Ô Nhiễm Môi Trường Từ Ngành Công Nghiệp Hóa Chất

3491 Lượt xem - Update nội dung: 22-01-2021 09:15

Đã kiểm duyệt nội dung

Nước thải ngành sản xuất công nghiệp được phân chia theo mức độ ô nhiễm với hàng loạt yêu cầu quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp và địa phương. Khi sự trỗi dậy của công nghiệp tác động mạnh mẽ đến cơ cấu chuyển đổi phát triển kinh tế, sự phân tầng giai cấp và cấu trúc xã hội là yếu tố làm thay đổi chất lượng môi trường.

Ngành công nghiệp hóa chất và môi trường

Vì sao cần tăng cường xử lý nước thải? Trong khi nước thải đô thị chỉ được xử lý hơn 13%, con số vỏn vẹn này khá thấp và trái ngược với sự phát triển của tốc độ đô thị hóa. Ngành công nghiệp hóa chất có nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt chiếm 80%, chất thải công nghiệp chiếm 17% trên tổng lượng chất thải phát sinh. Ngành công nghiệp hóa chất có bước nhảy vọt về số lượng và chất lượng phần nào tác động đến cơ cấu ngành.

Ngành công nghiệp hóa chất phục vụ chủ yếu cho ngành nông nghiệp, điện hóa, giặt tẩy, khai thác mỏ,… Các doanh nghiệp hóa chất có sự quan tâm đặc biệt đến công tác BVMT và coi đó là nhiệm vụ trọng tâm cho quá trình đầu tư sản xuất, kinh doanh và phát triển.

Đặc thù của ngành công nghiệp hóa chất được coi là gây ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Sản phẩm của ngành thường có mức độ độc hại lớn và gây nguy hiểm cho tự nhiên và con người. Trong khi đó, các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm từ ngành công nghiệp hóa chất còn nhiều hạn chế, đòi hỏi cần sự hỗ trợ và góp sức của cơ quan nhà nước.

Ô nhiễm từ ngành công nghiệp hóa chất

Nhìn chung, công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ mới đạt mức độ trung bình, giá trị trong nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng và nhân công lao động chiếm tỷ lệ lớn. Nhiều nhà máy vẫn còn sử dụng dây chuyền sản xuất với công nghệ, thiết bị cũ, lạc hậu nên tỷ lệ nhân công, hiệu suất sử dụng năng lượng thấp. Nhằm đáp ứng về công tác BVMT, nhiều đơn vị đang triển khai giải pháp cho từng giai đoạn sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hướng khắc phục môi trường của ngành hóa chất

Nhiều tập đoàn hóa chất giúp mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất triển khai xây mới, cải tạo hệ thống xử lý nước thải, khí thải, chất thải nhằm khắc phục ô nhiễm, đảm bảo chất thải được xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường.

Đặc thù của ngành hóa chất là độc hại vì thế cần tập trung cải thiện môi trường làm việc cho người lao động bằng cách kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm đúng quy định. Họ cũng mạnh dạn chuyển từ sản xuất H2SO4 đốt py-rit sang lưu huỳnh hoặc chuyển đổi phương thức đơn sang tiếp xúc kép. Nhờ thay đổi cách thức sản xuất mà hạn chế khí SO2 và SO3 thải ra ngoài môi trường.

Ngoài ra, việc cải tiến công nghệ đồng thời với nâng công suất hệ thống đã mang lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí hàng chục tỷ đồng. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống xử lý bụi, khí thải, thiết kế hệ thống công nghệ xử lý xyanua, H2S trong nước thải tuần hoàn rửa khí.

Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, doanh nghiệp cần cải tiến quy trình, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, lập kế hoạch bảo vệ môi trường để ứng phó với sự cố rò rỉ hóa chất. Nhiều cơ sở xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư xử lý môi trường với lượng chất thải lớn, nhất là dự án nằm trong khu vực nhạy cảm, đông dân cư.

Các tập đoàn hóa chất không ngừng đổi mới sản phẩm, thay đổi nguồn nhiên liệu thu hồi phế liệu, chất thải để tái sử dụng tạo ra nhiều sản phẩm hữu ích khác. Bên cạnh đó cũng áp dụng công nghệ, thiết bị sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, đạt hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.

moitruonghopnhat luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong các dự án xử lý môi trường!

Từ khóa » Công Nghiệp Gây ô Nhiễm Môi Trường