Sơ Lược đôi Nét Về Dòng Máy Biến áp - Fushin

Theo như ngôn từ của ngành cơ điện, máy biến áp được định nghĩa là một thiết bị làm biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều từ mức độ này sang mức độ khác với chức năng làm tăng thế hoặc hạ thế, đầu ra cho một hiệu điện thế tương đương với nhu cầu sử dụng và không làm thay đổi về tần số.

Vậy cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp như thế nào. Chúng ta hãy cùng tham khảo để hiểu thêm về chức năng của dòng máy biến áp, dựa theo thông tin sau đây.

https://lh3.googleusercontent.com/POdYw7lsDX7ukJg7G0uEc_scQtPU9We-Fe4EB_pS4b55mSN1pQwRxgc9mSIb0dOqIRLe9gkSx0ruRN1-9nNEwMqIVlYSMNvT528kxA5T-Y3mEq6v-N63K_6NxMjQ5ZW0vNkR84ru9HBas6K-Kg

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của dòng máy biến áp

  • Cấu tạo:

  • Biến áp là thiết bị để biến đổi điện áp xoay chiều, cấu tạo đối với dòng máy biến áp sẽ bao gồm hai cuộn dây : một cuộn sơ cấp (sẽ đưa điện áp vào ) và một hay nhiều cuộn thứ cấp ( sẽ lấy điện áp ra và sử dụng).

  • Lõi biến áp gồm nhiều lá sắt mỏng ghép, cách điện với nhau để tránh dòng Fuco và tăng cường từ thông qua mạch.Tuy nhiên, số vòng dây tại hai cuộn phải hoàn toàn khác nhau, sẽ tùy thuộc vào nhiệm vụ của máy sẽ đem về chỉ số có thể N1 > N2 hoặc ngược lại. Cuộn sơ cấp sẽ được nối với mạch điện xoay chiều có cuộn thứ cấp sẽ nối với tải tiêu thụ điện.

  • Tỷ số vòng / vol của biến áp: trong trường hợp giả sử như sau:

+ Gọi n1 và n2 là số vòng của cuộn sơ cấp và thứ cấp.

+ U1 và I1 được gọi là điện áp và dòng điện đi vào cuộn sơ cấp

+ U2 và I2 được gọi là điện áp và dòng điện đi ra từ cuộn thứ cấp.

  • Ta có các hệ thức như sau :

+ U1 / U2 = n1 / n2: Điện áp ở trên hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp sẽ đồng tỷ lệ thuận với số vòng dây quấn.

+ U1 / U2 = I2 / I1: Dòng điện ở trên hai đầu cuộn dây tỷ lệ nghịch với điện áp, có thể hiểu là nếu ta lấy điện áp càng cao thì cho dòng càng nhỏ.

https://lh5.googleusercontent.com/P8jCDMD7GfAvx2F-YRmhWnJTuYMiAeiFyVwLlmViiPgGBCVlBNtA3X4TbYpmxLFLSeym7Ty-sWEu1HVVFVnDJy1vUAh-KaTG6M617r7h2nPdORdxa5RvNS03XFV6TBd_voBNwvvI06J8PfbOoQ

  • Nguyên tắc hoạt động: Trong trường hợp giả sử quy định như sau:

– Đặt điện áp xoay chiều tần số f ở hai đầu cuộn sơ cấp. Nó sẽ tạo ra sự biến thiên từ thông trong hai cuộn. Gọi từ thông này là: φ = φ0cosωt.

– Từ thông được tính từ cuộn sơ cấp và thứ cấp lần lượt như sau : φ1 = N1φ0cosωt và φ2 = N2φ0cosωt

– Tuy nhiên, trong cuộn thứ cấp sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng e2 có biểu thức.

Dựa vào đó, chúng ta sẽ có được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.

https://lh6.googleusercontent.com/HoQpYMvIM57gMT0dR1vVafHpt_zErLTW_c6rmDH_aVxEvD2t60zSopFUmNjNG23wWu67QxmIrE71TDQVTvISEmT-cxs6FRzkVo3j6uCCytqRzydAHHzLCddM5hD5UCEoMlGODTgB3L7mAObbCw

  • Lĩnh vực sử dụng của máy biến áp.

Máy biến áp có thể sẽ chuyển đổi hiệu điện thế đúng với giá trị mong muốn. Ví dụ trong trường hợp, từ đường dây trung thế 10kV sang mức hạ thế 230V hay 400V dùng trong nhà.

Tại các nhà máy điện, máy biến thế thường chuyển hiệu điện thế tại mức trung thế. Từ máy phát điện (10kV đến 50 kV) sang mức cao thế (110kV đến 500kV hay cao hơn) cho đường dây điện cao thế. Trong việc truyền tải điện năng với khoảng cách xa. Thì hiệu điện thế càng cao việc hao hụt sẽ càng ít.

Ngoài ra, máy biến áp đa dạng trong việc sản xuất ra dòng biến áp với công suất nhỏ hơn và được sử dụng phổ biến đối với người tiêu dùng, ví dụ: máy biến áp (ổn áp) dùng để ổn định điện áp trong nhà, hay các cục biến thế, cục sạc,… Dùng cho các thiết bị điện với hiệu điện thế nhỏ (220V sang 24V, 12V, 3 V, …).

https://lh4.googleusercontent.com/NWjnAsaTPSx0WceyKNgMqnWnaPVNG5aJC9iNEILrBoEFymoF9YjPeMF5DhKf4ifdu903hiT6Ck-B2xs7Nbecr-LsQULhe4UAgMBR9veSwjHD-Quv6fMURizor3PPyqqeOgJGgH_LZRpOK-u4lA

  • Công suất của biến áp

Công suất của biến áp sẽ phụ thuộc vào tiết diện của lõi từ, và phụ thuộc vào tần số của dòng điện xoay chiều, biến áp hoạt động với tần số càng cao thì sẽ cho ra công suất càng lớn.

Để chế tạo ra các dòng biến áp khác nhau, nhà sản xuất sẽ dựa vào các loại dây cách điện và lõi ferit – thép kỹ thuật được tiêu chuẩn ở hai bảng như: thông số dây quấn cách điện cho máy biến áp và cuộn kháng và thông số các loại lõi Ferit và lõi thép kỹ thuật

https://lh4.googleusercontent.com/3yott5lDnZhEplQvxfEK8-ph-XINO3KpnQ1-gv63TG5bjUql1jn2KdiJn6hzrm4mt_I5cyOLM7iWjQyIQ6Ut6W6nRSANdRrvZZcScGn8g13CNJph9S1fH5k0tB9zndZqH1JaVgSg5muOOSrGLw

  • Phân loại dòng biến áp

  • Biến áp nguồn và biến áp âm tần:

Biến áp âm tần được sử dụng làm biến áp đảo pha và biến áp ra loa trong các mạch khuếch đại công suất âm tần. Biến áp sử dụng lá Tôn Silic được làm từ lõi từ như biến áp nguồn, tuy nhiên lá tôn silic sẽ mỏng hơn để tránh tổn hao và hoạt động ở tần số cao. Vì vậy, với số vòng vol thấp hơn, khi thiết kế biến áp âm tần người ta sẽ thường lấy giá trị tần số trung bình khoảng từ 1KHz – đến 3KHz.

  • Biến áp xung và Cao áp

Biến áp xung là biến áp hoạt động ở tần số cao khoảng vài chục KHz điển hình như biến áp trong các bộ nguồn xung và biến áp cao áp. Phần lõi xung được làm bằng ferit, do hoạt động ở tần số cao nên biến áp xung cho công suất rất mạnh, đối với với biến áp nguồn loại thường sẽ có cùng trọng lượng thì biến áp xung có thể sẽ cho ra công suất rất mạnh.

Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo cơ bản đối với dòng máy biến áp 3 pha

Hy vọng thông tin từ bài biến áp, sẽ giúp các bạn thu thập thêm thông tin và hiểu rõ về cơ cấu cũng như cách sử dụng thông thường đối với dòng máy biến áp.

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ:

Trung Tâm Phân Phối Ổn Áp Biến Quang Ninh

ĐC: 231 QL 1A, P. Bình Hưng Hòa Q.Bình Tân TP.HCM

Di động: 0902 562 589 hoặc 0986 911 471

Website: https://Fushin.com.vn - Email: hoangvantien292@gmail.com

Từ khóa » Hai Cuộn Dây Của Máy Biến áp