Nuôi Bò Sinh Sản Như Thế Nào để Nhanh Sinh Lợi Cho Nông Dân?
Có thể bạn quan tâm
Nuôi bò vẫn là hình thức chăn nuôi phổ biến nhất trong nền nông nghiệp của nước ta. Bên cạnh việc nuôi thúc lấy thịt bán trong thời gian ngắn thì việc nuôi bò sinh sản cũng được người dân rất quan tâm. Với bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăn nuôi như thế nào để nhanh sinh lợi mà tiết kiệm công sức cũng như vốn đầu tư nhất. Chúng tôi sẽ cung cấp những kiến thức từ việc chọn bò giống, dựng chuồng trại, cách cho ăn uống, phối giống cho đến những dấu hiệu bò mang thai, cách chăm sóc bò cái,… Hãy cùng tìm hiểu nếu bạn muốn áp dụng hình thức này nhé! Chắc chắn sẽ có nhiều thông tin bổ ích dành cho bạn.
Cách chọn bò giống sinh sản:
Việc chọn bò giống là khâu khá quan trọng trong quá trình nuôi bò sinh sản. Để có những con bò cái giống tốt nhất, bạn hãy dựa vào những yếu tố sau đây:
- Bộ phận vú của bò phải đầy đủ 4 vú và phát triển đều nhau. Da vú không quá dày, bề mặt da mềm mại, dễ dàng nhìn thấy những đường tĩnh mạch nổi trên da;
- Khung xương sườn của bò giống phải nở rộng, bụng chỉ cần to vừa phải, lưng thẳng;
- 4 chân bò chắc khỏe, đứng vững. Đặc biệt là phần móng không được hở;
- Phần khung xương chậu (mông bò) cần nở rộng để dễ dàng khi sinh nở;
- Đầu bò cái giống không cần quá to, mõm, mũi nên to, rộng, răng trắng sáng, sạch sẽ và phát triển đồng đều nhau;
- Ngoài ra, những đặc điểm như cổ thanh mảnh, nhiều nếp nhăn cũng nên được quan tâm;
- Đặc biệt, đối với việc chọn nuôi bò sinh sản, những con bò giống cần nhanh nhẹn, khỏe mạnh, thân thiện, cơ thể cân đối và lớp lông trên da không cần quá rậm rạp.
Cách dựng chuồng trại
Chuồng trại cho bò cũng quan trọng như ngôi nhà của con người. Đối với việc dựng chuồng để nuôi bò sinh sản càng nên cẩn trọng vì giai đoạn bò đẻ khá nhạy cảm.
Để tránh gió và đón nhiều ánh nắng, giúp cho bò phát triển khỏe mạnh và sinh sản tốt nhất bạn nên chọn hướng chuồng về hướng Nam hay Đông Nam.
Chuồng trại nên đặt nơi khô ráo, thoáng mát, cách xa khu vực sinh hoạt của gia đình. Nền chuồng không để đọng nước. Có thể dùng nền đất được đầm kỹ hoặc tráng xi măng hay lót gạch,… nhưng luôn nhớ việc giữ nền chuồng thông thoáng, có rãnh thoát nước.
Để bò vận động thoải mái, bạn nên tạo một khoảng sân đủ rộng.
Cách cho bò ăn uống
Thức ăn và cách cho ăn
Thức ăn để nuôi bò sinh sản không chỉ đơn giản là cỏ tươi hay rơm rạ. Bạn cần xây dựng một khẩu phần ăn đa dạng cho chúng. Ngoài rơm rạ và cỏ tươi, bạn còn cho bò ăn thân cây bắp (ngô), những cây trồng họ đậu, ngọn cây mía, thức ăn trộn sẵn hay bánh dầu,…
Khẩu phần ăn của bò mỗi ngày gồm từ 35 – 37kg đối với những con bò cái có trọng lượng khoảng 240 – 260kg. Trong đó chia theo tỷ lệ như sau:
- Nguồn dinh dưỡng chủ yếu để nuôi bò sinh sản vẫn là những loại thức ăn thô xanh, chiếm đến 70% khẩu phần, nằm trong khoảng từ 24 – 25kg cho mỗi con trong 1 ngày.
- Thức ăn thô xanh chiếm 20% khẩu phần, nằm trong khoảng 7 – 8kg cho mỗi con trong 1 ngày.
- Thức ăn tinh như các loại cám, bột có sẵn trên thị trường chiếm 10% khẩu phần ăn của bò.
Nước uống
Bên cạnh việc cho ăn, bạn cần lưu ý cung cấp đầy đủ nước uống cho bò hàng ngày. Nước cho bò uống cần đảm bảo sạch sẽ. Mỗi chú bò trưởng thành cần 40 – 50 lít nước mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Đối với những con bò cái mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ, nhu cầu nước sẽ tăng lên rất nhiều, lên đến gấp đôi so với bình thường. Giai đoạn này bạn cần đáp ứng đầy đủ nhu cầu để hoàn thành thai kỳ tốt đẹp nhé!
Khi cho bò uống nước, bạn cần dựa vào tình hình thời tiết mà cung cấp lượng nước phù hợp. Những ngày mưa, nhu cầu nước không cao, chỉ nằm trong mức 20 – 25 lít nước sạch mỗi ngày. Nhưng những ngày nắng, bạn cần tăng lượng nước lên đến 60 – 70 lít.
Phối giống, chăm sóc và phòng bệnh
Khi nuôi bò sinh sản bạn cần lưu ý tuổi đủ thuần thục để cho phối giống lần đầu tiên là 1,5 tuổi. Bò cái giống phải đạt trọng lượng tối thiểu từ 170kg.
Đặc điểm nhận biết bò động dục là: biếng ăn hơn so với ngày thường, phần âm hộ chuyển màu hồng đỏ. Đặc biệt là chúng hay rống và nhảy lên cơ thể con bò khác…
Bạn nên cho phối giống ngay khi có những dấu hiệu trên đừng để quá lâu vì 10 – 20 giờ sau khi động dục là thời điểm phối giống cho bò cái hiệu quả nhất đấy!
Dấu hiệu bò mang thai
Thông thường người dân nuôi bò sinh sản dựa vào 3 cách sau đây để nhận biết bò mang thai:
Dựa vào ngày phối giống
Nếu sau 21 ngày kể từ ngày phối giống mà bò cái không có dấu hiệu động dục nữa thì nghĩa là bạn đã phối giống thành công, bò cái đã bắt đầu thai kỳ.
Dựa vào những dấu hiệu bên ngoài
Nhìn vào đặc điểm bên ngoài của bò cái bạn cũng dễ dàng nhận biết chúng đã mang thai hay chưa. Cụ thể những biểu hiện sau:
- Phần bụng bên trái có dấu hiệu to dần;
- Bầu vú sung căng, tăng dần về kích thước, bầu vú săn chắc, núm vú se nhỏ lại, không còn nếp nhăn. Nặn thử núm vú xuất hiện tia sữa;
- Âm hộ những con bò mang thai không còn mở rộng mà chúng có xu hướng héo lại, thụt vào trong và xuất hiện nhiều nếp nhăn nhỏ;
- Khi bò đã mang thai được mấy tháng, sờ vào phần bụng bạn sẽ cảm nhận được sự chuyển động của bê con.
Dựa vào việc khám thai
Đây là cách mà những bác sỹ thú y hoặc cả những nông dân có kinh nghiệp làm mới biết chính xác. Việc khám xem bò có thai hay chưa được tiến hành thủ công bằng cách sau đây:
- Đưa bò vào cũi hay đặt giữa 2 thanh tre ngang 2 chân để không bị bò đá;
- Đeo găng ty nilong đến nách;
- Móc phân bò ở trực tràng ra sau đó đụng vào phần tử cung để kiểm tra;
- Nếu thấy tử cung to hơn bình thương và có cảm giác động như khi cầm quả trứng non nghĩa là bò đã mang thai.
Chăm sóc bò cái khi mang thai
Đối với những con bò cái mang thai, mỗi ngày chúng tiêu thụ lượng thức ăn từ 35 – 40kg. Trong đó, thức ăn xanh chiếm 70 – 80%, thức ăn khô như rơm rạ mỗi ngày tầm 2 – 3kg và khoảng 1 – 2kg thức ăn trộn sẵn để bổ sung muối, bột xương và khoáng chất cho bò mẹ nuôi thai.
Trong suốt thai kỳ, bạn nên cho bò nghỉ ngơi, ngưng cho kéo cày hay làm những công việc nặng.
Thời gian bò cái mang thai cho đến lúc sinh sản thường mất 280 – 285 ngày. Hãy can thiệp ngay khi quá trình sinh nở gặp khó khăn. Sau khi chúng sinh xong, bạn cắt dây rốn cho bê con và sát trùng ngay vết thương để tránh nhiễm trùng.
Đừng nên tách ngay bê con đi chuồng khác. Hãy để bê con bên cạnh bò mẹ để mẹ chăm sóc.
Như vậy, đến đây bạn đã nắm được cơ bản việc nuôi bò sinh sản từ khâu chuẩn bị chuồng trại, chọn giống, cho ăn uống, phối giống, nhận biết bò đã mang thai và đặc biệt là cách chăm sóc bò giai đoạn có thai như thế nào. Nếu có khả năng thì việc nuôi bò này sẽ đem lại nguồn thu khá cao so với việc nuôi bò lấy thịt đấy. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công mô hình kinh tế này.
Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công!
3/5 - (2 bình chọn)Từ khóa » Chu Kỳ Sinh Sản Của Bò
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Và Bê Lai | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Phát Hiện động Dục Và đỡ đẻ Cho Bò - DairyVietnam
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Cái Sinh Sản
-
Đặc điểm Sinh Sản Bò Cái - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Nhốt Chuồng
-
Cách Xác định Bò động Dục Và Thời điểm Phối Giống Thích Hợp Cho ...
-
Sinh Lý Sinh Sản Của Bò Cái - DairyVietnam
-
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Từ Chuyên ...
-
[DOC] Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản I. Khái Niệm Bò Sinh Sản
-
Phát Hiện động Dục Và Thời điểm Phối Giống Trên Bò Sữa
-
[PDF] QUY TRÌNH KỸ THUẬT