Nước ép Cỏ Lúa Mì Và Những Lợi ích Bất Ngờ Cho Sức Khỏe
Bạn có ngạc nhiên nếu biết rằng một loại lúa lại được dùng làm nước ép không? Vâng, đó là cỏ lúa mì đấy!
Từ những cây lúa mì non (Triticum aestivum), người ta làm thành nước ép để uống hoặc làm thành bột để dùng cho nhiều mục đích khác nhau.
Vậy, trong loại thực phẩm này có chứa các chất dinh dưỡng gì và nó có công dụng gì mà lại được chú ý nhiều đến vậy? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé!
Cây cỏ lúa mì có chứa các chất dinh dưỡng nào?
Ở dạng mầm tươi, cỏ lúa mì chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quý như chất đạm, chất đường bột, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin E, vitamin K, Can xi, Ma giê, Sắt, Se len…
Ngoài ra, cỏ lúa mì còn chứa diệp lục và theo ý kiến của nhiều người dùng thì nó khó tiêu hóa (vì chứa quá nhiều chất xơ). Vì vậy, để dễ tiêu hóa hơn thì ta nên xay nát và ép lấy nước rồi uống như nước ép rau củ.
Thật ra, lá cỏ lúa mì có thể sấy khô để làm thành dạng bột và viên nang nhưng nhiều người vẫn muốn dùng tươi để có thể hấp thu lượng “enzyme diệu kỳ” (enzyme tự nhiên) trong thức uống này được nhiều hơn (1).
Công dụng của cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì, vì là thuần tự nhiên nên rất tốt cho sức khỏe nếu dùng đúng cách. Được biết, loại thực phẩm này có chứa các chất giúp:
- Cải thiện viêm loét đại tràng.
- Giúp giảm mụn, giảm táo bón, hôi miệng.
- Giúp chống oxy hóa và làm chậm lão hóa da.
- Cải thiện tình dạng da sần sùi.
- Làm giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú.
- Giúp giảm viêm, làm chậm sự phát triển của ung thư ruột kết.
- Giúp hạ đường huyết và tăng lượng hoocmon insulin, kiểm soát biến chứng tiểu đường.
- Giúp kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân và hạn chế biến chứng của béo phì.
Bên cạnh đó, cỏ lúa mì còn chứa nhiều diệp lục, giúp con người phục hồi sức khỏe, thải trừ độc tố và giúp mát gan, làm lành vết thương (2).
Cách dùng cỏ lúa mì làm thức uống
Bạn lấy khoảng 100 g cỏ lúa mì (tươi) rồi mang đi rửa sạch, sau đó cho vào máy xay sinh tố, xay nát rồi ép lấy nước (hay dùng cối để giã nhuyễn cũng được).
Sau khi xay để vắt lấy nước lần 1, bạn lấy phần bã ấy xay lại và vắt lấy nước lần 2 (cho thêm chút nước lã vào). Nếu muốn nước ép thơm ngon, dễ uống, bạn có thể cho thêm vài lát khóm vào (hoặc vắt ít nước chanh vào).
Cách uống:
- Nước ép cỏ lúa mì nên chia làm 2 lần uống cách nhau 15 phút và nên uống nước ép theo từng ngụm nhỏ (phần còn lại để trong ngăn mát tủ lạnh, sau 15 phút thì uống tiếp, không để quá 20 phút vì sẽ làm giảm tác dụng). Việc chia thành nhiều lần uống là để hạn chế tình trạng khó tiêu.
- Nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút và sau khi uống nước ép này thì không nên uống thuốc.
Lưu ý
- Sau khi uống nước ép cỏ lúa mì, người dùng có thể cảm thấy hơi đau mỏi cơ bắp, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy… (vì nước ép của nó có mùi hơi khó uống và tính chất thải độc khiến cho cơ thể phản ứng). Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ dần biến mất. Vì vậy, bạn nên uống mỗi lần một ít thôi nhé!
- Đối tượng cần tránh: Người bị nhạy cảm với chất gluten hoặc người bị bệnh Celiac thì không nên uống. Bên cạnh đó, người có hệ tiêu hóa yếu, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai (hay đang cho con bú) cũng không nên dùng.
- Trong quá trình dùng, nếu thấy có dấu hiệu bất thường hay nguy hiểm thì bạn nên ngưng ngay và hỏi ý kiến bác sĩ. Nhìn chung, dù cỏ lúa mì có rất nhiều công dụng quý nhưng nó cũng chỉ là thực phẩm hỗ trợ nên bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng (nếu muốn hỗ trợ điều trị bệnh) nhé! (3).
Một số nghiên cứu nổi bật về lợi ích của cỏ lúa mì
- Thực phẩm đa chức năng: Theo tạp chí International Journal of Food and Nutritional Sciences, cỏ lúa mì có chứa các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư, chống loét và chống oxy hoá (nhờ vào các thành phần dưỡng chất như protein, vitamin và khoáng chất, các axit amin, thành phần ezyme hoạt động, chất diệp lục và flavanoid…). Vì vậy, sử dụng cỏ lúa mì còn giúp giải độc gan, thanh lọc máu và loại bỏ các tạp chất ra khỏi cơ thể. Điều quan trọng hơn, nguồn lợi từ cỏ lúa mì không chỉ giúp ích cho sức khoẻ mà còn hỗ trợ làm đẹp và trẻ hóa da (4).
- Tác dụng tăng sức đề kháng đáng kể: Theo Tạp chí Asian Journal of Pharmaceutical Research and Health Care thì hàm lượng các khoáng chất như Can xi, Ma giê, Sắt và vitamin A, C, E có trong cỏ lúa mì là rất đáng kể. Do đó, sử dụng cỏ lúa mì rất tốt cho việc tăng cường sức đề kháng. Một tác dụng quan trọng nữa của cỏ lúa mì là tính năng chống ung thư hiệu quả, đặc biệt là tác dụng ngăn ngừa và chống lại các tác nhân gây ung thư trong các món ăn uống hằng ngày (5).
Kim Lụa
▼ Nguồn tham khảo
- Cỏ lúa mì có tốt cho sức khỏe, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/co-lua-mi-co-tot-cho-suc-khoe/, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.
- Những lợi ích không thể bỏ qua của cỏ lúa mì đối với sức khỏe và cuộc sống con người, https://phunusuckhoe.giadinhonline.vn/nhung-loi-ich-khong-the-bo-qua-cua-co-lua-mi-doi-voi-suc-khoe-va-cuoc-song-con-nguoi-c6a323945.html, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.
- Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng cỏ lúa mì, https://healthplus.vn/nhung-tac-dung-phu-thuong-gap-khi-dung-co-lua-mi-d51337.html, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.
- Health benefits of wheat grass – A wonder food, https://www.ijfans.org/article.asp?issn=2319-1775, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.
- Wheat Grass Health Benefits, http://www.informaticsjournals.in/index.php/ajprhc/article/view/647, ngày truy cập: 31/ 08/ 2021.
Từ khóa » Cây Cỏ Lúa Mì Có Tác Dụng Gì
-
Cỏ Lúa Mì: Công Dụng, Liều Dùng, điều Cần Thận Trọng • Hello Bacsi
-
Cỏ Lúa Mì Có Tốt Cho Sức Khỏe? | Vinmec
-
Cỏ Lúa Mì Là Gì? Tác Dụng, Cách Dùng Bột Và Nước ép Cỏ Lúa Mì
-
CỎ LÚA MÌ CÓ TÁC DỤNG GÌ - Foody Nhà Quê
-
50 Lí Do Nên Dùng Bột Cỏ Lúa Mì Hàng Ngày - Leaf Organic
-
Cỏ Lúa Mì – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khám Phá Tác Dụng Của Cỏ Lúa Mì - 'vua Thực Phẩm Kiềm' Quý Giá
-
Cỏ Lúa Mì – Thần Dược Của Tự Nhiên
-
CỎ LÚA MÌ CÓ TỐT KHÔNG? Lý Do Mà Bạn Nên Uống Nước ép Cỏ ...
-
7 Lợi ích Tuyệt Vời đã được Khoa Học Chứng Minh Của Cỏ Lúa Mì
-
Những Thông Tin Về Bột Cỏ Lúa Mì Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
6 Lý Do Làm Bạn Muốn Uống Nước ép Cỏ Lúa Mì Mỗi Ngày! - Oma Mart
-
Nước Ép Cỏ Lúa Mì - TOP 5 Công Thức Đơn Giản Tại Nhà
-
Cỏ Lúa Mì Có Tác Dụng Gì đối Với Sức Khoẻ Con Người?