Nước Sông Mê Kông Cao Hơn Trung Bình Nhiều Năm
Có thể bạn quan tâm
Hai yếu tố thượng lưu có ảnh hưởng quan trọng đến diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến Kratie ở Campuchia.
Cuối tuần qua, mực nước tại Kratie ở mức 8,10m, cao hơn mực nước trung bình nhiều năm 1,82m; cao hơn mùa khô 2015-2016, 2017-2018, 2019-2020 và 2020-2021 lần lượt là 0,78m, 0,4m, 1,01m và 0,6m.
Còn dung tích hồ Tonle Sap hiện còn lại khoảng 2,21 tỷ m3, cao hơn dung tích trung bình nhiều năm 0,32 tỷ m3. Dung tích của Biển Hồ cao hơn mùa khô 2015-2016, 2017-2018, 2019-2020 và 2020-2021 lần lượt là 0,79 tỷ m3, 0,23 tỷ m3, 0,79 tỷ m3 và 0,47 tỷ m3.
Tại trạm Chiang Saen (Thái Lan), mực nước đạt 2,74m, cao hơn trung bình nhiều năm 1,21m…
Trong khi đó, tại Việt Nam, mực nước tại trạm Tân Châu trên sông Tiền đạt 1,16m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,06m và cao hơn những năm gần đây cùng thời điểm. Tại trạm Châu Đốc trên sông Hậu, mực nước đạt 1,36m, cao hơn trung bình nhiều năm 0,12m và cao hơn mấy năm gần đây cùng thời điểm. Dự báo xu thế mực nước đầu nguồn Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tăng trong thời gian tới.
Dòng chảy về châu thổ sông Mê Kông phụ thuộc vào điều tiết thủy điện. Trong tuần thứ 2 của tháng 4/2022, xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Trung Quốc) xuống hạ lưu dao động trong khoảng từ 1.123 m3/s đến 1.916 m3/s. Mực nước tại thủy điện Cảnh Hồng ở mức 536,46m, tương ứng với lưu lượng khoảng 1.332 m3/s.
Các hồ chứa trên lưu vực sông Mekong còn dung tích điều tiết bình quân vào khoảng 43,8%, tương đương với tổng dung tích còn khoảng 28,7 tỷ m3.
Dự báo dòng chảy bình quân về Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4 đến cuối mùa khô ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng của xả nước gia tăng từ thủy điện Trung Quốc và hạ lưu vực Mê Kông sẽ có tác động tích cực, giảm xâm nhập mặn ở các tháng 4 và 5 nếu không có gì bất thường từ vận hành xả nước ở các thủy điện.
Cụ thể, dự báo lưu lượng dòng chảy từ Kratie về Đồng bằng sông Cửu Long tháng 4/2022 đạt 4.730 m3/giây, cao hơn 2.739 m3/giây so với trung bình nhiều năm và cao hơn 5/6 mùa khô gần đây (từ mùa khô 2015-2016 đến nay), chỉ thấp hơn năm 2018-2019 nhưng không đáng kể.
Đến tháng 5/2022, dự báo dòng chảy từ Kratie về Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5.000 m3/giây, cao hơn 1.708 m3/giây so với trung bình nhiều năm và cao hơn các mùa khô 2015-2016, 2018-2019, 2019-2020; tương đương mùa khô 2020-2021.
Từ khóa » Nguồn Nước Sông Mekong
-
Ngoại Giao Nguồn Nước Sông Mekong Hướng Tới Sự Phát Triển Bền ...
-
Giải Pháp Nào Sử Dụng Nguồn Nước Sông Mekong Hiệu Quả, Bền ...
-
Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Mekong | Môi Trường
-
Mực Nước Sông Mekong Thấp Kỷ Lục Năm Thứ 3 Liên Tiếp
-
Không Quá Lo Ngại Khi Mực Nước Sông Mê Kông Cao Bất Thường
-
Hội Thảo “Sử Dụng Bền Vững Nguồn Nước Sông Mekong” - CTU
-
Sông Mê Kông Kêu Cứu!
-
Thiệt Hại Hàng Nghìn Tỷ Do Suy Giảm Nguồn Nước Sông Mê Công
-
Minh Bạch Hóa Quản Trị Nguồn Nước Lưu Vực Sông Mekong Dựa Trên ...
-
[PDF] Bối Cảnh Phát Triển Lưu Vực Sông Mê Kông Và Giải Pháp ứng Phó Cho
-
Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Mekong
-
Mê Kông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kiểm Toán Nắm Vai Trò Quan Trọng Trong Công Tác Quản Lý Nguồn ...