Nước Nhiễm Phèn Nuôi Cá được Không Và Cách Xử Lý Hiệu Quả - Wepar

Nước nuôi cá bị nhiễm phèn là vấn đề mà nhiều hộ gia đình nuôi cá đang gặp phải. Dưới đây, bài viết này sẽ giải đáp tới bạn nước nhiễm phèn là gì, nguyên nhân nước nuôi cá bị nhiễm phèn, nước nhiễm phèn có nuôi cá được không… đồng thời cập nhật tới bạn giải pháp xử lý nước nuôi cá bị nhiễm phèn hiệu quả nhất.

Nước nhiễm phèn nuôi cá được không và cách xử lý hiệu quả

Tóm tắt

Toggle
  • Nguyên nhân khiến nước nuôi cá bị nhiễm phèn?
  • Dấu hiệu nhận biết nước nuôi cá bị nhiễm phèn
  • Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không?
  • Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn để nuôi cá hiệu quả
    • Trường hợp nước nuôi cá bị nhiễm phèn do đất đào ao
    • Trường hợp nước giếng khoan bơm vào ao nuôi cá bị nhiễm phèn
  • WEPAR – giải pháp xử lý nước nuôi cá bị nhiễm phèn hàng đầu hiện nay

Nguyên nhân khiến nước nuôi cá bị nhiễm phèn?

Trước khi tìm hiểu nước nhiễm phèn có nuôi cá được không? Hãy hiểu rõ bản chất nước bị nhiễm phèn là gì? Và nguyên nhân vì sao nước nuôi cá lại bị nhiễm phèn.

Hiểu một cách khoa học thì nước nhiễm phèn là loại nước có chứa lượng muối kép (từ anion sunfat SO4-2 và cation kim loại) vượt quá mức quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, có hai loại nước nhiễm phèn rất phổ biến là nước nhiễm phèn sắt và nước nhiễm phèn nhôm.

Thông thường, nước bị nhiễm phèn thường sẽ có màu vàng đục, mùi tanh và nếu nếm thử thì sẽ có vị hơi chua. Có rất nhiều nguyên nhân khiến có nước nuôi cá bị nhiễm phèn. Trong đó, nguyên nhân thường gặp là do vùng đào ao nuôi cá có hàm lượng sulfat quá cao. Khi ở điều kiện yếm khí và hoạt động của vi sinh vật, sulfat sẽ bị khử, gốc lưu huỳnh sẽ kết hợp với hàm lượng sắt trong trầm tích để tạo nên FeS2.

Ngoài ra, do tìm hiểu không kỹ nhiều gia đình đã đào ao thả cá ở những vùng đất bị nhiễm phèn. Thường thì các vùng đất này sẽ có màu xám đen, khi phơi khô đất có phấn trắng. Nếu đào ao nuôi tôm, cá ở những vùng đất này, nước chắc chắn sẽ bị nhiễm phèn. Việc xử lý phèn cũng sẽ tốn rất nhiều công sức và chi phí. Chính vì vậy các gia đình cũng cần hết sức lưu ý việc này.

Dấu hiệu nhận biết nước nuôi cá bị nhiễm phèn

Việc kiểm tra và nhận biết nước nuôi cá có bị nhiễm phèn hay không cũng không khó. Cụ thể, bạn có thể thử bằng cách lấy nước nuôi cá bị nghi nhiễm phèn đổ vào trong xô. Sau từ 10 – 15 phút, nếu nước trong xô có hiện tượng kết tủa, nổi một lớp váng có màu vàng gạch trên mặt nước thì nước nuôi cá của gia đình bạn đúng là đang bị nhiễm phèn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nước nuôi cá có bị nhiễm phèn hay không theo cách sau:

Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không & cách xử lý hiệu quả cho nước bể cá

– Sử dụng nhựa chuối: dùng một ít nhựa (mủ) chuối nhỏ vào xô nước bị nghi nhiễm phèn. Nếu nước ngả sang màu đậm thì khả năng cao là nước nuôi cá nhà bạn đang bị nhiễm phèn.

Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không & cách xử lý hiệu quả cho nước bể cá

– Dùng nước trà xanh: đổ nước trà xanh vào nước nuôi cá bị nghi nhiễm phèn. Nguồn nước chuyển sang màu tím thì chắc chắn nước nuôi cá nhà bạn đang bị nhiễm phèn nặng.

Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không?

Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không? Nếu đây là điều bạn đang thắc mắc của bạn thì câu trả lời sẽ là không. Lý do là bởi nếu nuôi cá trong môi trường nước bị nhiễm phèn sẽ khiến cho cá chậm lớn, giảm hiệu quả chăn nuôi. Thậm chí, nếu mức nhiễm phèn quá cao thì đàn cá của gia đình bạn còn có thể chết.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước khi bị nhiễm phèn thường có độ pH thấp. Lượng canxi ít, khiến mất cân bằng áp suất thẩm thấu giữa cá và môi trường nước. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sinh trường và phát triển của cá. Do đó, cá khi nuôi trong các ao có nước bị nhiễm phèn thường chậm lớn, giảm năng suất thu hoạch của người nuôi và không đảm bảo độ ngon, sạch khi cung cấp ra thị trường.

Ngay cả đối với trường hợp các bể cá cảnh. Nếu nước bị nhiễm phèn sẽ khiến cho cá cảnh chậm lớn, bị ám màu vàng, mất đi vẻ đẹp tự nhiên. Chính vì thế, khi gặp phải vấn đề nước nuôi cá bị nhiễm phèn cần phải tiến hành xử lý triệt để ngay.

Phương pháp xử lý nước nhiễm phèn để nuôi cá hiệu quả

Trường hợp nước nuôi cá bị nhiễm phèn do đất đào ao

Đối với trường hợp nước nuôi cá bị nhiễm phèn do đất đào ao, có thể xử lý như sau:

– Khi đào ao nuôi cá,  không nên phơi ao quá lâu.

– Bón lân xuống đáy ao để tăng hàm lượng phốt pho khử sắt và khử phèn. Tuy nhiên, việc này khiến cho các độc tảo (tảo làm, tảo giáp…) có nguy cơ phát triển. Vậy nên khi muốn bón lân, bạn cần phải tiến hành một bước xử lý tảo trước đó.

– Tiếp theo, bón vôi vào đáy ao để tăng pH, giảm phèn. Việc bón vôi này thường được tiến hành nhanh chóng vào buổi chiều mát, để ngay hôm sau có thể bơm nước vào ao, tránh việc phơi ao quá lâu.

Lưu ý: với trường hợp này dù đã xử lý từ khi đào ao nhưng đơn vị chăn nuôi rất khó để kiểm soát và đảm nước không bị nhiễm phèn trong suốt vụ cá. Hơn thế, cách khắc phục, xử lý khi nước bị nhiễm phèn cũng khó khăn và tốn kém. Vậy nên, tốt nhất các gia đình nên tránh tuyệt đối đào ao nuôi cá ở khu vực đất bị nhiễm phèn.

Trường hợp nước giếng khoan bơm vào ao nuôi cá bị nhiễm phèn

Do đặc tính thổ nhưỡng mà hầu hết nước giếng khoan ở Việt Nam đều bị nhiễm phèn. Vì thế, để tránh tình trạng nước nuôi cá bị nhiễm phèn, các đơn vị kinh doanh phải xử lý sạch nước giếng khoan trước khi bơm vào ao để nuôi cá. 

Kể cả với các trường hợp nuôi cá cảnh, cũng cần xử lý sạch nước trước khi đưa vào bể, để cá có thể phát triển bình thường. Có thể áp dụng một trong những cách thức sau:

–  Dùng vôi: rắc vôi vào ao nước nhiễm phèn, cách làm này tiện lợi và ít tốn chi phí. Tuy nhiên, đây không phải cách xử lý phèn trong nước hiệu quả và triệt để.

Nước nhiễm phèn có nuôi cá được không & cách xử lý hiệu quả cho nước bể cá

Sử dụng bể lọc: đòi hỏi các đơn vị chăn nuôi phải đầu tư xây dựng bể lọc, chọn mua vật liệu lọc chất lượng cao để có thể khử phèn, đảm bảo chất lượng nước nuôi cá.

Sử dụng hệ lọc: phương pháp xử lý nước nhiễm phèn khá đơn giản, hiệu quả lại tiết kiệm chi phí. Theo đó, chỉ cần đưa nước nguồn qua hệ lọc, hệ lọc sẽ tự động xử lý tất cả. Giải pháp  phù hợp xử lý nước nhiễm phèn cho bể cá và nước sinh hoạt.

Nước nhiễm phèn nuôi cá được không và cách xử lý hiệu quả

WEPAR – giải pháp xử lý nước nuôi cá bị nhiễm phèn hàng đầu hiện nay

Nếu vẫn đang phân vân lựa chọn giải pháp xử lý nước nuôi cá bị nhiễm phèn hiệu quả. Hãy tham khảo ngay các hệ lọc của WEPAR.

Đối với bể cá, có thể lựa chọn giải pháp xử lý nước bằng hệ lọc của WEPAR. Theo đó, các hệ lọc của WEPAR được thiết kế nhỏ gọn, tích hợp các lớp lọc giống như một chiếc bể lọc thông thường. Nhờ các vật liệu lọc chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Như than hoạt tính, cát thạch anh, đá nâng, đá mangan…Hệ lọc WEPAR cho khả năng lọc sạch 100% phèn, khử mùi tanh hôi và chất độc hại tồn tại trong nước.

An tâm dùng nước sau lọc để đưa vào bể cả và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Đối với các đơn vị chăn nuôi ao cá, để xử lý triệt để nước nuôi cá bị nhiễm phèn, các đơn vị chăn nuôi nên xây dựng bể lọc và sử dụng các vật liệu lọc uy tín, chất lượng của WEPAR.

Cùng tham khảo hệ thống xử lý phèn WEPAR ngay tại đây!

Trên đây, bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp nước nhiễm phèn có nuôi cá được không. Đồng thời cập nhật giải pháp xử lý nước nuôi cá trong bể hay ao bị nhiễm phèn cực hiệu quả.

0934 195657 0902 975550

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

  • Tổng công ty: 181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP HCM
  • Hotline: 0902975550 – 0934195657 – 0902640009
  • Email: [email protected]

Từ khóa » Cách Xử Lý Nước Phèn Nuôi Cá