Nuôi Cá Hường, Cách Chăm Sóc, điều Kiện Sống Của Loài Cá Này
Có thể bạn quan tâm
Nuôi cá cảnh là một trong những thú vui của rất nhiều người. Hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh khác nhau, mỗi loài đều có một nét đẹp, nét độc đáo riêng. Một trong những loài cá cảnh được nhiều người yêu thích hiện nay đó chính là cá hường.
Cá hường thu hút nhiều người là nhờ thói quen đặc biệt đó là “hôn nhau” mỗi khi gặp nhau. Đây cũng là loài cá có khả năng thích nghi cao nên rất phù hợp với những người mới nuôi.
Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về loài cá này, cách chăm sóc cũng như điều kiện sống của chúng nhé!
Xem thêm: Cách nuôi và chăm sóc cá vàng đuôi quạt (Fantail)
I. Cá hường là cá gì?
Cá hường hay còn gọi là cá mùi có tên tiếng Anh là Kissing Gourami, đây là loài cá nước ngọt thuộc giống Helostoma họ Helostomatidae.
Dưới đây là bảng tổng quan về cá hường:
Cấp độ chăm sóc: | Trung bình |
Tính cách: | Hơi hung hăng |
Mẫu màu: | Hồng hoặc xanh |
Tuổi thọ: | 5 - 7 năm |
Kích thước: | Lên đến 12" |
Chế độ ăn: | Ăn tạp |
Thuộc họ: | Helostomatidae |
Kích thước bể tối thiểu: | 190 lit |
Thiết lập bể: | Nước ngọt |
Tương thích: | Cộng đồng cá có kích thước tương tự |
Loài cá này được khá nhiều bạn trẻ và những người yêu cá cảnh ưa chuộng. Chúng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cụ thể là từ Thái Lan và Indonesia.
Tại Việt Nam, cá hường được phân bố nhiều tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Xem thêm: Cách nuôi cá Phượng Hoàng: Cách cho ăn, chăm sóc và tạo bể nuôi
Điểm nổi bật của cá hường đó chính là có cơ quan hô hấp phụ, được sử dụng để lấy oxy từ không khí. Đây là một bộ phận rất hữu ích vì nó cho phép chúng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt, khi oxy trong nước xuống thấp
Hầu hết các cửa hàng cá cảnh đều có bán loài cá này nên bạn có thể tìm kiếm rất dễ dàng. Mỗi con có giá khoảng dưới 100.000 đồng và sẽ sống trong vòng từ 5 - 7 năm trong một bể cá khỏe mạnh. Đừng ngạc nhiên nếu chúng sống lâu hơn nữa, một số chúng đã được biết là đến 25 tuổi!
Hành vi điển hình
Loài cá này đặc biệt với hành vi “hôn nhau” mỗi khi gặp nhau. Hành động này có vẻ lãng mạn - ngọt ngào, nhưng không thực ra đó là một hình thức chiến đấu trên lãnh thổ, thường là giữa những con cá đực. Chiến đấu sẽ giảm khi chúng trưởng thành và xác định rõ ràng lãnh thổ giao phối của chúng.
Đôi khi sự xâm lược này có thể được hướng vào những loài cá khác trong cùng một bể cá. Nếu điều này xảy ra thường xuyên xảy ra thì bạn không nên nuôi chung những loại cá này với nhau để đảm bảo sự an toàn cho những loài cá mà bạn yêu thích.
Xem thêm: Cách nuôi cá Thiên Thần: cho ăn, chăm sóc và nhân giống
II. Đặc điểm của cá hường
Đặc điểm đầu tiên bạn sẽ chú ý về cá hường đó chính là cái miệng của chúng. Miệng chúng sẽ nhô ra khỏi cơ. Hàm của chúng có một khớp bổ sung làm tăng góc mà miệng chúng có thể mở ra giúp chúng có thể tiếp cận nhiều thức ăn hơn.
Đặc điểm thứ hai được coi là yếu tố đặc trưng của cá hường đó chính là đôi môi. Đôi môi lúc nào cũng trông như đang chu môi trong tư thế sẵn sàng hôn.
Cơ thể của cá hường có hình dạng tương tự như những loài cá Gourami khác. Thân của loài cá này khá dài được bao phủ một lớp vảy nhỏ và cứng, mỗi con có thể to lên tới 12 inch khi trưởng thành hoàn toàn (chúng thường nhỏ hơn trong điều kiện nuôi nhốt)
Chúng có vây lưng và vây hậu môn ngắn chạy dọc theo cơ thể, từ phía sau đầu đến vây đuôi. Các vây ngực dài hơn và tròn hơn.
Xem thêm: Cách nuôi cá Mây Trắng, thức ăn, chăm sóc, sinh sản và tạo bể cá
Bạn thường thấy chúng có hai màu chính đó là màu hồng nhạt và xanh bạc. Một số bị lốm đốm hoặc xuất hiện khoang màu đậm nhạt.
Một giống đột biến của cá hường đã được nhân giống cho ngành công nghiệp cá cảnh hiện nay có thân hình ngắn và tròn hơn. Mặc dù có một số người thích sự đa dạng của giống mới này, nhưng nhược điểm của chúng là yếu hơn và không sống lâu.
III. Điều kiện sống và bể
Cá hường sống tự nhiên ở vùng nước ngọt nhiệt đới Đông Nam Á. Chúng thích nước chảy chậm với thảm thực vật dày đặc, thường thì những chiếc ao và đầm lầy là môi trường phù hợp nhất với chúng.
Mức oxy trong những môi trường sống này có thể thấp hơn so với các dòng sông có dòng chảy nhanh.
Xem thêm: Cách nuôi cá La Hán, thức ăn, nhân giống, chăm sóc trong bể cá
Loài cá này có khả năng thích nghi rất cao, vì vậy chúng có thể sống sót trong nhiều điều kiện khác nhau. Chúng thường sống ở vùng khí hậu có nhiều ánh sáng mặt trời cùng với sự phong phú của thực vật có thể che bóng nước bên dưới môi trường sống của chúng.
Thiết lập bể
Chất nền mềm để phủ đáy bể như cát mịn là sự lựa chọn lý tưởng cho cá hường. Đôi khi, loài cá này của bạn sẽ chọc quanh chất nền để tìm kiếm thức ăn, vì vậy những viên sỏi thô có thể làm trầy xước chúng.
Tiếp theo bạn có thể chọn một số [cây sống thủy sinh] để đặt trong bể cá. Hãy tạo cho chúng một không gian vừa phải, không quá chật chội nhưng cũng không quá rộng rãi. Thỉnh thoảng cá hường sẽ bơi lên bề mặt để thở, vì vậy bạn không nên chặn bề mặt bể nhé.
Cá hường sống chủ yếu ở môi trường nước ngọt, nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng trong phạm vi 72-82 ° F tức là 25 đến 30 độ C, độ pH thích hợp cho cá phát triển là từ 6 đến 8. Chúng cũng có thể sống ở môi trường pH thấp hơn, nhưng phát triển chậm.
Xem thêm: Cách nuôi cá vàng mắt lồi, thức ăn và tạo bể cá thế nào?
Tất nhiên, khi thiết lập bể cá bạn sẽ không thể bỏ qua máy lọc nước bể cá và [máy sưởi bể cá]. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn ánh sáng hồ cá theo đúng tiêu chuẩn, cá hường không thích những dòng chảy mạnh nên bạn không cần sủ dmáy bơm không khí đâu nhé.
IV. Cá hường thích hợp với những loại bể cá nào?
Kích thước bể tối thiểu cho một cặp cá hường giao phối khoảng 190 lít nước.
Sau 190 lít nước đầu tiên cho một cặp, bạn có thể cho thêm 120 đến 160 lít nước cho mỗi con cá được thêm vào bể.
Cá hường sẽ sống rất dễ dàng trong một cộng đồng các loại cá phù hợp. Những loài cá có thể sống chung với chúng cần có khả năng đối phó với bản tính bán hung hăng của chúng.
Xem thêm: Cách nuôi cá Koi đúng chuẩn, chúng ăn gì và sinh sản như thế nào?
Còn với các loài cá Gourami khác, bạn không nên cho sống chung một bể với cá hường vì cá hường sẽ rất hung dữ đối với những con cá trông giống mình. Vì vậy, lựa chọn tốt nhất cho bạn là nên chọn những loài cá khỏe mạnh và có kích thước tương tự với chúng.
Một số loài cá thích hợp sống chung với cá hường đó là: [cá tứ vân] , [cá Congo Tetra], [cá mang rổ], cá kiếm, cá mai quế, ...
Nên tránh nuôi chung với các loài nhỏ vì chúng không thể tự vệ và dễ bị ăn thịt.
Nếu bạn phát hiện ra bất kỳ sự bắt nạt nào trong bể cá thì điều bạn cần làm để đảm bảo an toàn đó là phải tách cá nuôi riêng.
Xem thêm: Cách nuôi cá Tetra - chăm sóc - thức ăn và sinh sản
Nuôi nhiều con cá hường trong cùng một bể
Giữ những con cá hường sống chung với nhau có thể rất khó khăn vì chúng thường hướng sự hung dữ của chúng về phía những con cá trông giống mình.
Khi nuôi, bạn nên nuôi một cặp cá bao gồm một con đực và một con cái có lẽ sẽ yên bình hơn. Bạn cũng có thể nuôi một nhóm lớn hơn nhưng sẽ nguy hiểm hơn và sẽ cần một bể lớn hơn nhiều.
V. Nên cho cá hường ăn gì?
Đây cũng là một trong những loài cá ăn tạp nên rất dễ nuôi. Chúng có thể ăn cả thực vật và thịt, vì vậy bất cứ thứ gì bạn thêm vào bể cũng sẽ được chúng vui vẻ ngấu nghiến.
Thường thì thực vật sẽ chiếm một phần lớn trong chế độ ăn uống của chúng. Những chiếc răng nhỏ xíu trên môi giúp chúng lấy tảo từ đá và phá vỡ thảm thực vật lớn hơn. Chúng cũng sẽ ăn côn trùng nếu có cơ hội.
Xem thêm: Cá nóc lùn ăn gì? Cách nuôi, nhân giống, chăm sóc trong bể cá
Bạn có thể thêm các loại rau xanh như: rau diếp, rau bina và bí ngồi vào bể để đáp ứng nhu cầu của chúng đối với những chất từ thực vật.
Các loại cám mịn, bột ngũ cốc, bột cá lạc hay phụ phế phẩm từ các nhà máy đông lạnh là một trong những thức ăn yêu thích của chúng. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng trứng nước, giun hoặc tôm ngâm nước muối vào chế độ ăn uống của chúng.
Nếu bạn chọn sử dụng thực phẩm khô, hãy bổ sung chúng bằng thực phẩm sống và đông lạnh để đảm bảo rằng cá hường của bạn có được tất cả các chất dinh dưỡng mà chúng cần. Thực phẩm có chứa carotenoids giúp duy trì màu sắc của chúng .Cẩn thận không cho chúng ăn quá nhiều, tốt nhất nên cho ăn một hoặc hai lần một ngày trong vòng hai phút.
VII. Hướng dẫn chăm sóc cá hường
Chăm sóc cá hường cũng giống như cách chăm sóc cho hầu hết các loài cá cảnh khác.
Xem thêm: Cá nô lệ ăn gì? Cách nuôi, chăm sóc và nhân giống trong bể cá
Tất cả mà chúng cần là một môi trường sạch sẽ để chúng phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên thường xuyên làm sạch bể dể hạn chế các loại [bệnh tật thường gặp ở cá].
Nên cố gắng duy trì điều kiện nước ổn định vì những thay đổi đột ngột có thể giết chết cá của bạn hoặc khiến chúng dễ bị bệnh hơn nhiều.
Một trong những điều bạn cần chú ý đó là nhiệt độ phòng không nên quá khác biệt với nhiệt độ nước trong bể. Nếu có sự khác biệt rõ rêt, cá hường có thể tự làm hòng cơ quan hô hấp của chúng.
Để chăm sóc tốt cho những loài cá hường, bạn cũng nên lựa chọn chế độ ăn uống sao cho phù hợp nhất với chúng. Nếu chế độ ăn uống của chúng không đa dạng và không đầy đủ chất dinh dưỡng, hệ thống miễn dịch của chúng sẽ bị suy yếu.
Xem thêm: Cá chình nước ngọt có mấy loại? Đặc điểm, cách nuôi và cách chăm sóc
Nếu bạn thực hiện đúng theo những hướng dẫn trên thì chắc chắn cá hường sẽ luôn mạnh khỏe và rất khó mắc bệnh. Tuy nhiên, đôi khi chũng vẫn không thể tránh khỏi bệnh tật, đặc biệt là những bệnh thường gặp ở cá như bệnh đốm trắng, bệnh xói mòn đầu cá.
Hai bệnh này thường xảy ra là do bổ sung thêm một số loài cá mới vào bể cá. Các triệu chứng thường găp của bệnh đó là chúng không còn hứng thú với việc ăn uống và mắt đục. Vì vậy, để năng chặn mầm bệnh xâm nhập vào bể cá, bạn nên kiểm dịch cá mới và làm sạch thiết bị đã qua sử dụng.
VII. Cách nhân giống cá hường
Khi bạn muốn nhân giống một cặp cá hường, trước tiên bạn phải cho chúng ăn thức ăn chất lượng cao có đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng tỷ lệ thực phẩm sống trong chế độ ăn uống của họ.
Bạn cũng cần tạo ra các điều kiện hoàn hảo trong bể của bạn đó là bể phải sạch và trong phạm vi nhiệt độ ưa thích của chúng (25 - 30 °C).
Xem thêm: Các loại cá vàng được ưa chuộng nhất hiện nay
Khi sẵn sàng giao phối, cặp đôi sẽ bắt đầu khoanh tròn nhau. Hành vi này sẽ tăng cường cho đến khi họ dính đuôi và hôn.
Bất thường đối với các loài trong họ cá này là chúng không tạo ra một tổ bong bóng khi sinh sản. Con đực sẽ quấn mình quanh con cái và lật ngược con cái lại, lúc đó con cái sẽ phóng trứng ra để con đực thụ tinh. Trong quá trình này, có thể có hàng ngàn quả trứng được phóng ra.
Sau khi trứng đã nổi lên bề mặt, bạn nên di chuyển cá cái cà cá đực sang một bể khác để cá con được an toàn. Cá con sẽ nở sau một ngày. Lúc này, chúng sẽ quá nhỏ để ăn thức ăn của những con cá trưởng thành, vì vậy bạn hãy cho chúng ăn infusoria, tôm ngâm nước muối hoặc thức ăn nghiền cho đến khi chúng trưởng thành.
VIII. Cá hường có phù hợp với bạn không?
Cá hường là một loài cá rất thú vị với một số hành vi độc đáo, tiêu biểu là "hôn nhau". Chúng hơi hung hăng, nhưng nếu bạn chọn đúng bạn của chúng thì sẽ không cần phải lo lắng gì. Ngoài ra loài cá này cũng rất dễ nuôi, ít bệnh tật vì vậy nếu bạn là người mới bắt đầu chơi hay chơi cá cảnh lâu năm cũng đều có thể lựa chọn chúng để bổ sung vào bể cá yêu thích của mình.
Xem thêm: Cá Betta là gì? Hướng dẫn cách nuôi và cách chăm sóc
Trên đây là những thông tin cơ bản về cá hường cũng như cách thiết lập bể, cách chăm sóc, cách nhân giống, ... Hy vọng bài viết hữu ích với bạn. Chúc bạn thành công!
Từ khóa » Cá Hường Là Cá Nước Ngọt Hay Nước Mặn
-
Cá Hường – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cá Hường (cá đổng) Tươi Sống Giàu Dinh Dưỡng Giá Rẻ - Vựa Hải Sản
-
Cá Hường Tươi Sống
-
Cá Hường
-
Cá Hường, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki
-
Hai Cách Chế Biến Cá Hường đơn Giản Mà Ngon Miệng
-
Cách Chọn Cá Hường Tươi Ngon, Không Sợ Mua Nhầm Cá ươn
-
Tổng Hợp 12 Cá Hường Nước Ngọt Tốt Nhất - M & Tôi
-
Cá đổng Là Cá Gì? Thực Phẩm Nhiều Dinh Dưỡng Chế Biến Nhiều Món ...
-
55+ Loại Cá Nước Ngọt Thịt Ngon Phổ Biến Ở Việt Nam & Thế Giới
-
26 Món Cá Hường Nấu Canh Cá Hường Nấu Ngọt Của Rose ...
-
Cá Hường - Haisantuoi
-
Những Loại Cá Nước Ngọt (cá Sông) Ngon Nhất Thế Giới