Núi Nưa, Nơi Có động Am Tiên Thuộc địa Bàn Xã Tân Ninh, Huyện ...

 

Lên đỉnh Am Tiên Từ TP Thanh Hóa, chúng tôi tìm về chân núi Nưa. Gửi lại chiếc xe máy “cà tàng” để tìm cách lên đỉnh Am Tiên. Đang loay hoay không biết lên bằng cách nào, bất ngờ một tài xế bước xuống từ chiếc xe u oát đang dính đầy bùn đất lên tiếng hỏi: Ai lên núi không nào ? Lượt đi, lượt về 100 nghìn đồng/người. Do là những ngày đầu Xuân mới, lại mưa phùn, con đường lên đỉnh Am Tiên cách chân núi khoảng 4km (nếu đi theo đường truyền thống) nên nhiều người đã chọn phương án thuê xe ô tô của Ban Quản lý Di tích Am Tiên đưa lên.

Xe u oát luôn sẵn sàng để đưa du khách lên đỉnh Am Tiên

Người dân địa phương cho biết, trước đây đường truyền thống lên Am Tiên toàn là lau lách, đi lại khó khăn, cuối năm 2011 huyện Triệu Sơn đã phê duyệt quy hoạch xây dựng lại con đường truyền thống từ khu vực đền Nưa lên Di tích Quốc gia Am Tiên và huy động một số doanh nghiệp trên địa bàn góp vốn đầu tư xây dựng. Việc xây dựng lại con đường truyền thống này đã được nhiều người dân trên địa bàn đồng tình ủng hộ, tình nguyện hiến đất để tạo hành lang cho tuyến đường truyền thống khai thông thoáng đãng. Tuy nhiên, những ngày nắng, đường khô ráo thì dễ đi hơn, những ngày mưa bùn nhão ra khiến du khách hành hương lên núi rất khó khăn.

Di tích Lịch sử văn hóa Am Tiên

Chiếc u oát phải liên tục cài số 1, đánh vật với tuyến đường dài gần 4km ngoằn nghèo, trơn trượt, cuối cùng cũng đến được đỉnh Am Tiên. Không gian mờ ảo được bao phủ bởi những lớp sương mù dày đặc, phong cảnh ở đỉnh núi ai nhìn vào cũng như chốn “bồng lai tiên cảnh”. Vì thế, những ngày đầu năm, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đã hành hương về đây, người thì đi bộ, xe máy, ô tô để mong được lên đỉnh Am Tiên thắp nén hương ở đền Mẫu (đền Bà Triệu), đi trong rừng cây bao phủ bởi sương mù, lấy nước giếng Tiên, vái lạy huyệt đạo linh thiêng trên đỉnh núi.

 Giếng Tiên trên đỉnh núi

 

Theo người dân kể lại, di tích lịch sử Am Tiên gắn với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu chống quân Ngô vào năm 248. Xung quanh vùng núi Nưa vẫn còn lưu truyền nhiều địa danh gắn liền với căn cứ kháng chiến của Bà Triệu như: Gò đống thóc (nơi để kho lúa của nghĩa quân), Đồng Kỵ (nơi nuôi ngựa chiến của nghĩa quân). Đỉnh Am Tiên còn có mạch nước ngầm trong vắt, kỳ lạ thay nước có ở đỉnh núi nhưng lại không bao giờ cạn, mưa to nước không đầy, tạo thành một cái giếng rất tự nhiên nên người dân địa phương gọi là giếng Tiên.

Giếng Tiên trên đỉnh núi Am Tiên

Tương truyền, đây là giếng chỉ dành riêng cho Bà Triệu lấy nước rửa mặt mỗi khi xuất trận. Các cụ cao niên trong xã Tân Ninh cũng không biết giếng Tiên có từ bao giờ, chỉ biết giếng sâu khoảng 3m, miệng rộng 2,5m, hằng ngày khách lên đây tham quan đều mang can to, can nhỏ lấy nước về thờ cúng Tổ tiên hoặc dùng rửa mặt thì thấy thoải mái, thanh tịnh tâm hồn. Bên cạnh giếng Tiên còn có lầu Cô, lầu Cậu. Du khách lên đây lấy nước, ai cũng cầu nguyện cho gia đình làm ăn phát đạt, sinh con theo mong muốn…

Thi nhau lấy nước ở giếng Tiên

Ngoài ra, ở một bãi đất rộng trên đỉnh núi Nưa (cao 540m so với mực nước biển), mới đây các nhà ngoại cảm phát hiện một huyệt đạo thiêng gọi là “huyệt khí quốc gia” ở đỉnh núi Nưa này. (Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội; hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh); ba là huyệt đạo ở đỉnh núi Nưa, tỉnh Thanh Hóa). Đây là nơi giao hòa, đắc địa của trời đất, lãnh đạo, nhân dân các địa phương thường lên đây thắp hương cầu cho quốc thái dân an, cầu lộc, cầu tài… Một số hình ảnh lên đỉnh Am Tiên phóng viên Báo Thanh ghi lại được:

 

Đường lên Khu Di tích Am Tiên trên đỉnh núi Nưa

Mặc dù trời mưa phùn, giá rét, đường trơn nhưng du khách vẫn tìm về Am Tiên

Du khách mang theo can để lấy nước ở giếng Tiên

Giếng nước Tiên nằm trên đỉnh núi nhưng không bao giờ cạn

Lấy nước ở giếng Tiên

Huyệt đạo thiêng trên đỉnh núi Nưa 

Từng đoàn người chờ xe xuống núi.

Từ khóa » Di Tích Núi Nưa Thanh Hoá