Núi Nưa – Wikipedia Tiếng Việt

Bản đồ địa hình núi Nưa.

Núi Nưa, còn gọi là Núi Na,[1] là dãy núi thuộc ba huyện: huyện Triệu Sơn (ở phía đông bắc, trên địa phận các xã Vân Sơn, Thái Hòa, thị trấn Nưa), huyện Nông Cống (ở phía đông nam, trên địa phận các xã Tân Thọ, Tân Khang, Trung Thành, Tế Thắng, Tế Lợi), và huyện Như Thanh (ở phía tây, trên địa phận các xã Xuân Du (tây bắc), Phượng Nghi, Mậu Lâm, Phú Nhuận (tây nam)) của tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.[2]

Quang cảnh chân núi Nưa phía thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn và xã Tân Khang, huyện Nông Cống.

Thành phần địa chất của núi Nưa chủ yếu là đá mắc ma biến chất[3] (còn gọi là siêu mafic loại gabbro-diabaz) thuộc đới ophiolit Sông Mã, có tuổi khoảng 470 triệu năm.[4]

Đây là một dãy núi độc lập có các ngọn núi cao khoảng 300 đến trên 500 m (585 m[5]), được cho là bắt nguồn từ dải Trường Sơn[6] chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và thấp dần về phía đông nam. Trong Lịch triều hiến chương loại chí Phan Huy Chú viết: "Phủ Tĩnh Gia ở phía tây Thanh Hoa. Huyện Nông Cống ở miền thượng du, đất liền với huyện Đông Sơn, phía tây có nhiều ngọn núi chồng chập vòng quanh, một chi nhánh núi Na Sơn chót vót đứng thẳng, trong dãy núi này có nhiều ngọn kỳ lạ, động đẹp..."[7]

Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, đặc biệt trong rừng có cây nứa mọc khắp nơi. Vì vậy, nhân dân địa phương quen gọi là núi Nứa. Núi Nưa là nơi có thắng cảnh đẹp nên những năm gần đây ban quản lý di tích, chính quyền thị trấn Nưa đã đầu tư tôn tạo, chỉnh trang các di tích, làm đường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho du khách thập phương đến tham quan và thực hiện tín ngưỡng.

Bằng công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia cho di tích căn cứ kháng chiến chống Đông Ngô của Bà Triệu trên đỉnh núi Nưa thuộc địa phận thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn.

Theo truyền thuyết, núi Nưa là nơi bà Triệu tập trận khi xưa. Bà đã cùng với nghĩa quân lên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ, khi khởi nghĩa chống lại quân Ngô. Đây cũng là bối cảnh trong Câu chuyện đối đáp của người tiều phu ở núi Na thuộc Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Vùng đất Kẻ Nưa huyền thoại
  2. ^ Chuyện ở huyệt đạo thiêng. Báo điện tử Nông nghiệp Việt Nam. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2013.
  3. ^ Cromit Cổ Định.[liên kết hỏng]
  4. ^ Tạp chí Địa chất số 340/1-2/2014.
  5. ^ “Cồ Việt Mobile”. Truy cập 27 tháng 9 năm 2015.
  6. ^ Thanh Hóa: Ngày xuân trẩy hội đền Nưa, báo Tuổi trẻ đăng ngày 27 tháng 1 năm 2009.[liên kết hỏng]
  7. ^ Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1, dư địa chí, trang 64-65.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • x
  • t
  • s
Du lịch Thanh Hóa
Khu du lịch Sầm SơnBãi biển Sầm Sơn  · Lễ hội Sầm Sơn  · Đền Độc Cước  · Đền Cô Tiên  · Hòn Trống Mái  · Núi Trường Lệ
Các điểm du lịch biển khácBãi biển Hải Hòa  · Bãi biển Hải Tiến  · Khu du lịch sinh thái Quảng Cư  · Cửa biển Thần Phù  · Lạch Bạng  · Khu du lịch Nghi Sơn  · Hòn Mê
Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiênVQG Cúc Phương  · VQG Bến En  · KBT Pù Hu  · KBT Pù Luông  · KBT Xuân Liên  · KBT Tam Quy
Điểm du lịch sinh tháiSuối cá Cẩm Lương  · Suối cá Cẩm Liên  · Suối cá Văn Nho  · Cửa Đạt  · Am Tiên  · Động Từ Thức  · Động Kim Sơn  · Động Long Quang  · Động Tiên Sơn  · Động Ngọc Hoàng  · Hang Con Moong  · Hang Co Luồng  · Núi Nưa  · Núi Hàm Rồng  · Núi Nhồi  · Núi Nấp  · Bãi cò Tiến Nông  · Rừng Thông Đông Sơn  · Khu rừng bảo vệ cảnh quan Đền Bà Triệu  · Đèo Tam Điệp
Di tích và di chỉ khảo cổĐông Sơn  · Núi Đọ  · Cồn Chân Tiên  · Khu di tích lò gốm Tam Thọ  · Di chỉ Đa Bút
Di tích lịch sửĐền thờ Mai An Tiêm  · Đền Bà Triệu  · Đền thờ Lê Hoàn  · Đền thờ Dương Đình Nghệ  · Thành nhà Hồ  · La Thành Tây Đô  · Đàn Nam Giao nhà Hồ  · Đền Đồng Cổ  · Đền thờ Lê Lai  · Lam Kinh  · Thái miếu nhà Hậu Lê  · Phủ Trịnh và Nghè Vẹt  · Khu lăng miếu Triệu Tường  · Nhà Thờ Trạng Quỳnh  · Đền thờ Lê Văn Hưu  · Chiến khu Ba Đình  · Chiến khu Ngọc Trạo  · Bến phà Ghép  · Cụm di tích lịch sử Nam Ngạn  · Cầu Hàm Rồng  · Cầu Đò Lèn  · Nghè Xuân Phả
Di tích tôn giáo, tín ngưỡngĐền Sòng  · Phủ Na  · Am Tiên •Phủ Sung  · Chùa Vồm  · Chùa Thanh Hà  · Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh
Làng nghềLàng Nhồi  · Chiếu Nga Sơn  · Làng đúc đồng Trà Đông  · Làng mộc Đạt Tài
Lễ hội văn hóaLễ hội Sầm Sơn  · Lễ hội Lam Kinh  · Lễ hội Mường Xia  · Lễ hội Pôồn Pôông  · Lễ hội cầu ngư (Hậu Lộc)  · Lễ hội đền Sòng  · Trò Xuân Phả  · Trò Chiềng  · Dân ca, dân vũ Đông Anh  · Hò sông Mã
Ẩm thựcNem chua Thanh Hóa  · Bánh đa nem Cầu Bố  · Bánh gai Tứ Trụ  · Bánh răng bừa  · Chè lam Phủ Quảng  · Mía đen Kim Tân  · Dừa Thanh Hóa  · Bưởi Luận Văn  · Quế Thanh  · Rượu Nga Sơn  · Gỏi nhệch Nga Sơn  · Hến làng Giàng  · Nước mắm Du Xuyên
Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Từ khóa » Di Tích Núi Nưa Thanh Hoá