Sông Mê Kông Kêu Cứu!
Có thể bạn quan tâm
"Con tim" của dòng sông thoi thóp
Gary Lee - Giám đốc Chương trình Đông Nam Á mạng lưới sông ngòi quốc tế, một tổ chức phi lợi nhuận - cho biết: "Biển Hồ chính là trái tim của Campuchia và lưu vực sông Mekong. Trái tim cần có nhịp lũ hàng năm cung cấp nước, chất dinh dưỡng và phù sa để duy trì trạng thái khỏe mạnh. Dựa theo tiền lệ lịch sử, dự kiến các đập ở thượng nguồn sẽ tiếp tục giữ nước trong những tháng tới và có rất ít khả năng sớm khắc phục tình trạng ở hạ lưu".
Biển Hồ, còn gọi Tonle Sap, nằm ở Campuchia, hiện là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, vào những mùa lũ trước có thể đạt diện tích gấp 20 lần Singapore, khoảng 16 triệu km2.Tuy nhiên, vào thời điểm này năm nay, Biển Hồ đang trải qua năm thứ 3 liên tiếp trong điều kiện thảm khốc. Các chỉ số của trạm thủy văn ghi nhận, tại đây vào ngày 31-8, mực nước chỉ đạt 3,86m, thấp hơn gần 1m so với cùng kỳ năm 2020 và chỉ đạt khoảng một nửa mức trung bình của năm.
Mưu sinh vùng lũ gặp khó khănMực nước Biển Hồ đã xuống thấp kỷ lục ngay thời điểm mà lẽ ra nước lũ từ thượng nguồn đã về, mang theo phù sa và nguồn lợi thủy sản, đang làm gia tăng thêm mối lo về hệ sinh thái cực kỳ quan trọng ở hạ lưu sông Mekong. "Mực nước đo tại Biển Hồ thấp hơn 80cm so với mức thấp kỷ lục trước đó - được ghi nhận vào năm 2020 - và thấp hơn trung bình 4m. Điều này đồng nghĩa với trái tim đang đập của dòng Mekong đang cần được tiếp sức", ông Eyler chia sẻ.
Thực tế, bên cạnh tác động đến môi trường và sinh thái, còn những tác động xã hội đối với hàng triệu người sống dựa vào Biển Hồ để tồn tại. Ước tính của Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á, có khoảng 6 triệu người dân làm nghề đánh cá hoặc các hoạt động liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản ở Campuchia và sản lượng đánh bắt của nước này đóng góp tới 12% vào tổng sản phẩm quốc nội. Nhưng tình hình đã trở nên tồi tệ hơn do đại dịch Covid-19 đang đẩy cuộc sống của nhiều ngư dân lâm cảnh đói nghèo.
Oudom Ham - nhà tư vấn độc lập của Campuchia về biến đổi khí hậu và các vấn đề sông ngòi - cho hay, đánh bắt cá không còn là nghề kiếm thu nhập khả thi như trước nữa, ngư dân trên Biển Hồ giờ phải mua cá để ăn. Theo báo cáo của Hiệp hội lúa gạo Campuchia, thời gian qua, nhiều diện tích canh tác của nước này đã bị khô hạn, buộc nông dân phải trồng lại tới 40% mùa vụ trong khi năng suất giảm chỉ còn 60%, nhiều nơi thấp hơn.
An ninh nguồn nước ĐBSCL nguy cấp
Mới đây, Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong, triển khai từ ngày 3-3 đến 29-4, nhằm đánh giá công tác quản lý tài nguyên nước và việc tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam trong quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Mekong gắn với việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững; đồng thời xem xét, xác định các ảnh hưởng, tác động tiêu cực do việc suy giảm nguồn nước sông Mekong tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.
Cuộc kiểm toán được triển khai tại 4 bộ, ngành Trung ương gồm Ủy ban sông Mekong Việt Nam, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng 12 tỉnh, thành thuộc lưu vực sông Mekong, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Trà Vinh, Cà Mau, Hậu Giang, Bến Tre, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.
Một phần của dòng Mekong đang nguy kịchKết quả kiểm toán cho thấy, lượng nước từ thượng nguồn sông đổ về ĐBSCL giảm mạnh, tình trạng xâm nhập mặn tăng, ô nhiễm các kênh rạch... đã tác động tiêu cực tới khu vực ĐBSCL - nơi sinh sống của hơn 17,3 triệu người dân, cung cấp trên 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây của cả nước. Hiện lượng nước sông Mekong từ thượng nguồn về ĐBSCL năm 2020 giảm 157 tỷ m3 so với năm 2011, cùng với đó lượng phù sa bùn cát năm 2020 cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017 (37%).
Cơ quan kiểm toán chỉ rõ tình trạng xâm nhập mặn gây thiệt hại cho khoảng 509.804 ha diện tích cây trồng, 486.000 hộ thiếu nước sinh hoạt, 2.158 vụ sạt lở, thiệt hại ước tính 1.078,9 tỷ đồng; trữ lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên sụt giảm 12.644 tấn, ước tính khoảng 770 tỷ đồng. Chất lượng nước tại nhiều con sông, kênh, rạch đều ghi nhận tình trạng ô nhiễm là nguyên nhân dẫn đến 84.672 ca bệnh theo thống kê của ngành y tế giai đoạn 2016 - 2020.
Nhiều địa phương phản ánh sự suy giảm về số loài và lượng cá thể nhiều loại sinh vật, thủy sản đặc trưng của sông Mekong, qua đó cũng góp phần dẫn đến tình trạng hàng trăm nghìn lao động phải rời bỏ các công việc truyền thống để tìm kiếm việc làm tại các thành phố, đô thị lớn.
Những con đập giữ nước
Nguyên nhân mực nước giảm được xác định do hạn hán và các đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mekong chặn lại để tích nước cũng làm giảm nguồn cá nước ngọt ở Campuchia. Cụ thể, các con đập thủy điện phía thượng nguồn sông Mekong, gồm Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc trữ nước để phục vụ sản xuất điện là yếu tố góp phần làm giảm lượng dòng chảy về Biển Hồ cũng như vùng hạ lưu.
Dữ liệu từ mạng lưới Mekong Dam Monitor - nền tảng trực tuyến theo dõi các chỉ số trên lưu vực sông Mekong cho thấy, hơn 12 tỷ m3 nước đã được giữ lại bởi 45 đập ở thượng nguồn kể từ đầu tháng 7. Theo ước tính của dữ liệu vệ tinh viễn thám Eyes on Earth, tại một số trạm đo dọc sông Mekong, 25% dòng chảy tự nhiên đã biến mất!
Nước sông Tiền lên rất chậmỦy ban sông Mekong (MRC), cơ quan liên chính phủ quản lý nguồn nước chung, nhận định họ đã biết từ lâu rằng các hồ chứa dọc sông Mekong sẽ làm gián đoạn thời gian và mạch lũ, nhưng điều kiện hiện nay đặc biệt đáng lo ngại. Người phát ngôn của MRC cho biết: "Những năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến nhiều sự bất thường. Điều này cùng với áp lực đánh bắt cá gia tăng, ô nhiễm, giảm phù sa và các rào cản đối với sự di cư của tôm cá chính là mối đe dọa hiện hữu đối với các hệ sinh thái ở hạ lưu sông Mekong".
Theo giới phân tích, việc đưa ra giải pháp phù hợp với quan điểm của các bên liên quan trong khu vực ngày càng cấp bách hơn. "Các quốc gia ở hạ nguồn cần tiếp tục đàm phán với Trung Quốc để trả lại mô hình dòng chảy tự nhiên cho sông Mekong. Việc khôi phục lại dòng chảy tự nhiên sẽ rất khó khăn nhưng không phải là không thể, bằng chứng là việc chia sẻ dữ liệu thủy văn đã có chuyển biến, yêu cầu Bắc Kinh cần minh bạch hơn", phát ngôn viên của MRC chia sẻ.
Trên cơ sở kết quả làm việc, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị Ủy ban sông Mekong Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đề xuất xây dựng các văn bản/hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước trên dòng nhánh, duy trì dòng chảy tối thiểu (trên dòng chính và dòng nhánh sông Mekong).Bên cạnh đó đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý, sử dụng nước lưu vực sông Mekong. Ngoài ra, thúc đẩy Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) thực hiện chuyển giao các hệ thống quan trắc (thủy sản, sức khỏe hệ sinh thái, phù sa bùn cát...) và các quốc gia thành viên đưa vào vận hành hiệu quả những hệ thống trên, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Mekong.
Kiểm toán Nhà nước kiến nghị Ủy ban sông Mekong Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mekong 1995 nghiên cứu, trao đổi, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, đề xuất xây dựng các văn bản, hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước trên dòng nhánh; đồng thời đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý, sử dụng nước lưu vực sông Mekong.
Đăng KhoaTừ khóa » Nguồn Nước Sông Mekong
-
Ngoại Giao Nguồn Nước Sông Mekong Hướng Tới Sự Phát Triển Bền ...
-
Giải Pháp Nào Sử Dụng Nguồn Nước Sông Mekong Hiệu Quả, Bền ...
-
Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Mekong | Môi Trường
-
Mực Nước Sông Mekong Thấp Kỷ Lục Năm Thứ 3 Liên Tiếp
-
Không Quá Lo Ngại Khi Mực Nước Sông Mê Kông Cao Bất Thường
-
Hội Thảo “Sử Dụng Bền Vững Nguồn Nước Sông Mekong” - CTU
-
Thiệt Hại Hàng Nghìn Tỷ Do Suy Giảm Nguồn Nước Sông Mê Công
-
Minh Bạch Hóa Quản Trị Nguồn Nước Lưu Vực Sông Mekong Dựa Trên ...
-
[PDF] Bối Cảnh Phát Triển Lưu Vực Sông Mê Kông Và Giải Pháp ứng Phó Cho
-
Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Nguồn Nước Sông Mekong
-
Mê Kông – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nước Sông Mê Kông Cao Hơn Trung Bình Nhiều Năm
-
Kiểm Toán Nắm Vai Trò Quan Trọng Trong Công Tác Quản Lý Nguồn ...