Ở điều Kiện Thường Chất Nào Sau đây Là Chất Khí Có Mùi Khai

Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất khí có mùi khaiChất khí có mùi khaiNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Khí có mùi khai là

  • Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất khí có mùi khai
  • Tính chất hóa học của Amin 
  • Câu hỏi vận dụng liên quan 

Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất khí có mùi khai được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến nội dung bài học Hóa 12 bài 9: Amin. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất khí có mùi khai

A. Ancol etylic

B. Axit axetic

C. Etylamin

D. Anilin

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Metylamin (CH3NH2) là chất khí ở điều kiện thường.

Anilin, Etyl axetat ở thể lỏng ở đk thướng

Alanin ở thể rắn ở điều kiện thường

Tính chất hóa học của Amin 

1. Tính bazơ của Amin

– Các phản ứng thể hiện tính bazơ

a) Amin tác dụng với dung dịch axit

CH3NH2 + H2SO4 → CH3NH3HSO4

2CH3NH2 + H2SO4 → (CH3NH3)2SO4

b) Amin tác dụng với dung dịch muối tạo bazơ không tan

2CH3NH2 + MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2CH3NH3Cl

3. Phản ứng nhận biết bậc của amin

Nếu là amin bậc I khi phản ứng với HNO2 tạo khí thoát ra:

RNH2 + HNO2 → ROH + N2 + H2O

Anilin phản ứng tạo muối điazoni ở 0 → 50C:

C6H5NH2 + HNO2 → C6H5N2+Cl– + 2H2O

Nếu là amin bậc II thì tạo hợp chất nitrozo màu vàng nổi trên mặt nước:

RNHR’ + HNO2 → RN(NO)R’ + H2O

Amin bậc III không có phản ứng này.

4. Phản ứng nâng bậc amin

RNH2 + R’I → RNHR’ + HI

RNHR’ + R’’I → RNR’R’’ + HI

5. Phản ứng riêng của Anilin

Anilin là amin thơm nên không làm đổi màu quỳ tím thành xanh.

Anilin tạo kết tủa trắng với dung dịch nước Brom:

C6H5NH2 + 3Br2 \overset{H_{2} O}{\rightarrow}\(\overset{H_{2} O}{\rightarrow}\) C6H2Br3NH2 + 3HBr

⇒ Phản ứng này được dùng để nhận biết anilin.

Câu hỏi vận dụng liên quan

Câu 1. Amin nào sau đây thuộc loại amin bậc hai?

A. Metylamin

B. Trimetylamin

C. Đimetylamin

D. Phenylamin

Xem đáp ánĐáp án C

Bậc của amin là số nhóm gắn vào N thế H trong phân tử NH3.

Metylamin: CH3NH2

Trimetylamin: (CH3)3N

Đimetylamin: (CH3)2NH

Phenylamin: C6H5NH2

Câu 2. Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:

A. Amoni clorua, metyl amin, natri hidroxit.

B. Metyl amin, amoniac, natri axetat.

C. Anilin, metyl amin, amoniac.

D. Anilin, amoniac, natri hidroxit.

Xem đáp ánĐáp án B

Chất làm quỳ tím chuyển sang màu xanh thì phải có tính bazơ, ví dụ như các amin, hidroxit của kim loại kiềm, kiềm thổ (Ca, Ba) và các amino axit có số nhóm –NH2 > -COOH.

Câu 3. Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là:

A. Do phân tử amin bị phân cực mạnh.

B. Do amin tan nhiều trong H2O.

C. Do nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị hút về phía N.

D. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Xem đáp ánĐáp án D

Nguyên nhân gây nên tính bazơ của amin là: Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton.

Câu 4. Cho các dung dịch: C6H5NH2 (anilin), CH3NH2, C2H5OH, NaOH, K2CO3, (C2H5)2NH, NH4Cl. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

Xem đáp ánĐáp án B

C6H5NH2 không làm đổi màu quỳ

CH3NH2, (C2H5)2NH có tính bazơ mạnh hơn amoniac → làm quỳ chuyển xanh

NH4Cl là muối tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh → có tính axit → làm quỳ chuyển đỏ

NaOH là bazơ mạnh → làm quỳ chuyển xanh

K2CO3 là muối tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh → có tính bazơ → làm quỳ chuyển xanh

→ có 5 dung dịch làm quỳ chuyển màu

Câu 5. Dãy các chất sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng dần là

A. đimetylamin, etylamin, amoniac, anilin, p-nitroanilin.

B. p-nitroanilin, anilin, amoniac, đimetylamin, etylamin.

C. amoniac, p-nitroanilin, anilin, etylamin, đimetylamin.

D. p-nitroanilin, anilin, amoniac, etylamin, đimetylamin.

Xem đáp ánĐáp án D

Sắp xếp theo chiều tính bazơ tăng : các chất xếp sau có tính bazơ mạnh hơn chất trước

A, B sai vì đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e

C sai vì NH3 không có gốc đẩy hay hút e nên tính bazơ mạnh hơn p-nitroanilin có gốc p-NO2C6H4 hút e

D đúng vì

p-nitroanilin có gốc NO2- (gốc hút e) đính vào vòng nên p-NO2C6H4- hút e mạnh hơn gốc C6H5-

→ lực bazơ của p-NO2C6H4NH2 yếu hơn C6H5NH2

đimetylamin có 2 gốc CH3- đẩy e nên tính bazơ mạnh hơn etylamin chỉ có 1 gốc C2H5- đẩy e

......................

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Ở điều kiện thường chất nào sau đây là chất khí có mùi khai. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu  Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu

  • Số oxi hóa của nitơ trong NH3
  • Có thể dùng dãy chất nào sau đây để làm khô khí amoniac
  • Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa chất nào sau đây thì thu được kết tủa
  • Dung dịch NH3 có thể tác dụng được với các dung dịch

Từ khóa » Chat Co Mui Khai