Phát Hiện động Dục Và Thời điểm Phối Giống Trên Bò Sữa
Có thể bạn quan tâm
Việc phát hiện động dục và xác định thời điểm phối thích hợp rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản và hiệu quả chăn nuôi bò sữa, vì khi bò sữa đậu thai, sinh sản thành công thì người chăn nuôi mới khai thác được sữa, nếu người chăn nuôi không phát hiện và sử dụng được thời gian động dục hoặc chậm trễ thì phải chấp nhận trễ 1 chu kỳ tức chậm lại 21 ngày nữa.
Vì vậy, việc xác định được chính xác thời điểm động dục chín muồi để thụ tinh cho bò là công việc khá quan trọng cho việc đảm bảo hiệu quả, khai thác tối ưu lợi thế của chăn nuôi bò sữa... Song hiện tượng động dục của bò không dễ phát hiện, thường chỉ có những người chăn nuôi giàu kinh nghiệm và chịu khó quan sát theo dõi hàng ngày mới phát hiện chính xác thời điểm động dục để báo cho dẫn tinh viên đến gieo tinh cho bò được kịp thời.
1. Phương pháp phát hiện động dục
Để phát hiện chính xác bò sữa động dục, người chăn nuôi cần nắm được các đặc điểm sau:
- Đối với bò cái tơ tuổi động dục có thể bắt đầu từ 12 - 14 tháng tuổi, tuy nhiên không nên cho phối giống giai đoạn này vì cơ thể bò cái chưa thành thục, phối giống sớm sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bò cái sau này, vì vậy nên bỏ qua 2 - 4 lần động dục tiếp theo tức là cho bò phối giống lúc 16 - 18 tháng tuổi. Chu kỳ động dục của bò cái dao động từ 17 - 23 ngày, trung bình là 21 ngày.
- Đối với bò rạ thời gian động dục có thể diễn ra từ 20-30 ngày sau khi đẻ, tuy nhiên cũng không nên phối giống cho bò trong giai đoạn này mà tốt nhất là phối vào lần động dục thứ 2 tức là 45-60 ngày sau khi đẻ. Đối với bò có sản lượng sữa cao thì nên phối giống vào tháng thứ 3 hoặc thứ 4 để kéo dài chu kỳ vắt sữa.
Để cho việc phát hiện bò sữa động dục được tốt và hiệu quả cần phải:
- Có sổ sách ghi chép các số liệu sinh sản của mỗi con bò: Tuổi, ngày đẻ lần cuối, các lần đẻ có diễn ra bình thường không? ngày động dục gần nhất?...
- Quan sát để phát hiện động dục ba lần trong một ngày (sáng, trưa, tối), tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối). Độ dài mỗi lần quan sát phụ thuộc vào số lượng gia súc trong đàn, thông thường mỗi lần từ 15 đến 30 phút.
2. Biểu hiện bò động dục
- Triệu chứng: Bò ít ăn, giảm sữa, hay nhớn nhác nhìn ngó, kêu rống, thích gần hít ngửi âm hộ và nhảy lên lưng con khác hoặc để con khác nhảy (nếu con ở dưới đứng yên thì bản thân con đó đang lên giống, nếu con ở dưới chạy thì con nhảy lại là con lên giống trừ trường hợp cả hai con đều lên giống).
- Biểu hiện cơ quan sinh dục: Âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn trong, lỏng sau đặc dần. Kiểm tra bên trong thấy tử cung cứng hơn bình thường.
3. Thời điểm phối giống
- Thời gian rụng trứng của bò cái là 10-12 giờ sau khi kết thúc động dục và trứng chỉ sống được 6-10 giờ sau khi rụng, còn tinh trùng sống được trong cơ quan sinh dục của bò cái khoảng 12-18 giờ. Vì vậy ta phải chọn thời điểm phối giống thích hợp, nên phối giống cho bò vào thời điểm nước nhờn keo dính, âm hộ hơi mở, niêm mạc chuyển từ màu đỏ hồng sang nhạt, lúc đó bò có biểu hiện đứng yên khi con khác nhảy lên.
- Thường thì người ta xác định thời điểm phối giống theo quy luật sáng – chiều tức là nếu thấy bò có biểu hiện động dục buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều, nếu bò động dục buổi chiều thì phối giống vào buổi sáng hôm sau.
4. Theo dõi sau phối giống
Khi bò cái đã thụ thai thì sau 21 ngày sẽ không có biểu hiện động dục trở lại. Vì vậy, sau khi bò được gieo tinh xong, chủ nuôi phải ghi chép lại các số liệu như: Ngày gieo tinh, số hiệu tinh, người gieo tinh để theo dõi bò trong 1 - 2 chu kỳ kế tiếp xem bò có hiện tượng động dục trở lại hay không, từ đó có thể khẳng định bò đã được thụ thai hay chưa. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn thì người chăn nuôi nên nhờ thú y khám thai cho bò vào thời điểm 3 tháng và 7 tháng sau khi phối để chắc chắn là bò đã mang thai, tránh trường hợp khi cạn sữa cho bò để chờ đẻ mà cuối cùng bò lại chưa mang thai.
Xuân Duy – TTKN Lâm Đồng
Từ khóa » Chu Kỳ Sinh Sản Của Bò
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Và Bê Lai | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
Phát Hiện động Dục Và đỡ đẻ Cho Bò - DairyVietnam
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Cái Sinh Sản
-
Nuôi Bò Sinh Sản Như Thế Nào để Nhanh Sinh Lợi Cho Nông Dân?
-
Đặc điểm Sinh Sản Bò Cái - Cây Trồng Vật Nuôi
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn - UBND Tỉnh Cà Mau
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản. Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sinh Sản Nhốt Chuồng
-
Cách Xác định Bò động Dục Và Thời điểm Phối Giống Thích Hợp Cho ...
-
Sinh Lý Sinh Sản Của Bò Cái - DairyVietnam
-
MỘT SỐ LƯU Ý TRONG CHĂN NUÔI BÒ SINH SẢN
-
Kỹ Thuật Nuôi Bò Sinh Sản Sử Dụng Đệm Lót Sinh Học Từ Chuyên ...
-
[DOC] Kỹ Thuật Chăn Nuôi Bò Sinh Sản I. Khái Niệm Bò Sinh Sản
-
[PDF] QUY TRÌNH KỸ THUẬT