Ô Nhiễm Môi Trường Công Nghiệp Và Sức Khỏe Cộng đồng

DANH MỤC Thứ hai, ngày 08/07/2024
  • Trang chủ
  • Thông tin KHCN
Ô nhiễm môi trường công nghiệp và sức khỏe cộng đồng Thứ ba, 12/12/2006 00:00 Từ viết tắt Xem với cỡ chữ PGS-TS Nguyễn Khắc Hải Hiện nay, có rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng và đi vào hoạt động. Tính đến năm 2005, cả nước có hơn 20.000 doanh nghiệp công nghiệp, 130 khu công nghiệp KCN và khu chế xuất KCX hình thành một hệ thống các KCN, phân bố trên 45 tỉnh, thành phố nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Các KCN của cả nước đã tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp trên 14 tỷ USD, giá trị xuất khẩu là 6 tỷ USD, với tổng số lao động ước tính là 5,6 triệu người, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 13,7%/năm.

Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Trong thực tế, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của thời kỳ công nghiệp hóa. Rất nhiều nhà máy, xí nghiệp được xây dựng từ thời bao cấp với công nghệ, thiết bị lạc hậu, không có hệ thống xử lý khí thải và nước thải, hoặc hệ thống hoạt động kém hiệu quả do thiếu nguồn vốn đầu tư. Hơn nữa, các nhà máy, xưởng sản xuất, KCN, KCX nằm xen kẽ với khu dân cư hoặc gần khu vực dân cư gây ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của cộng đồng dân cư. Đặc biệt, tình trạng các KCN, KCX hoạt động sản xuất khi chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng và hệ thống xử lý chất thải vẫn còn xảy ra phổ biến. Riêng TP. HCM có tới 800 nhà máy, xí nghiệp lớn và hơn 30.000 cơ sở sản xuất có quy mô vừa và nhỏ nằm xen lẫn trong các khu dân cư, trong đó có 260 cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hiện Hà Nội có 273 cơ sở công nghiệp nhà nước và 104 cơ sở do Hà Nội quản lý với 9 cụm công nghiệp đã hình thành và 5 KCN mới đang xây dựng. Một số ngành công nghiệp như hóa chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn chứa nhiều yếu tố độc hại được thải trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước. Tình hình ô nhiễm tại các khu công nghiệp Trước thực trạng đó, ô nhiễm môi trường công nghiệp là một hệ quả tất yếu của quá trình không có sự kiểm soát chặt chẽ và nghiêm minh của các cơ quan quản lý tại địa phương. Do đó, giải quyết triệt để các ô nhiễm về nước thải, rác thải, khí thải là một bài toán đối với các khu công nghiệp hiện nay. Về nước thải: Một số ngành công nghiệp như hóa chất, phân bón, khai thác chế biến khoáng sản có lượng nước thải lớn chứa nhiều yếu tố độc hại được thải trực tiếp ra các con sông, ao hồ làm ô nhiễm nguồn nước như các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, axit, kiềm, các hợp chất phenol được clo hóa... Tại khu vực Hà Nội, tổng lượng nước thải của thành phố khoảng 300.000 m3/ngày đêm, trong đó nước thải công nghiệp là 85.000-90.000m3/ngày đêm chiếm 27-30%. Nước thải chỉ được xử lý sơ bộ trong các bể tự hoại hoặc các bể lắng cặn trong các tuyến thoát nước chung, vì vậy nồng độ chất ô nhiễm ở một số điểm xả rất cao: BOD5 từ 50-190mg/l, NH4+ từ 3-25mg/l, COD từ 90-495mg/l. Thành phố Việt Trì mỗi ngày thải thẳng vào sông Hồng gần 100.000m3, trong đó nước thải công nghiệp chiếm 30%. Đáng chú ý là riêng nhà máy giấy Bãi Bằng thải ra sông Hồng 55.000m3/ngày đêm, trong đó có chứa dịch đen gồm các chất thải rất nguy hiểm đối với môi sinh như lignin, sulfua hữu cơ, acid béo, các chất hữu cơ mạch vòng có chứa clo... Tại Lâm Thao, mỗi ngày thải ra sông Hồng khoảng 50.000m3 nước thải, chủ yếu là nước thải công nghiệp. Riêng nhà máy Super photphat Lâm Thao, hàng năm đưa vào sông Hồng cỡ 2.000 tấn H2SO4. Tại Thành phố HCM, lượng nước thải công nghiệp xả ra môi trường là 400.000 m3/ngày. Dự báo lượng nước thải năm 2010 sẽ tăng 1,35 lần và 1,46 lần vào năm 2020. Nhiều nghiên cứu đã cảnh báo về khả năng di chuyển, lắng đọng và tích tụ các kim loại nặng trong các nguồn nước ven các đô thị và khu công nghiệp. Về rác thải: Mỗi năm trung bình ở Việt Nam có 15 triệu tấn rác được thải ra, trong đó rác thải công nghiệp chiếm 17%. Lượng rác có tính nguy hại do hoạt động công nghiệp thải ra khoảng 130.000 tấn, 75% phát sinh từ các khu kinh tế trọng điểm phía Nam và từ hai thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh 25%. Theo số liệu của Sở TN&MT&NĐ Hà Nội, trong năm 2005, mỗi ngày Hà Nội phải gánh 312 tấn rác thải công nghiệp không nguy hại và 59,3 tấn rác thải công nghiệp nguy hại cộng với 1,65 tấn rác thải y tế nguy hại. Hàng năm các nhà máy trong KCN - KCX trên địa bàn TP HCM thải ra 62.726,4 tấn chất thải rắn nếu tính luôn các nhà máy ngoài các KCN thì tải lượng chất thải rắn thải ra là 667.137,1 tấn/năm, các nhà máy tại các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Dương hàng ngày thải ra khoảng 82 tấn chất thải rắn. Tại Đồng Nai phát triển công nghiệp đã và đang có ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống. Tỉnh chỉ có một khu xử lý chất thải rắn ở Tràng Dài, các khu vực xử lý khác đang lập dự án nhưng chưa được đầu tư, trong khi mức độ chất thải của các KCN trên địa bàn ngày càng gia tăng. Phương án xử lý rác thải công nghiệp ở Việt Nam chưa tốt, hiện xử lý và tiêu hủy không an toàn. Chất thải được tạm giữ tại các cơ sở hoặc bán lại cho các điểm tái chế không đảm bảo yêu cầu, hoặc mang chôn lấp chung với rác sinh hoạt tại bãi rác tập trung. Về khí thải: Khí thải tại các KCN gồm cả bụi và khói thải do đốt nhiên liệu và không có thiết bị xử lý khí thải tại nguồn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2002 lượng phát thải khí CO2 là 70.541,716 nghìn tấn; CH4 là 585,510 nghìn tấn; CO là 1.540,317 nghìn tấn; N2O 1,116 nghìn tấn và NOx là 28,527 nghìn tấn. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm bụi trong công nghiệp cũng rất đáng báo động. Tại TP HCM chỉ tính riêng các lò hơi, lò nung đã thải vào môi trường 578 tấn bụi/năm. Kết quả quan trắc của Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp trong 6 năm qua cho thấy nồng độ bụi PM 10 tăng 4-20%. Tại 35 điểm quan trắc chất lượng không khí trong cả nước cho thấy, ô nhiễm khí SO2 và nồng độ bụi tại 8 địa phương đều dưới tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, ở các điểm quan trắc như khu công nghiệp Như Quỳnh Hà Nội, đường Phùng Hưng Hà Đông, đường Điện Biên Phủ Hải Dương, khu dân cư phố Lý Quốc Sư Hà Nội, nồng độ SO2 lại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. Khu vực gần Nhà máy Bia Hà Đông, bến xe thị xã Hà Đông, phố Ngô Gia Tự Bắc Ninh có giá trị NO2 lớn hơn hoặc xấp xỉ bằng tiêu chuẩn. Tất cả các điểm quan trắc ở 8 thành phố đều bị ô nhiễm bụi. Kết quả đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh một số mỏ khai khoáng cho thấy 20% mẫu không khí có hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn cho phép. Tác động của ô nhiễm môi trường công nghiệp tới sức khỏe cộng đồng Ô nhiễm môi trường công nghiệp đã và đang ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng dân cư mà những người công nhân lao động là những người bị ảnh hưởng trực tiếp. Họ phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại như ô nhiễm nhiệt, bụi, ồn, hơi khí độc… Kết quả điều tra về môi trường và sức khỏe của trên 208 công nhân nhà máy cơ khí và nhà máy hợp kim sắt Thái Nguyên cho thấy: 58,7% số công nhân có biểu hiện viêm phế quản cấp, 2,9% có biểu hiện hội chứng nhiễm độc SO2. Đối với sức khỏe của công nhân ngành hóa chất phân bón, điện hóa, cao su, chất tẩy rửa, hóa chất bảo vệ thực vật và hóa chất cơ bản cho thấy: bệnh đường hô hấp, tai mũi họng và bệnh dị ứng chiếm từ 35,2 đến 65%. Từ năm 1976 đến 1990 mới chỉ có 5.497 trường hợp mắc bệnh nghề nghiệp, nhưng đến 2004 số người mắc bệnh đã tăng lên gấp 3 lần với tổng số 21.597 người. Dự báo số người mới mắc bệnh nghề nghiệp đến năm 2010 là trên 30 ngàn. Tổng số tiền chi cho trợ cấp bệnh nghề nghiệp từ 2000 -2004 là hơn 50 tỷ đồng. Ô nhiễm môi trường công nghiệp không chỉ tác động trong môi trường lao động mà còn tác động tới cộng đồng dân cư xung quanh các khu công nghiệp qua việc thải các chất độc hại vào không khí, nguồn nước và đất. Tỷ lệ chết sơ sinh, dị tật thai nhi và mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch và ung thư ngày càng tăng. Nước thải của các nhà máy xí nghiệp chứa nhiều yếu tố nguy hại như các kim loại nặng, các hóa chất có khả năng gây biến đổi gen không qua xử lý được thải trực tiếp ra các dòng sông, ao hồ là yếu tố gây các bệnh tật tại các khu dân cư. Nghiên cứu trên 2.000 người dân sống quanh vùng mỏ chì-kẽm Lang Hích Thái Nguyên cho thấy có 138 người có biểu hiện bị nhiễm độc chì mạn tính. Tại cộng đồng dân cư quanh mỏ Bản Thi Bắc Kạn cũng có nhiều người bị nhiễm độc chì. Chỉ số IQ của trẻ em ở vùng này thấp hơn vùng khác. Xét nghiệm nước sinh hoạt, nước thải, không khí, thực phẩm cá nhiều mẫu có hàm lượng chì cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Tại cộng đồng dân sống quanh mỏ mangan huyện Trùng Khánh Cao Bằng, mỏ thiếc Sơn Dương Tuyên Quang nhiều người bị thâm nhiễm kim loại nặng trong cơ thể. Tại một số vùng khai thác vàng từ lâu lưu hành một loại dịch bệnh lạ với các triệu chứng thần kinh giống như bệnh do thiếu vitamin B1, nhưng đó chính là bệnh nhiễm độc thủy ngân do quá trình khai thác, tinh luyện vàng bừa bãi gây ra. Người ta đã thấy hàm lượng thuỷ ngân trong tóc, máu, nước tiểu ở những người bệnh này cao hơn nhiều so với ngưỡng sinh học. Người ta cũng xác định được hiện tượng tích luỹ thủy ngân và khuếch đại sinh học trong các động vật thuỷ sinh qua chuỗi thức ăn. Số bệnh nhân vào điều trị tại Bệnh viện K tăng từ 7.621 ca trong 2 năm 1997 và 1998 đến 7.712 trường hợp chỉ trong năm 2001. Số bệnh nhân ung thư mới tăng, năm 2001 tăng gấp 1,7 lần so với năm 1997 - 1998. Hiện tượng làng ung thư như Thạch Sơn Phú Thọ, Minh Đức Hải Phòng hay Phú Lộc, Hoàng Dư tuy rằng chưa được nghiên cứu khẳng định nhưng cũng cho thấy ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường công nghiệp nói riêng tới sức khỏe người dân là đáng báo động. Thời gian công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Việt Nam còn rất ngắn so với nhiều nước, nhưng độ bền vững của môi trường lại thuộc loại thấp. Việt Nam đứng thứ 127 trong bảng xếp hạng chỉ số bền vững môi trường năm 2005 và chỉ đứng thứ 8 trong các nước ASEAN, đứng sau cả Myanmar, Lào và Campuchia. Chỉ số bền vững môi trường của Việt Nam thấp do tình trạng ô nhiễm môi trường còn nặng và tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng mà chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục. Hiện nay, rất nhiều khu dân cư phải hứng chịu sự ô nhiễm từ các nhà máy nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá có hệ thống ảnh hưởng của nó tới sức khỏe cộng đồng mà chỉ được tiến hành khi có vấn đề về sức khỏe do đó mất đi cơ hội phòng ngừa các tác hại. Việc đo đạc các yếu tố độc hại trong môi trường, khám bệnh khi đã xuất hiện bệnh thường không có tác dụng phòng ngừa mà chỉ giải quyết vấn đề hiện tại, bởi vì phần lớn tác hại lên sức khỏe cần có thời gian nhất định. Để có thể giảm thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường công nghiệp tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh, chúng ta cần có những giải pháp đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và sự hợp tác của nhiều bộ ngành cũng như hợp tác quốc tế. Đồng thời, có kế hoạch bảo vệ môi trường lâu dài, trong đó tăng cường nhận thức, ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân là yếu tố then chốt. Tài liệu tham khảo * Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2005, Phần tổng quan, Bộ TN&MT * Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp năm 2004, Bộ công nghiệp * Báo cáo các bệnh liên quan đến môi trường, Niên giám thống kê y tế từ 1990-2003, Bộ y tế. * Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 Chất thải rắn, Bộ Tài nguyên và Môi trường & Ngân hàng thế giới 2003. * Báo cáo tổng kết đề tài Nhà nước KC10-09, 2004 * Chiến lược phát triển bền vững các ngành công nghiệp đến 2020, Bộ Công nghiệp 2004. Tạp chí bảo vệ môi trường tháng 9/2006
  • Về đầu trang
  • In bài viết
Các tin mới
  • Các phương pháp nghiên cứu thông gió tự nhiên trong công trình kiến trúc (05/07/2024)
  • Ứng dụng công nghệ BIM trong quản lý dự án xây dựng (05/07/2024)
  • Quản lý dự án tích hợp BIM & GIS (02/07/2024)
  • Hướng dẫn cho các công trình cân bằng năng lượng (09/05/2024)
  • Phân tích một số vấn đề về vật liệu sử dụng & cấu tạo trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép (TCVN 5574:2018) làm ảnh hưởng đến kết quả thiết kế cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn (28/11/2023)
Các tin đã đưa
  • Thông tin Khoa học công nghệ mới về tiết kiệm năng lượng trong công trình xây dựng (11/12/2006)
  • Lựa chọn hệ thống xây dựng nhà cao tầng (11/12/2006)
  • Sự thay đổi công năng đô thị trong thời đại kinh tế tri thức (08/12/2006)
  • Ảnh hưởng của ô nhiễm asen trong nguồn nước sinh hoạt đến sức khỏe con người (08/12/2006)
  • Nghiên cứu tối ưu hóa các tính chất và thành phần của xi măng giếng khoan chứa sunphát canxi có nguồn gốc khác nhau ở LB Nga (08/12/2006)
Tìm theo ngày :

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2024 2023 2022 2021 2020 2019

Đánh giá

(Di chuột vào ngôi sao để chọn điểm) Đóng Chấm điểm Tin tức - sự kiện
  • Tổng quan hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
  • Gần 250 gian hàng tham gia Hội Sách Hà Nội
  • Thư viện số vnEdu DigiLib: Giải pháp quản lý hiện đại, đa năng
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023
  • Ngành Giáo dục tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc
  • Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
  • Tổng quan hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch, xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
  • Gần 250 gian hàng tham gia Hội Sách Hà Nội
  • Thư viện số vnEdu DigiLib: Giải pháp quản lý hiện đại, đa năng
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2023
  • Ngành Giáo dục tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
  • Nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc
  • Hướng dẫn tổ chức hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 2 năm 2023
Thông tin KHCN
  • Các phương pháp nghiên cứu thông gió tự nhiên trong công trình kiến trúc
  • Ứng dụng công nghệ BIM trong quản lý dự án xây dựng
  • Quản lý dự án tích hợp BIM & GIS
  • Hướng dẫn cho các công trình cân bằng năng lượng
  • Phân tích một số vấn đề về vật liệu sử dụng & cấu tạo trong tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và...
Thông tin thư mục
  • Thông tin Thư mục số 02 năm 2024
  • Thông tin Thư mục số 01 năm 2024
  • Thông tin Thư mục số 04 năm 2023
  • Thông tin Thư mục số 03 năm 2023
  • Thông tin Thư mục số 02 năm 2023
---------------- Liên kết website ---------------- Chính phủ Báo điện tử ĐCS Việt Nam Đảng ủy khối cơ sở Bộ Xây dựng Viện Kiến trúc Quốc gia Đoàn thanh niên Bộ Xây dựng Báo Xây dựng Nhà xuất bản Xây dựng CỔNG THÔNG TIN - TƯ LIỆU BỘ XÂY DỰNG SHARE Bản đồ Cơ quan chủ quản: Bộ Xây dựng Địa chỉ : 37 Lê Đại Hành - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại: 0243.9760271 - Email: boxaydung@moc.gov.vn Giấy phép của Cục báo chí - Bộ Văn hóa Thông tin: số 80/CP-BC ngày 28/6/2005

Khách online: 120252

Lượt truy cập: 15071409

Từ khóa » Công Nghiệp Gây ô Nhiễm Môi Trường