Ợ Hơi Quá Nhiều Có Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
1. Ợ hơi là gì?
Trong quá trình nhai nuốt thức ăn, không khí có thể đi vào cơ thể và sau đó thoát ra ngoài bằng đường miệng, gọi là ợ hơi. Đa phần ợ hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể.
Ợ hơi là hiện tượng tiêu hóa phổ biến và bình thường của cơ thể
Ngoài ra, có một số nguyên nhân dẫn đến ợ hơi nhiều hơn là:
- Ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
- Uống bia, rượu và đồ uống có gas.
- Hút thuốc lá.
- Ăn nhiều thức ăn có tinh bột, dầu mỡ, đường.
- Căng thẳng, stress,...
Bên cạnh đó, đây cũng có thể là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, đau dạ dày,...
2. Cách phân biệt ợ hơi sinh lý và ợ hơi bệnh lý
Ợ hơi sinh lý và bệnh lý có những biểu hiện khác nhau.
Cụ thể:
2.1. Ợ hơi sinh lý
Thường xuất hiện khi:
- Ăn quá no.
- Ăn quá nhanh.
- Ăn nhiều đồ có tính kích thích như cafe, tỏi, ớt, dưa chua,...
Tần suất ợ hơn là 3 - 4 lần/1 tiếng và sẽ kết thúc sau khoảng 2 tiếng sau khi ăn. Bên cạnh đó, ợ hơi không có mùi chua và không kèm với các biểu hiện bất thường khác.
2.2. Ợ hơi bệnh lý
Nếu bạn bị ợ hơi liên tục, không chỉ sau khi ăn mà kéo dài cả ngày, kéo theo đó là các triệu chứng như hơi ợ ra có mùi chua, buồn nôn, rát họng, nóng ruột, táo bón, xì hơi,... thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Cụ thể:
-
Trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh này xảy ra do cơ vòng thực quản dưới bị giảm khả năng trương lực cơ. Bên cạnh đó, là sự tăng tiết axit dịch vị dạ dày, sự co bóp bất thường ở nhu động dạ dày khiến thức ăn, men tiêu hóa, axit dịch vị và không khí trào ngược từ dạ dày lên và gây ra chứng ợ hơi khó chịu.
-
Viêm loét dạ dày, tá tràng: đây là một tổn thương tại dạ dày và tá tràng. nếu tổn thương không được điều trị sớm thì có thể sẽ bị loét ra, gây ợ hơi liên tục.
Khi ợ hơi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý, bạn cần đi thăm khám sớm để được điều trị kịp thời, tránh ợ hơi quá nhiều gây khó chịu cũng như các biến chứng cho sức khỏe.
3. Ợ hơi quá nhiều cần làm gì để khắc phục?
Áp dụng 9+ cách dưới đây, chắc chắn tình trạng ợ hơi của bạn sẽ được cải thiện, giúp bạn cảm thấy tự tin và thoải mái hơn. Hãy thử trải nghiệm nhé.
3.1. Ăn uống chậm, nhai kỹ
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ hạn chế nuốt không khí vào bụng cùng thức ăn. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa cũng không bị làm việc quá tải. Do đó, đây là cách đơn giản nhất để tránh chứng ợ hơi khó chịu này mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.
Việc ăn chậm nhai kỹ sẽ hạn chế nuốt không khí vào bụng cùng thức ăn
3.2. Nói "không" với các đồ uống có ga
Các loại đồ uống như bia, nước ngọt có ga sẽ khiến tình trạng ợ hơi ngày càng nặng nề hơn do ga tích tụ ở dạ dày và gây đầy hơi. Do đó, để chứng ợ hơi không tìm đến bạn, tốt nhất hãy tránh xa những đồ uống này, kể cả là đồ uống có caffein hoặc cồn.
3.3. Một số loại rau củ muối chua
Một số loại rau củ muối chua cũng có thể là nguyên nhân gây ra chứng ợ hơi. Ví dụ như dưa chua, hành muối,... Do đó, nếu bạn đang bị ợ hơi liên tục, hãy tránh xa các thực phẩm này nhé.
3.4. Uống trà
Khi bị ợ hơi, bạn có thể uống trà gừng hoặc trà hoa cúc để cải thiện. Gừng và hoa cúc là thảo dược tự nhiên, có tác dụng giảm kích ứng và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa rất tốt. Bạn hãy thử một ly trà gừng hoặc trà hoa cúc sau ăn, chắc chắn chứng ợ hơi sẽ biết mất bất ngờ.
Khi bị ợ hơi, bạn có thể uống trà gừng hoặc trà hoa cúc để cải thiện
3.5. Lá bạc hà
Bạc hà tính mát nên có thể hỗ trợ giảm ợ hơi rất hiệu quả. Chỉ cần 1 ly nước sôi cho vài lá bạc hà vào là bạn đã có thức uống rất tốt cho hệ tiêu hóa rồi đó.
3.6. Luôn giữ tinh thần thoải mái
Khi bị stress, căng thẳng, bạn sẽ rất dễ thở gấp và nuốt nhiều không khí hơn bình thường. Bên cạnh đó, căng thẳng cũng dẫn đến axit trong dạ dày tiết ra nhiều hơn. Điều này làm chứng ợ hơi có cơ hội ghé thăm bạn. Hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm stress bằng cách cân bằng công việc và sở thích, nghe nhạc, đi du lịch, đọc sách,...
Hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, giảm stress
3.7. Hạn chế dùng ống hút
Ống hút có thể khiến bạn nuốt nhiều không khí vào bụng hơn. Do đó, nếu đang có sẵn chứng ợ hơi thì tốt nhất hãy uống trực tiếp bằng cốc.
3.8. Đi bộ sau ăn
Việc đi bộ nhẹ nhàng sau ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm lượng khí trong dạ dày và tránh được chứng ợ hơi. Bên cạnh đó, đi bộ cũng giúp bạn tiêu thụ calo và giữ gìn vóc dáng cân đối.
3.9. Bỏ thuốc lá
Bạn cũng sẽ nuốt lượng lớn không khí vào dạ dày khi hút thuốc lá. Việc bỏ thuốc lá không chỉ giúp giảm chứng ợ hơi mà còn rất tốt cho sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh về phổi, nặng nề nhất là ung thư phổi.
3.10. Uống thuốc
Khi bị ợ hơi quá nhiều và liên tục trong thời gian dài do tăng tiết axit dạ dày, bạn có thể uống thuốc trung hòa axit. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Ợ hơi quá nhiều gây phiền toái không ít cho sinh hoạt và sức khỏe của bạn. Áp dụng những cách trên, chứng ợ hơi hoàn toàn có thể được cải thiện và biến mất một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc. Chúc bạn thành công.
Từ khóa » Các Loại ợ Hơi
-
Phân Biệt ợ Hơi Sinh Lý Và ợ Hơi Do Trào Ngược Dạ Dày
-
Cách Phân Biệt ợ Hơi Sinh Lý Và ợ Hơi Do Bệnh Lý Dạ Dày - Kukumin IP
-
Ợ Hơi Quá Mức: Dấu Hiệu Cảnh Báo Bệnh Lý | Vinmec
-
Thường Xuyên ợ Hơi Nhiều Sau ăn, Có Nên đi Khám? | Vinmec
-
Ợ Hơi Bệnh Gì? Những Triệu Chứng đi Kèm Và Cách Khắc Phục
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
[Ợ Hơi Nên ăn Gì Và Kiêng Gì?] Lưu ý, Lời Khuyên Bác Sĩ Chuyên Khoa
-
[Ợ Hơi Là Gì?] Nguyên Nhân, Cách điều Trị Và Lưu ý Từ Bác Sĩ
-
Ợ Hơi Liên Tục Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Hiệu ...
-
Ợ Chua, ợ Hơi - Dấu Hiệu Cảnh Báo Sức Khỏe Bệnh Dạ Dày - ISofHcare
-
Ợ Hơi – Biểu Hiện, Nguyên Nhân, ăn Gì Kiêng Gì Và Cách Khắc Phục
-
Triệu Chứng Liên Quan đến Hơi - Rối Loạn Tiêu Hóa - Cẩm Nang MSD
-
Ợ Hơi Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Trị