Ở Nhà Có Nên Dùng Kem Chống Nắng Không? Bôi Thế Nào Là đúng Và ...
Có thể bạn quan tâm
Ở nhà có nên dùng kem chống nắng không? Đây hẳn là thắc mắc của rất nhiều chị em vì không ít người nghĩ rằng chỉ cần sử dụng kem chống nắng khi ở ngoài trời. Và câu trả lời chi tiết sẽ được Đẳng Cấp Phái Đẹp giải đáp ngay trong bài viết này. Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích sau đây nhé!
Ở nhà có nên dùng kem chống nắng? Dùng thế nào là đúng và đủ?
1. Có nên sử dụng kem chống nắng?
Vì sao nên dùng kem chống nắng
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong ánh nắng có chứa các loại tia, đặc biệt tia cực tím gây hại cho con người. Ngoài yếu tố sức khoẻ, làn da tiếp xúc với ánh nắng còn đối mặt với những nguy cơ:
- Da bị thâm nám, đen sạm;
- Lớp màng bảo vệ tự nhiên của da bị phá huỷ, da dễ bị tổn thương;
- Giảm sức đề kháng tự nhiên của da;
- Da dễ bị kích ứng, mụn;
- Da thiếu sức sống, thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi;
- Da nhanh lão hoá;
- Da bị khô, bong tróc;
- Có thể bị ung thư da…
Do đó, việc bảo vệ làn da trước sự xâm hại của ánh nắng vô cùng quan trọng. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy việc sử dụng các biện pháp chống nắng thông thường không mang lại hiệu quả. Và kem chống nắng chính là một trong những phát minh lớn, giúp bảo vệ an toàn làn da. Các Giáo sư của trường Đại học Harvard, Mỹ nghiên cứu nhận thấy kem chống nắng có thể chống lại 3 loại ung thư da phổ biến:
- Ung thư tế bào vảy. Khả năng ngăn ngừa loại ung thư này của kem chống nắng có thể lên tới 40%.
- Ung thư tế bào biểu mô đáy;
- Ung thư tế bào hắc tố.
Nhờ kem chống nắng, làn da giảm tối đa nguy cơ bị tổn thương khi tiếp xúc với ánh nắng. Bạn sẽ đươc làn da khoẻ mạnh, trắng sáng và tươi trẻ.
Những ai nên dùng kem chống nắng?
Theo các chuyên gia da liễu, mọi người đều nên sử dụng kem chống nắng. Dù bạn là nam hay nữ thì không thể thiếu “vật bảo hộ” này. Những vật dụng quen thuộc như áo chống nắng, mũ nón…không thể ngăn chặn tia cực tím trong ánh nắng. Trong khi, kem chống nắng giúp bảo vệ làn da của bạn an toàn.
Những người có làn da dễ bắt nắng, da yếu, nhạy cảm…càng không thể bỏ qua. Đặc biệt, các chị em mới thực hiện phương pháp thay da sinh học thì nên thoa kem chống nắng mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ em dưới 6 tháng tuổi không nên dùng kem chống nắng.
Bất kì ai cũng nên bôi kem chống nắng cho da.
Có những loại kem chống nắng nào?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng khác nhau. Đầu tiên, phân loại theo công dụng có thể chia thành 2 loại chính:
- Kem chống nắng chuyên biệt dành cho các loại da khác nhau: da thường, da khô, da nhạy cảm, da dầu…
- Kem chống nắng đa năng: Với loại này, ngoài khả năng chống nắng, sản phẩm còn “tích hợp” những tác dụng khác như chỗng lão hoá, dưỡng ẩm, hỗ trợ trị mụn…
Ngoài ra, một cách phân loại kem chống nắng khá quen thuộc chính là dựa trên thành phần:
- Kem chống nắng vật lý: Kem chống nắng vật lý còn gọi là Sunblock sẽ không thấm vào da. Thay vào đó, nó sẽ tạo ra một màng chắn nhân tạo, ngăn chặn và phân tán các tia trong ánh nắng trước khi tiếp xúc với da. Như vậy, làn da sẽ được an toàn. Thành phần chính thường có Titanium Dioxide, Zinc Oxide…
- Kem chống nắng hoá học: Kem chống nắng hoá học hay còn có tên Suncreen. Cơ chế của nó chnhs là hấp thu tia cực tím và tiêu huỷ chúng. Các thành phần trong kem chống nắng hoá học là Sulisobenzone, Oxybenzone, Avobenzone…
Giải mã chỉ số chống nắng của kem chống nắng
Bạn sẽ thấy có những sản phẩm có ghi SPF ( Sun Protect Factor). Đây là chỉ số đo lường khả năng chống tia UVB của kem chống nắng. Thang số được sử dụng dao động từ 1-100, chỉ số SPF càng cao thì thời gian chống tia UVB càng lâu. Hiện nay, kem chống nắng có SPF thấp nhất là 15 với thời gian bảo vệ da dưới ánh nắng là 15 phút, cao nhất là 100.
Kem chống nắng có chỉ số PA (Protect Grade of UVA) đo lường khả năng chống tia UVA trong ánh nắng. Chỉ số PA được thể hiện thông qua dấu (+). Những sản phẩm có PA có càng nhiều dấu (+) thì khả năng chống nắng càng cao.
- Kem chống nắng có PA+ thì khả năng chống tia UVA khoảng 50%.
- PA++ thì khả năng chống khoảng 60-70%.
- PA +++ sẽ chống nắng hiệu quả khoảng 80%.
- Chỉ số PA++++ cao nhất với khả năng chống đến 90% tia UVA.
Cách lựa chọn kem chống nắng phù hợp với bạn
Theo các chuyên gia da liễu, bạn nên lựa chọn những sản phẩm kem chống nắng phổ rộng và phù hợp với làn da của bạn.
Trên thị trường, hiện nay có rất nhiều loại kem chống nắng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Bạn có thể lựa kem chống nắng dạng xịt, dạng kem, dạng gel…tuỳ theo sở thích. Tuy nhiên, cần chú ý những yếu tố sau đây:
Bạn có loại da nào: Tuỳ vào loại da là khô, da dầu, da mụn, da hỗn hợp, da nhạy cảm…mà nên lựa chọn kem chống nắng có thành phần phù hợp.
Ví dụ, da bạn quá khô thì nên dùng kem chống nắng có thêm khả năng dưỡng ẩm cho da. Những chị em từ 30 tuổi trở nên, kem chống nắng có thành phần chống lão hoá là một gợi ý… Trường hợp da nhạy cảm nên tránh sản phẩm có chứa cồn hay chất tẩy rửa mạnh. Những kem chống nắng nhiều dưỡng chất, không gây kích ứng sẽ phù hợp hơn.
Thời gian bạn ở ngoài trời: Nếu bạn ở ngoài trời, tiếp xúc với ánh nắng lâu như bơi lội, chạy bộ…thì nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF, PA cao. Kem chống nắng quang phổ rộng cũng là “ứng viên” cho bạn. Kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên sẽ rất hiệu quả. Ngoài ra, tuỳ vào đặc điểm hoạt động mà bạn có thể chọn kem chống nắng không thấm nước hiệu quả nhất. Thông thường, có những loại ở dưới nước không bị biến chất khoảng 40 – 80 phút.
Hướng dẫn dùng kem chống nắng đúng cách
Bạn có thể xịt chống nắng toàn thân. Như vậy, làn da sẽ được bảo vệ toàn diện. Ngoài ra, những vùng như gương mặt, cổ, tay, chân…tất cả những bộ phận tiếp xúc với ánh nắng cũng cần thoa kem chống nắng.
Thời gian dùng kem chống nắng tốt nhất là thoa kem 30 phút trước khi ra ngoài. Sau đó, khoảng 2 tiếng thì thoa hoặc xịt kem lại một lần nữa. Đặc biệt, những ai bị đổ mồ hôi nhiều thì nên ghi nhớ điều này.
Ngay cả khi trời mát, nhiều mây không thấy ánh nắng thì thực chất 80% bức xạ tia cực tím từ mặt trời vẫn tác động tới trái đất. Do bạn, hãy dùng kem chống nắng trong mọi hoàn cảnh.
Tuỳ vào nhu cầu của mỗi người, bạn có thể lấy một lượng kem chống nắng khác nhau vừa đủ. Lượng kem dành cho người lớn cũng sẽ khác với trẻ nhỏ.
2. Kem chống nắng có gây hại cho sức khoẻ?
Kem chống nắng chứa hạt Nano có an toàn
Hiện nay, với công nghệ sản xuất hiện đại, nhiều sản phẩm kem chống nắng có chứa các hạt nano. Vậy liệu thành phần này có đảm bảo an toàn.
Theo các nhà khoa học, hạt nano thường được dùng trong kem chống nắng vật lý. Chúng được tạo ra thông qua quá trình vi mô hoá, phá vỡ các hạt lớn hơn để dễ dàng thâm nhập vào da. Nhờ vậy, khi thoa kem thời gian thẩm thấu nhanh, không gây cảm giác nhờn, bít tắc lỗ chân lông. Từ đó, ngăn chặn hình thành mụn, giảm kích thước lỗ chân lông.
Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạt nano này không thâm nhập vào máu, do đó an toàn tuyệt đối cho người sức khoẻ. Tóm lại, các hạt nano không ảnh hưởng gây hại cho người dùng.
Làn da tối màu dùng kem chống nắng chỉ có hại
Có rất nhiều người nghĩ rằng chỉ ai có da trắng dễ bắt nắng, do đó cần dùng kem chống nắng. Và trường hợp da tối màu ngược lại, không có vấn đề gì. Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Tia cực tím trong ánh nắng không phân biệt bất cứ ai, loại da. Nó đều xâm nhập và gây tổn hại tế bào, thậm chí ung thư da.
Do đó, bạn không nên chủ quan nếu làn da của mình đen sạm. Việc sử dụng kem chống nắng không chỉ bảo vệ da mà còn giúp da khoẻ mạnh hơn. Nếu bạn muốn dưỡng trắng có thể chọn loại kem chống nắng đa năng. Nếu bạn lo sợ dùng kem bị bit tắc, có mụn thì nên chọn kem có khả năng thẩm thấu nhanh. Ngoài ra, quá trình chăm sóc da hàng ngày đảm bảo khâu làm sạch da kỹ càng là được.
Kem chống nắng hoá học có chứa chất làm thay đổi hormone?
Những thành phần trong kem chống nắng hoá học thường có: axit aminobenzoic, octisalate, oxybenzone, octocrylene, avobenzone. Trong đó, có một số lời đồn chất oxybenzone làm rối loạn hormone. Quá trình này bạn có thể hiểu là chất đó thẩm thấu qua mang tế bào, cản trở việc sản sinh hormone tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chưa có một bằng chứng thuyết phục nào chứng minh oxybenzone gây hại cho sức khoẻ con người.
Tin đồn trên xuất hiện không phải ngẫu nhiên. Một tổ chức đã làm thí nghiệm: cho chuột bạch ăn trực tiếp thực phẩm có oxybenzone trong thời gian dài. Sau đó, họ nhận thấy những con chuột này có sự thay đồi về chất lượng hormone.
Tuy nhiên, vào năm 2017, trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Hoa Kỳ đã “minh oan” cho oxybenzone. Theo đó, các nhà khoa học khẳng định 1 người phải dùng kem chống nắng có oxybenzone liên tục trong 277 năm mới bị ảnh hưởng.
Thêm nữa, oxybenzone cũng tồn tại trong cuộc sống thường ngày: sơn, nhựa, keo xịt tóc, sơn móng tay… Thành phần này hoàn toàn không gây hại cho sức khoẻ con người với một liều lượng nhất định. Nếu bạn không yên tâm, có thể lựa chọn những loại kem chống nắng hoá học khác hoặc kem chống nắng vật lý.
3. Những loại kem chống nắng không nên dùng
Thứ nhất, bạn nên tìm hiểu kỹ xem làn da của mình thuộc loại nào. Từ đó, lựa kem chống nắng phù hợp. Tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc. Nếu da bạn quá khô mà lại dùng kem chống nắng cho da dầu, chắc chắn lớp màng giữ ẩm tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng. D nhạy cảm sử dụng kem chống nắng có tính chất tẩy tế bào thì khá nguy hiểm. Da mụn hay da dầu khi thoa kem chống nắng có thành phần cấp ẩm sâu thì có nguy cơ bị to lỗ chân lông, mụn…
Ngoài ra, khi mua kem chống nắng phải lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối, không ham rẻ mà dùng những sản phẩm có thể là hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng. Kết quả, khiến da bị dị ứng, tổn thương và có thể phải nhập viện điều trị. Đừng tham lợi trước mắt mà ảnh hưởng tới làn da của bạn.
4. Ngồi trước máy tính có cần bôi kem chống nắng
Máy tính hay các thiết bị điện tử có lượng bức xạ khá ảnh hưởng đến sức ngoài người dùng. Một số nghiên cứu cho thấy ngồi trước máy tính nhiều sẽ khiến đau đầu, đau vai gáy, các vấn đề về da liễu…
Lượng điện tích khi sử dụng máy tính làm da hấp thu phải lượng lớn bụi bẩn, vi khuẩn. Tình trạng này khiên da bị bít tức lỗ chân lông, xỉn màu, mụn, sạm da, nếp nhăn, lão hoá. Nhiều nghiên cứu cho thấy tia bức xạ từ máy tính làm tổn thương cấu trúc da, biến đổi collagen. Từ đó khiến da bị chảy nhão, không còn săn chắc. Do đó, việc sử dụng kem chống nắng khi ngồi trước máy tính là cần thiết. Đây cũng là một biện pháp bảo vệ da không nên bỏ qua.
5. Ở nhà có nên dùng kem chống nắng không?
Theo các bác sĩ da liễu, việc bôi kem chống nắng như thế nào có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe làn da.
Đừng nghĩ rằng ở ngoài trời mới cần dùng kem chống nắng để tránh tia cực tím. Trên thực tế, ngay khi ở trong nhà, hay trời râm mát; tia UV vẫn hoạt động mạnh mẽ gây tác hại đến làn da chúng ta. Vậy ở nhà có nên dùng kem chống nắng không?
Đa phần mọi người nghĩ rằng chỉ cần dùng kem chống nắng cho da mặt và body mỗi khi ra ngoài, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Còn những lúc ở trong nhà hay trời râm mát thì không cần dùng. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm. Vì:
Tia cực tím sẽ hoạt động quanh năm
Theo như các thống kê cho thấy, vào mùa lạnh các tia UVB (gây cháy nắng và ung thư da) tuy có giảm.
Nhưng với tia UVA (nguyên nhân gây lão hóa và tàn nhang, sạm nám) vẫn hoạt động bình thường và không có gì thay đổi so với các mùa còn lại.
Vì thế, kể cả khi trời âm u bạn vẫn cần chống nắng cho làn da.
Tia UV có khả năng xuyên qua cửa kính, xuyên tường
Tia cực tím có khả năng xuyên qua kính, qua các đám mây, bóng cây hoặc sương mù và chiếu thẳng lên làn da.
Ánh sáng xanh từ các đèn tác động vào da khi ở trong nhà
Các ánh sáng trong nhà như ánh đèn máy tính, điện thoại, đèn huỳnh quang…vẫn có thể phát ra các bức xạ từ các tia UV gây ảnh hưởng đến da. Chúng có thể gây nên các bệnh về da như ban đỏ, khô da sắc tố, ung thư da…
Mặc dù ở ngoài trời hay ở trong nhà thì tia cực tím vẫn “đe dọa” làn da chúng ta. Vì thế, với thắc mắc “ở nhà có nên dùng kem chống nắng không” thì câu trả lời là cần, thậm chí là rất cần nhé!
Mặc dù ở ngoài trời hay ở trong nhà thì tia cực tím vẫn “đe dọa” làn da chúng ta.
6. Hướng dẫn cách chống tia cực tím hiệu quả khi ở trong nhà
Dùng tấm chống nắng (màng bảo vệ) cho cửa sổ
Cửa kính thông thường chỉ có thể ngăn được tia sáng ngắn – UVB, nhưng không ngăn được hoàn toàn tia UVA.
Vì thế mọi người nên sử dụng màng bảo vệ (tấm chống nắng) cho các cửa sổ để ngăn chặn tia cực tím chiếu vào làn da. Tấm chống nắng có thể cản được 99.9 % tia cực tím.
Điều chỉnh vị trí ngồi cạnh các cửa sổ
Với những ai hay ngồi gần cửa sổ dù là đóng cửa hay mở cửa thường rất dễ gặp các vấn đề về làn da như lão hóa sớm, da chảy xệ, nếp nhăn, sạm nám…do ảnh hưởng của tia cực tím.
Vì thế, hãy điều chỉnh hướng ngồi của mình; nếu muốn mở cửa sổ, hãy chuyển vị trí ngồi xa cửa sổ một chút. Và đừng quên bôi kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ tối ưu làn da.
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên
Việc thoa kem chống nắng cho da đều đặn mỗi ngày là rất cần thiết. Vì chúng ta đã biết, tia cực tím hoạt động mạnh mẽ mọi lúc mọi nơi.
7. Cách thoa kem chống nắng mang lại tác dụng tốt nhất khi ở nhà
Một ngày nên bôi kem chống nắng mấy lần ?
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều giờ liền, tác dụng của kem chống nắng sẽ bị suy giảm. Vì thế, sau 1 khoảng thời gian nhất định, bạn cần bôi lại kem chống nắng để làn da được bảo vệ tốt nhất.
- Bôi lại sau mỗi 2 giờ đồng hồ. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
- Thoa kem lại sau mỗi 80 phút. Nếu tham gia các hoạt động ngoài trời, ra nhiều mồ hôi. Và nên chọn loại chống nắng có tính năng kháng nước.
- Còn nếu ngồi trong nhà/văn phòng nhưng gần cửa sổ, cửa kính thì cứ 2 giờ thoa kem chống nắng lại 1 lần.
Nếu ngồi trong nhà/văn phòng nhưng gần cửa sổ, cửa kính thì cứ 2 giờ thoa kem chống nắng lại 1 lần.
Liều lượng bôi kem chống nắng chuẩn nhất
Theo các chuyên gia da liễu, liều lượng bôi kem chống nắng chuẩn nhất là 2 miligram/1cm2 da. Tương đương với 1 đồng xu.
Đối với chống nắng dạng xịt, bạn nên xịt qua xịt lại thành 4 lớp kem trải đều lên da.
Và với những vùng da khác nhau, lượng kem chống nắng cũng khác nhau. Cụ thể:
- Mỗi bên cánh tay và bàn tay: 2 gram và lớp kem sẽ dày khoảng 0,2cm.
- Vùng lưng: Khoảng 4 gram. Tức là 2 khoảng 2 mặt đồng xu.
- Vùng vai: Khoảng 2 gram kem chống nắng là vừa đủ.
- Vùng chân: 2 gram cho mỗi bên.
Hãy chú ý lấy liều lượng vừa đủ cho mỗi bộ phận. Không quá nhiều hoặc quá ít. Nếu quá nhiều sẽ dễ làm da bị bí bách. Dễ đổ dầu, gây mụn. Còn quá ít thì không đủ hiệu quả để bảo vệ da.
Hãy chú ý lấy liều lượng vừa đủ cho mỗi bộ phận. Không quá nhiều hoặc quá ít.
Thoa kem chống nắng trước khi trang điểm và sau khi dưỡng ẩm
Để đảm bảo khả năng chống nắng tốt nhất cho da, bạn nên thoa kem chống nắng trước khi trang điểm. Và sau khi đã dưỡng ẩm. Đây là bước cuối cùng trong chu trình chăm sóc da và trước mọi bước trang điểm.
Kem chống nắng giống như một tấm lá chắn bảo vệ da. Nếu dùng các sản phẩm dưỡng da sau kem chống nắng thì gần như nó không thể thẩm thấu vào da để phát huy tác dụng của mình.
Còn sử dụng trước khi make up sẽ ngăn không cho hóa chất có hại trong mỹ phẩm ảnh hưởng đến da.
Thoa kem chống nắng trước khi trang điểm và sau khi dưỡng ẩm.
Cách thoa kem chống nắng chuẩn “không cần chỉnh”
Nhiều người có thói quen thoa kem chống nắng theo hình vòng tròn. Hoặc dùng tay miết mạnh kem lên mặt. Tuy nhiên, cách thoa này hoàn toàn sai lầm. Bởi nó sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Đóng mảng vào khe nếp nhăn. Hoặc tạo vệt trắng trên mặt rất mất thẩm mỹ.
Vì vậy, cách thoa kem chống nắng để mang lại tác dụng tối ưu nhất chính là nhẹ nhàng tán đều. Dàn trải lên toàn bộ. Sau đó, dùng các ngón tay vỗ nhẹ để kem thẩm thấu vào da. Trường hợp, kem chống nắng quá dày, bạn có thể chia thành 2 hoặc 3 lượt bôi.
3 cách thoa lại kem chống nắng không phải ai cũng biết
Bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi “ở nhà có nên dùng kem chống nắng không”. Vậy thì cũng cần nắm được cách thoa lại kem chống nắng. Để da luôn trong trạng thái được bảo vệ.
- Cách 1: Tẩy trang – Bôi kem dưỡng – Thoa kem chống nắng.
- Cách 2: Dùng toner làm sạch – Thoa kem chống nắng.
- Cách 3: Xịt khoáng – Thoa kem chống nắng.
8. Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng
Để kem chống nắng phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần lưu ý:
- Bắt buộc phải làm sạch da trước và sau khi sử dụng kem chống nắng. Da được làm sạch sẽ bớt bụi bẩn, giúp kem thẩm thấu, không sinh mụn.
- Chọn kem chống nắng phù hợp với đặc điểm làn da (kem chống nắng cho da mụn, kem chống nắng cho da khô…)
- Nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF từ 15 trở lên.
- Nên tìm loại kem chống nắng vừa chống được ánh sáng xanh, vừa chống được tia cực tím hiệu quả.
- Ưu tiên kem chống nắng có thành phần dưỡng ẩm để vừa chống nắng vừa đảm bảo chăm sóc làn da luôn mềm mịn suốt cả ngày.
- Với những ai có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng; nên ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý thay vì chọn kem chống nắng hóa học.
- Đảm bảo tay sạch trước khi thoa kem chống nắng.
- Nên bôi kem chống nắng ở những bộ phận như: cổ, tay, chân, sau tai, lưng, vai,…
- Uống đủ nước. Và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Với những thông tin vừa chia sẻ ở trên, hi vọng bạn đã có nhiều kiến thức hơn để lý giải câu hỏi ở trong nhà có cần bôi kem chống nắng không? Dù là ở trong nhà hay ở ngoài trời phải luôn nhớ chống nắng cho da. Đây chính là giải pháp tối ưu để bảo vệ làn da toàn diện trước tác động tia cực tím. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé. Chúc các bạn luôn xinh đẹp.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- TOP 7 kem chống nắng phổ rộng cho da treatment tốt nhất
- 19 sai lầm khi bôi kem chống nắng, bạn có đang mắc phải?
- So sánh viên uống chống nắng và kem chống nắng: Nên dùng loại nào?
Từ khóa » Không Sử Dụng Kem Chống Nắng được Không
-
TÁC HẠI CỦA VIỆC KHÔNG SỬ DỤNG KEM CHỐNG NẮNG
-
Tác Hại Khi Không Dùng Kem Chống Nắng Là Gì? - Dep365
-
7 Tác Hại Của Việc Không Dùng Kem Chống Nắng Cho Da
-
Tác Hại Của Thói Quen Không Dùng Kem Chống Nắng
-
5 Sai Lầm Khi Sử Dụng Kem Chống Nắng Của Chị Em
-
Có Nên Bôi Kem Chống Nắng Trực Tiếp Lên Mặt Không?
-
Da Không Sử Dụng Được Kem Chống Nắng Thì Nên Bảo Vệ Da ...
-
BẠN CÓ BIẾT TỐC ĐỘ LÃO HÓA SẼ TĂNG GẤP ĐÔI KHI KHÔNG ...
-
Hậu Quả Khôn Lường Của Việc Không Sử Dụng Kem Chống Nắng Mỗi ...
-
Tác Hại Của Việc Không Dùng Kem Chống Nắng Là Gì?
-
7 Quan Niệm Sai Lầm Khi Sử Dụng Kem Chống Nắng - Paula's Choice
-
Hậu Quả Khôn Lường Khi Không Dùng Kem Chống Nắng Hằng Ngày
-
Chăm Chỉ Dưỡng Da đến Mấy Mà Không Dùng Kem Chống Nắng Thì ...
-
Cách Sử Dụng Kem Chống Nắng đúng Cách Tốt Cho Sức Khỏe