Nước Cất Là Gì? Công Dụng, Thành Phần, Cách Làm Nước Cất
Có thể bạn quan tâm
Nước cất là loại nước được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực y tế và một số lĩnh vực khác như công nghiệp, mỹ phẩm,… Nghe nhiều về nó nhưng bạn vẫn chưa hiểu rõ nước cất là gì? Công dụng, thành phần và cách tạo ra nước cất như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn sẽ được Mayruaxemini giải đáp cặn kẽ trong bài viết này.
Nước cất là gì? Nước cất tiếng Anh là gì?
Nước cất có tên gọi tiếng Anh là distilled water. Đây là loại nước đã được tinh chế qua quá trình chưng cất. Chưng cất là quá trình đun sôi nước và hơi nước sạch ngưng tụ sẽ được dẫn vào một chỗ chứa mới. Do đó, thành phần nước cất không chứa bất kỳ tạp chất hữu cơ hay vô cơ nào. Cách làm này cũng sẽ loại bỏ được tất cả khoáng chất và các chất khác để tạo ra nước tinh khiết.
Phương pháp chưng cất đã có từ hàng nghìn năm nay. Ban đầu, phương pháp này được dùng để loại bỏ muối trong nước biển để tạo ra nước uống phục vụ cuộc sống. Ngày nay, nó được áp dụng trong các công đoạn tạo ra nước sạch không cần khoáng chất. Ví dụ như loại nước sử dụng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện, dùng để rửa dụng cụ y tế, pha chế thuốc tiên, rửa vết thương,…
Nước cất được chia làm ba loại là nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, nước cất 3 lần. Ngoài ra, nước cất cũng có cách phân loại theo thành phần lý hoá như độ dẫn điện, TDS,… Vậy nước cất 1 lần là gì? Nước cất 2 lần là gì? Nước cất 3 lần là gì? Đơn giản, nước cất 1 lần là nước cất chỉ trải qua duy nhất một lần chưng cất. Nếu được chưng cất thêm một lần nữa thì nó được gọi là nước cất 2 lần. Tương tự, từ nước cất 2 lần chưng cất thêm lần nữa thì được gọi là nước cất 3 lần.
Đặc điểm vượt trội của nước cất
Với những giải thích của bài viết chắc bạn đã mường tượng được nước cất là nước gì rồi. Để giúp bạn có thêm kiến thức về loại nước đặc biệt này, bài viết sẽ đưa ra những đặc điểm nổi trội của nước cất ngay sau đây:
Nước cất không có các chất độc hại
Tất cả các tạp chất trong nước đã được loại bỏ trong quá trình chưng cất. Về cơ bản, nước cất không hề chứa hóa chất độc hại. Ở nước máy chưa qua xử lý có thể xuất hiện các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…. Tuy nhiên, trong nước cất hoàn toàn không hề chứa những chất này, nó 100% tinh khiết.
Nước cất không chứa bất kỳ loại vi khuẩn nào
Trong nước uống thông thường đôi khi chúng ta vẫn nhìn thấy sự hiện diện của vi khuẩn và một số loại vi trùng. Dù là với số lượng nhỏ vi khuẩn thì nó cũng có thể gây ra một số nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trải qua quá trình chưng cất, trong nước cất không còn tồn tại bất kỳ một loại vi khuẩn hay vi sinh vật nào cả.
Nước cất không chứa Clo và DBP
Clo là một chất không còn xa lạ gì với cuộc sống của chúng ta. Nó được sử dụng để làm chất khử trùng trong nước uống. Clo được coi là một chất tương đối an toàn và hiệu quả trong việc tiêu diệt vi trùng và các bệnh lây lan qua nguồn nước. Tổ chức EPA đã đặt ra chỉ số Clo an toàn là 4mg/1 lít nước.
Tuy nhiên, Clo có thể phản ứng với một số hợp chất có trong nước và sản sinh ra DBP độc hại. Hơn nữa, một số người cũng khó chịu với mùi vị của nước có chứa Clo. Không giống các khoáng chất khác, cả Clo và DBP đều có điểm sôi thấp hơn nước nên chúng sẽ được đun sôi riêng biệt sau quá trình chưng cất hoặc thông qua bộ lọc Carbon.
Cách làm nước cất đạt chuẩn
Mặc dù là nghe có vẻ đơn giản nhưng để quá trình tạo ra nước cất rất khó thực hiện tại nhà nếu không có máy chưng cất. Nước cất được sản xuất bằng cách đun sôi nước để tạo ra hơi nước, cô đọng thành nước không có tạp chất và khoáng chất.
Hiện nay, nước cất được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, tiên tiến bằng thiết bị inox. Sau chưng cất, nước cất sẽ được lấy ngay tại đầu vòi, không dùng các loại đường ống inox vòng vèo, khó vệ sinh. Các bước cụ thể để sản xuất nước cất đạt chuẩn như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước sạch, sau đó tiến hành lọc nước bằng công nghệ RO.
- Bước 2: Nước sau khi được làm sạch bằng công nghệ RO sẽ được đưa vào máy chưng cất lần 1 để tiến hành chưng cất. Sau khi chưng cất đây sẽ là nước cất 1 lần. Nếu muốn nước cất có độ tinh khiết cao hơn thì sẽ tiếp tục chưng cất thêm lần hai và lần 2, tương ứng chúng ta thu được nước cất 2 lần, 3 lần.
- Bước 3: Nước cất thu được sẽ được đóng vào chai hoặc lọ đã được khử trùng, vệ sinh bằng cách sục khí ozone hoặc chiếu đèn cực tím.
- Bước 4: Sau đó những sản phẩm này phải trải qua bước đo đạc, kiểm định lần cuối bằng các thiết bị hiện đại trước khi đem vào sử dụng. Khi chất lượng, độ tinh khiết được đảm bảo thì tiếp tục thực hiện bọc kín bằng màng bọc để ngăn sự xâm nhập của vi khuẩn bên ngoài môi trường. Bước này cũng sẽ loại bỏ những chai lọ nước cất không đảm bảo yêu cầu.
- Bước 5: Những chai lọ đã đạt chuẩn sẽ được chuyển đến bộ phận đóng gói, phân lô, dán nhãn, in ngày sản xuất và hạn sử dụng. Sau đó, một số sẽ xuất kho và số còn lại sẽ được đưa vào kho bảo quản để không bị vi khuẩn xâm nhập gây ảnh hưởng đến chất lượng.
Nước cất mang đến những công dụng gì?
Chúng ta biết đến ứng dụng nổi bật nhất của nước cất là trong y tế. Tuy nhiên, nước cất không phải chỉ trong y tế mới cần đến, nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống cũng sử dụng đến loại nước này.
Trong y tế
Nồng độ PH của nước cất là 5.5, không chứa kim loại nặng nên nó được ứng dụng rất phổ biến trong lĩnh vực y tế. Một số ứng dụng tiêu biểu của nước cất trong y tế như sau:
- Nước cất y tế dùng để sắc thuốc, pha thuốc tiêm, thuốc ống, các loại biệt dược
- Dùng để rửa vết thương hoặc vệ sinh, tráng rửa dụng cụ y tế, dụng cụ mổ
- Dùng để pha hóa chất
- Dùng trong xét nghiệm
- Dùng cho các loại máy cần độ chính xác cao như máy chạy thận, máy thở oxy,…
Trong công nghiệp
Nước cất dùng trong y tế và công nghiệp không giống nhau. Nước cất dùng trong y tế sẽ có yêu cầu cao hơn về độ tinh khiết nên sẽ được sản xuất theo quy trình riêng. Đối với nước cất công nghiệp, hầu hết được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp nhưng vẫn cần phải trải qua những tiêu chuẩn khắt khe. Ứng dụng của nước cất trong lĩnh vực công nghiệp khá đa dạng:
- Dùng để đổ bình ắc quy trong các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phụ tùng ô tô.
- Dùng cho nồi hơi
- Dùng trong quá trình sản xuất vi mạch điện tử
- Dùng trong sản xuất thiết bị cơ khí cần độ chính xác ở mức cao
- Dùng trong công nghệ sơn và mạ
- Dùng để pha chế các hóa chất công nghiệp
Trong phòng thí nghiệm
Do được loại bỏ hoàn toàn các tạp chất hữu cơ lẫn vô cơ nên nước cất được ứng dụng làm dung môi pha chế hóa chất trong thí nghiệm hóa học. Ngoài ra, nước cất trong hóa học còn được dùng để thực hiện một số phản ứng hoặc dùng để rửa dụng cụ thí nghiệm.
Trong mỹ phẩm làm đẹp
Trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm thì nước cất là một nguyên liệu không thể thiếu. Nó có vai trò giúp mỹ phẩm đạt chất lượng tốt nhất, đảm bảo an toàn, không kích ứng, không gây tác dụng phụ, giảm thiểu vi khuẩn xâm nhập vào da.
Nước cất được ứng dụng để sản xuất kem dưỡng da, toner, xịt khoáng, son môi, sữa dưỡng,… và rất nhiều sản phẩm khác để chăm sóc làn da trở nên rạng rỡ, sáng hồng, chống lão hóa.
Một số thắc mắc về nước cất
Nước cất mua ở đâu, giá bao nhiêu?
Nước cất được dùng phổ biến trong y tế, công nghiệp, nông nghiệp, khoa học nên mọi người có thể dễ dàng tìm mua ở các cửa hàng, hiệu thuốc trên thị trường hoặc một số nơi sản xuất. Về giá cả, giá nước cất 2 lần và nước cất 3 lần sẽ cao hơn nước cất 1 lần.
Nước cất có công thức hóa học là gì?
Công thức hóa học của nước cất vẫn là H2O. Về bản chất nước cất vẫn là nước nên nó có công thức hoá học tương tự với nước thường. Chỉ có điểm khác là nước cất sẽ tinh khiết hơn so với nước bình thường do đã qua quá trình chưng cất.
Nước cất có uống được không?
Bên cạnh những băn khoăn nước cất là chất gì, công dụng của nước cất là gì thì nước cất uống được không cũng là một câu hỏi thường gặp khi tìm hiểu về loại nước này. Nước cất hoàn toàn có thể uống được vì bản chất nó chỉ là loại nước đã được loại bỏ đi các tạp chất.
Tuy nhiên, điều bạn cần lưu ý là nước cất không thể thay thế cho nước uống hàng ngày của chúng ta. Nhiều người cho rằng nước cất đã loại bỏ đi tạp chất nên nó chính là nước sạch, có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ tiêu thụ chất độc hại.
Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm, do quá tinh khiết nên nước cất cũng mất đi các dưỡng chất, khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Cho nên, nếu sử dụng nước cất thay thế nước uống sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt khoáng chất cần thiết, gây suy kiệt sức khỏe.
Thêm vào đó, trong quá trình chưng cất, các phân tử nước đã bị biến đổi phình to hơn khiến cơ thể khó hấp thụ được. Như thế sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng cho cơ thể.
Nước cất là đơn chất hay hợp chất?
Nước cất có công thức hóa học là H2O và nó là hợp chất. Theo khái niệm hợp chất là một chất được cấu tạo bởi hai nguyên tố khác loại trở lên. Vì thế, nước cất là hợp chất vì nó có sự kết hợp của hai nguyên tố Hidro và Oxy.
Bài viết trên đây đã chia sẻ cho bạn về khái niệm nước cất là gì và công dụng, cách làm ra nước cất. Mong rằng những thông tin này đã giúp bạn có thêm kiến thức về loại nước này để sử dụng nó một cách phù hợp.
Nguồn bài viết: mayruaxemini.vn
Từ khóa » đặc Tính Lý Hóa Của Nước Cất
-
Nước Cất Và ứng Dụng Quan Trọng Trong Thực Tế
-
Nước Cất – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước Cất: đặc điểm, Cách Làm Và độ An Toàn Khi Uống
-
TIÊU CHUẨN VỀ NƯỚC CẤT - CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? - HTVLAB
-
Tính Chất Nước Cất, Cách Pha Chế, Công Dụng Và độc Tính / Hóa Học
-
Nước Cất - Phân Loại, Lợi Ích Và Cách Sản Xuất Nước Cất
-
Phân Biệt: Nước Cất - Nước Khoáng - Nước Tinh Khiết!
-
Nước Cất Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Nước Cất Là Gì? Công Dụng Của Nước Cất Là Gì? - Máy Lọc Nước Karofi
-
Nước Cất Là Gì? Dùng để Làm Gì? Nước Cất Có Dẫn điện Không?
-
PH Của Nước Cất Và Giá Trị PH Trong Nước Cất - Visitech
-
Nước Cất Và Các Ứng Dụng Của Nước Cất - Tin Cậy
-
[CHUẨN NHẤT] Tính Chất Vật Lí Của Nước - Toploigiai
-
Giải đáp Thắc Mắc: Nước Cất Có Dẫn điện Không?