F). Không chỉ xuất hiện trên trái đất, núi lửa là hiện tượng tự nhiên cũng được phát hiện trên các hành tinh hoạt động ở địa chấn khác. 

Núi lửa là loại núi có chứa chất khoáng ở bên trong và có miệng ở đỉnh
Núi lửa là loại núi có chứa chất khoáng ở bên trong và có miệng ở đỉnh

Cấu tạo của núi lửa

Mỗi ngọn núi lửa bao gồm các bộ phận chính như: 

  • Miệng núi lửa (Crater): Đây là vùng trên cùng của núi lửa và là nơi mà magma thoát ra ở dạng dung nham. Với những núi lửa lớn, miệng núi lửa rộng lớn được gọi là “caldera”.
  • Ống núi lửa (Vent): Đây là kênh hoặc đường dẫn chính mà qua đó magma di chuyển từ dưới và dâng lên tới bề mặt của miệng núi lửa.
  • Kho chứa magma (Magma chamber): Là một khu vực chứa magma dưới lòng đất. Khi áp suất trong kho chứa tăng lên, magma sẽ được đẩy lên bề mặt thông qua ống núi lửa.
  • Lưu dẫn dung nham (Lava flow): Khi dung nham thoát ra từ miệng núi lửa, nó sẽ chảy dọc theo sườn núi và hình thành các dòng lưu dẫn dung nham.
  • Tephra: Là chất liệu đặc thì bắn ra từ núi lửa, bao gồm các viên đá, tro và bụi.
  • Cột khói và tro (Ash plume): Khi núi lửa phun trào mạnh, tro và khí được bắn lên không trung, tạo ra một cột khói lớn.
  • Khí núi lửa: Núi lửa thải ra nhiều loại khí, trong đó phổ biến nhất là hơi nước, CO2, SO2 và các khí khác.
  • Hồ núi lửa (Lava lake): Ở một số núi lửa, dung nham chảy lại gần hoặc ở miệng núi lửa, tạo thành một hồ dung nham nóng chảy.
Cấu tạo và phân loại
Cấu tạo và phân loại

Phân loại các dạng núi lửa

Núi lửa có nhiều dạng khác nhau, ví dụ như:

  • Vết nứt núi lửa: Đây là những khe rạn trên mặt đất, thường gặp ở đáy biển, nơi magma thăng hoa lên bề mặt.
  • Núi lửa hình khiên: Có dáng hình như một chiếc khiên, phát triển từ dung nham ít nhớt. Dung nham từ loại núi lửa này thường trôi ra một cách dễ dàng, chảy rộng ra xung quanh.
  • Vòm dung nham: Là kết quả của dung nham đặc, chảy chậm, thường xuất hiện trên miệng núi lửa từ các vụ phun trào trước.
  • Núi lửa vòm ẩn: Khi dung nham đặc bị đẩy lên và làm phình lên vùng đất xung quanh, tạo nên một dạng “bong bóng” trước khi nổ tung.
  • Núi lửa dạng tầng: Đặc trưng bởi sự xen kẽ giữa dung nham, tro và than xỉ. Núi lửa này thường cao, dốc và có thể gây ra những vụ phun trào mạnh mẽ.
  • Siêu núi lửa: Cực kỳ lớn và mạnh, có khả năng ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu. Một số ví dụ nổi tiếng là hõm chảo Yellowstone hay hồ Taupo.
  • Núi lửa dưới nước: Đặt ngầm dưới mặt biển, khi phun trào có thể tạo ra tiếng ồn kỳ lạ và địa chấn dưới nước.
Phân loại các dạng núi lửa
Phân loại các dạng núi lửa

Nguyên nhân gây ra núi lửa

Núi lửa hình thành chủ yếu do sự di chuyển và tương tác giữa các mảng lục địa của Trái Đất. Dưới đây là nguyên nhân chính:

  • Mảng kiến tạo phân kỳ: Ở những nơi mà hai mảng lục địa di chuyển ra xa nhau, magma nóng chảy có thể dâng lên và tạo ra núi lửa. Điều này thường xảy ra ở đáy đại dương, như ở sống núi giữa Đại Tây Dương.
  • Mảng kiến tạo hội tụ: Khi một mảng lục địa va chạm vào một mảng khác, một trong hai mảng thường bị chìm xuống và bị nung chảy. Magma được tạo ra từ quá trình nung chảy này có thể thâm nhập lên bề mặt và tạo ra núi lửa. Ví dụ như Vành đai lửa Thái Bình Dương.
  • Núi lửa điểm nóng: Có những nơi trên Trái Đất không nằm ở ranh giới mảng kiến tạo nhưng vẫn có núi lửa. Điều này xảy ra do sự dâng lên của magma từ “điểm nóng” trong manto. Một ví dụ điển hình của núi lửa điểm nóng là quần đảo Hawaii.
Nguyên nhân gây ra núi lửa
Nguyên nhân gây ra núi lửa

Quá trình hình thành núi lửa

Chính vì nhiệt độ cực kỳ cao bên dưới bề mặt Trái Đất, bởi càng đi sâu xuống lòng trái đất, nhiệt độ càng tăng lên, có thể lên đến 6000 độ C, làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng.

Khi đá bị đun nóng và tan chảy, chúng sẽ giãn nở ra và cần nhiều không gian hơn. Chính vì vậy mà ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng cao. Áp suất ở phía dưới không lớn, làm hình thành dòng magma. Khi áp lực của các dòng magma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng magma phun trào lên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

Nguyên nhân gây ra núi lửa
Nguyên nhân gây ra núi lửa

Lợi ích và tác hại của núi lửa

Lợi ích

  • Làm dồi dào nguồn tài nguyên khoáng sản: Dung nham phun trào từ trong lòng Trái Đất chứa nhiều thành phần khoáng sản và núi lửa hoạt động tại các địa phương khác nhau mang lại các loại khoáng sản khác nhau như thiếc, bạc, vàng, đồng, kim cương,…. Khi núi lửa tắt, đây là nơi lý tưởng cho hoạt động khai thác mỏ với quy mô lớn tới nhỏ.
  • Tạo năng lượng địa nhiệt: Hơi nóng từ lòng đất được sử dụng để tạo điện năng thông qua các tuabin hoặc dùng cho nhu cầu sinh hoạt, nước nóng. Từ đó giúp tận dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu việc phải tìm kiếm các nguồn năng lượng truyền thống.
  • Đất đai màu mỡ: Đá núi lửa giàu các khoáng chất thiên nhiên. Sau hàng ngàn năm, các khối đá này bị bể vụn và tạo thành đất vô cùng trù phú, màu mỡ và phù hợp cho nhiều loại cây trồng.
  • Đẩy mạnh hoạt động du lịch: Núi lửa thu hút hàng triệu du khách mỗi năm vào các mùa khác nhau. Quanh các núi lửa thường có các hồ tắm ấm áp, suối nước nóng, hồ bùn sủi bong bóng và các lỗ thông khí tự nhiên đã tạo thành địa điểm du lịch lý tưởng cho nhiều du khách.
Núi lửa thu hút hàng triệu du khách mỗi năm vào các mùa khác nhau.
Núi lửa thu hút hàng triệu du khách mỗi năm vào các mùa khác nhau.

Tác hại

Với con người:

  • Dung nham nóng trào lên trên mặt đất cực kỳ nguye hiểm và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng  cho con người.
  • Dung nham cũng có thể làm hư hại các công trình giao thông thủy lợi cũng như các tài sản khác mà con người đã tạo ra.

Với thiên nhiên và môi trường:

  • Núi lửa gây ra cháy rừng và làm biến đổi môi trường sinh thái, làm giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng và tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như lũ lụt, lở đất, và sụt lún.
  • Núi lửa có thể gây ra thảm họa sóng thần khi hoạt động dưới hoặc gần biển, từ khó tạo ra những con sóng cao khủng khiếp.
  • Tro bụi được sinh ra sau mỗi đợt phun trào của núi lửa gây ảnh hưởng xấu đến hô hấp của con người và động vật, gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước.
  • Khi hơi nước được phun ra trong một vụ núi lửa hoạt động và kết tụ lại, nó có thể gây ra mưa lớn và nguy cơ lũ lụt.
  • Lượng khí được phun ra, đặc biệt là lưu huỳnh, có thể tích tụ trong bầu khí quyển và làm hủy hoại tầng ozone và tầng bình lưu. 
  • Những đám tro bụi độc bay lên còn có thể tạo ra bão điện.
Núi lửa gây ra cháy rừng và làm biến đổi môi trường sinh thái
Núi lửa gây ra cháy rừng và làm biến đổi môi trường sinh thái

Xem thêm:

  • Sao băng là gì? Tại sao có hiện tượng mưa sao băng?
  • Hiện tượng cầu vồng là gì? Tại sao lại xuất hiện cầu vồng sau mưa? Các hiện tượng cầu vồng thú vị
  • Độ ẩm không khí là gì? Cách giảm độ ẩm trong phòng cực hữu ích

Bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc: “Núi lửa là gì?” và nguyên nhân hình thành núi lửa. Chúc bạn có được những thông tin hữu ích và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo nhé!

Bạn thấy bài viết này hữu ích chứ?

Hãy chọn vào ngôi sao để đánh giá bài viết

Gửi đánh giá

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá 6

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết

Từ khóa » đâu Là Nguyên Nhân Sinh Ra Núi Lửa