Ở Máy Biến áp Cuộn Dây Nối Với Nguồn điện Gọi Là - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Ở máy biến áp cuộn dây nối với nguồn điện gọi là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Vật lý 12 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.
Mục lục nội dung Trắc nghiệm: Ở máy biến áp cuộn dây nối với nguồn điện gọi làKiến thức tham khảo về máy biến áp 1. Khái niệm và cấu tạo của máy biến áp2. Ứng dụng của máy biến áp3. Câu hỏi trắc nghiệmTrắc nghiệm: Ở máy biến áp cuộn dây nối với nguồn điện gọi là
A. Cuộn sơ cấp.
B. Cuộn thứ cấp.
C. Cuộn làm việc.
D. Cuộn khởi động.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A. Cuộn sơ cấp.
Ở máy biến áp cuộn dây nối với nguồn điện gọi là cuộn sơ cấp.
Giải thích: Ở máy biến áp, Cuộn thứ nhất có N1 vòng nối vào nguồn phát điện gọi là cuộn sơ cấp. Cuộn thứ 2 có N2 vòng nối ra các cơ sở tiêu thụ điện năng gọi là cuộn thứ cấp.
Kiến thức tham khảo về máy biến áp
1. Khái niệm và cấu tạo của máy biến áp
- Khái niệm: Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.
- Cấu tạo:Cấu tạo chung của mọi máy biến áp gồm 3 thành phần chính: Lõi thép, dây quấn và vỏ.
+ Lõi thép của máy biến áp:
Lõi thép gồm có Trụ và Gông. Trụ là phần để đặt dây quấn còn Gông là phần nối liền giữa các trụ để tạo thành một mạch từ kín.
Lõi thép của máy biến áp được chế tạo từ nhiều lá sắt mỏng ghép cách điện với nhau và thường được chế tạo bằng các vật liệu dẫn từ tốt.
+ Dây quấn (cuộn dây) của máy biến áp:
Phần dây quấn này thường được chế tạo bằng đồng hoặc nhôm bên ngoài bọc cách điện. Nó có nhiệm vụ nhận năng lượng vào và truyền năng lượng ra.
Phần có nhiệm vụ nhận năng lượng vào (nối với mạch điện xoay chiều) được gọi là cuộn dây sơ cấp, còn phần có nhiệm vụ truyền năng lượng ra (nối với tải tiêu thụ) được gọi là cuộn dây thứ cấp.
Số vòng dây ở hai cuộn phải khác nhau, tùy thuộc nhiệm vụ của máy mà có thể N1 > N2 hoặc ngược lại.
+ Vỏ của máy biến áp:
Phần vỏ này tùy theo từng loại máy biến áp mà thường được làm từ nhựa, gỗ, thép, gang hoặc tôn mỏng, có công dụng để bảo vệ các phần tử của máy biến áp ở bên trong nó, bao gồm: Nắp thùng và thùng.
Nắp thùng: Dùng để đậy trên thùng. Bên trên có các bộ phận như: Sứ ra của dây quấn cao áp và dây quấn hạ áp, bình dẫn dầu (bình dầu phụ) và ống bảo hiểm.
2. Ứng dụng của máy biến áp
a) Máy biến áp ứng dụng để truyền tải điện năng
- Thay đổi điện áp của dòng điện xoay chiều đến các giá trị thích hợp
- Sử dụng trong việc truyền tải điện năng đi xa để giảm hao phí trên đường dây truyền tải
b) Máy biến áp ứng dụng nấu chảy kim loại trong hàn điện
Sử dụng trong máy hàn điện nấu chảy kim loại:
Máy hàn điện nấu chảy kim loại hoạt động theo nguyên tắc biến áp, trong đó cuộn sơ cấp gồm nhiều vòng dây tiết diện nhỏ, cuộn thứ cấp có ít vòng dây tiết diện lớn.
3. Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Một học sinh quấn một máy biến áp với lõi sắt không phân nhánh, có số vòng dây cuộn thứ cấp gấp hai lần số vòng dây cuộn sơ cấp. Khi đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 1,9 U. Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn thứ cấp có 50 vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây trong đó. Bỏ qua mọi hao phí trong máy biến áp. Tổng số vòng dây đã được quấn trong máy biến áp này là:
A. 1900 vòng
B. 3000 vòng
C. 1950 vòng
D. 2900 vòng
Đáp án đúng: B
Câu 2: Có hai máy biến áp lí tưởng (bỏ qua mọi hao phí) các cuộn sơ cáp có cùng số vòng dây nhưng các cuộn thứ cấp có số vòng dây khác nhau.
- Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U không đổi vào hai đầu cuộn thứ cấp của máy thứ nhất thì tỉ số giữa điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp và cuộn sơ cấp để hở của máy đó là 1,5.
- Khi đặt điện áp xoay chiều nói trên vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy thứ hai thì tỉ số đó là 2.
- Khi cùng thay đổi số vòng dây của cuộn thứ cấp của mỗi máy 50 vòng dây rồi lặp lại thí nghiệm thì tỉ số điện áp nói trên của hai máy là bằng nhau.
- Số vòng dây của cuộn sơ cấp mỗi máy là:
A. 100 vòng
B. 150 vòng
C. 250 vòng
D. 200 vòng
Đáp án đúng: D
Câu 3: Một máy biến áp có số vòng dây của cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng dây của cuộn thứ cấp. Máy biến áp này có tác dụng:
A. Tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.
B. Giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.
C. Tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.
D. Giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.
Đáp án đúng: A
Từ khóa » Hai Cuộn Dây Của Máy Biến áp
-
Về Nguyên Tắc, Hai Cuộn Dây Của Máy Biến áp:
-
Máy Biến áp - Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Cấu Tạo Máy Biến áp 3 Pha 2 Cuộn Dây
-
Máy Biến áp Hai Cuộn Dây Trong Bộ MF-MBA Hai Cuộn Dây. - 123doc
-
Hai Cuộn Dây Của Một Máy Biến áp Lí Tưởng Có Số Vòng Cuộn Sơ Cấp ...
-
[PDF] MÁY BIẾN ÁP ĐẶC BIỆT
-
Một Máy Biến áp Có Hai Cuộn Dây Thứ Tự Là N1 Và N2. Nếu Mắc Vào ...
-
Máy Biến áp Có Hai Cuộn Dây Riêng Biệt Không Nối Với Nhau Về điện Là
-
Máy Biến áp Là Gì? Cấu Tạo, Chức Năng Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Khái Niệm, Cấu Tạo Và Phân Loại Máy Biến áp - Bkaii
-
Cấu Tạo Máy Biến Thế Cuộn Dây Nào Là Cuộn Sơ Cấp, Cuộn ... - Xây Nhà
-
Sơ Lược đôi Nét Về Dòng Máy Biến áp - Fushin
-
Một Máy Biến áp Lý Tưởng Có Số Vòng Của Hai Cuộn Dây Là N1 Và N2 ...