Nước Sạch Trên Thế Giới đang Khan Hiếm - Môi Trường Hợp Nhất

4395 Lượt xem - Update nội dung: 01-03-2021 08:33

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước chiếm ¾ diện tích trái đất, 70% diện tích được bao phủ bởi nước. Nước ngọt chiếm 0,3%, nước ngầm chiếm 30%, 70% cung cấp cho nông nghiệp, 22% cho công nghiệp và 8% cho hoạt động sinh hoạt. Tuy nhiên, nước sạch trên trái đất đang bị de dọa và bị thế chỗ bởi điều kiện nước ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng.

Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ chia sẻ cho bạn đọc chi tiết về tình trạng này!

Khát nước sạch do đâu?

  • Do biến đổi khí hậu, thiên tai, thời tiết, sự nóng lên của Trái Đất.
  • Do bùng nổ dân số, áp lực kinh tế và điều kiện sống hiện đại.
  • Do lãng phí và khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
  • Do tác động từ các công trình xây dựng, khai thác và sử dụng tài nguyên quá sức cho phép.
  • Do con người phụ thuộc nhiều đến nước ngầm.
  • Do quá trình sử dụng tài nguyên nước chưa hiệu quả.

Tình trạng thiếu nước sạch

Một số khu vực, quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nước trầm trọng như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan, Nigeria và Mỹ. Nguy cơ thiếu nước sạch là lời cảnh báo cho tình trạng thiếu nước sạch trên toàn cầu.

Có sự chênh lệch việc sử dụng nước sạch. Nếu các quốc gia phát triển, trung bình lượng nước cung cấp cho một người từ 500 – 800 lít thì nguồn nước cung cấp cho người ở quốc gia đang phát triển chỉ chiếm từ 60 – 70 lít nước mỗi ngày.

Nước sạch trên thế giới đang khan hiếm

Ở Việt Nam cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. Cụ thể ở TP. HCM và Hà Nội cũng thiếu nước sạch sinh hoạt. Trong khi đó quá trình khai thác nước mặt và nước ngầm chưa được quản lý. Quá trình khoan giếng nước ngầm diễn ra tràn lan, trái phép gây lãng phí nước và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Thời tiết khô hạn kéo dài do BĐKH càng khiến nhiều quốc gia thiếu nước sạch sinh hoạt. Đặc biệt ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi thuộc diện khát nước nhất trên thế giới. Ba quốc gia chịu áp lực nước phải kể đến Qatar, Israel và Lebanon. Còn Ấn Độ với dân số hơn 1 triệu người cũng chịu ảnh hưởng gấp nhiều lần so với các khu vực khác.

Việt Nam cũng thiếu nước sạch

  • Điều kiện tự nhiên ở nước có mật độ sông ngoài dày đặc nhưng nhiều số liệu cho thấy, khoảng 60% dân số ở nông thôn thiếu nước sạch.
  • Nguồn nước mặt nhiều sông hồ bị ô nhiễm.
  • Khô hạn kéo dài dẫn đến thiếu hụt nguồn nước trong sản xuất, tỷ lệ người sử dụng nước sạch với con số thấp.
  • Những con số về tình trạng thiếu nước ở Việt Nam: 21,5% dân số sử dụng nguồn nước chưa rõ chất lượng, khoảng 9.000 người tử vong có liên quan đến nguồn nước, mỗi năm có hơn 200.000 người bị ung thư vì sử dụng nước ô nhiễm, tỷ lệ ý thức bảo vệ tài nguyên nước chưa cao.

Ngăn chặn tình trạng thiếu nước

Và để ngăn chặn tình trạng thiếu nước, mỗi người phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch tự nhiên. Các giải pháp tốt nhất phải kể đến:

  • Xử lý rác thải sinh hoạt và công nghiệp.
  • Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận
  • Tiết kiệm nguồn nước sạch.
  • Xây dựng các công trình BVMT.
  • Không xả rác, nước thải xuống các nguồn nước xung quanh

Khi chất lượng nguồn nước không đảm bảo, hệ sinh thái bị mất cân bằng vì thế phải nhận thức tầm quan trọng của tài nguyên nước. Cần tăng cường nhận thức bảo vệ nguồn nước, hạn chế triển khai các dự án có nguy cơ ô nhiễm và ưu tiên những dự án mang lại nhiều lợi ích kinh tế như các dự án phát triển năng lượng sạch.

Phần nước ngọt được tìm thấy nhiều nhất ở nước ngầm. Vì thế, cần xây dựng kế hoạch đo đạc xác định chất lượng nguồn nước, quản lý cũng như tăng hiệu quả trong quá trình khai thác.

Tài nguyên nước sạch đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhân loại. Các tổ chức trên thế giới cần hoàn thành các mục tiêu như quy hoạch cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng nước, tăng cường xử lý nước thải.

Từ khóa » Hình ảnh Khan Hiếm Nước Ngọt