Ô Nhiễm Môi Trường đất Là Gì? Xử Lý Hành Vi Gây ô Nhiễm Thế Nào?

Ô nhiễm môi trường đất là gì? Xử lý hành vi gây ô nhiễm thế nào? Ô nhiễm môi trường là khái niệm không còn xa lạ. Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, mức độ ô nhiễm môi trường cũng ngày một tăng cao. Phần lớn nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm là do ý thức con người; và do đó pháp luật cần có những chế tài mang tính chất răn đe nghiêm khắc để ngăn chặn những hành vi này.

Mục lục bài viết

  • 1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?
  • 2. Hành vi gây ô nhiễm bị xử lý thế nào

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Khái niệm ô nhiễm môi trường đất không được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường hiện hành. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 12 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020, khái niệm ô nhiễm môi trường được hiểu như sau: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên”. Ngoài ra, Khoản 1 Điều 16 Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng có quy định “Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực đất có chất ô nhiễm vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng”

Như vậy, ô nhiễm môi trường đất là một phần của suy thoái đất do con người tạo ra hoặc do những sự thay đổi khác trong môi trường tự nhiên. Việc ô nhiễm được gây ra bởi các hoạt động trong công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy định, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và con người. Bởi những tác động tiêu cực này mà pháp luật đã thiết lập hành lang pháp lý cụ thể và nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường đất.

2. Hành vi gây ô nhiễm bị xử lý thế nào

Nội dung câu hỏi: Nhờ các anh chị Luật sư tư vấn giúp: Chuyện là như vậy, nhà Cậu Mợ tôi ở gần xưởng mộc, trong suốt 02 năm qua, Xưởng Mộc đó đã xã bụi, hóa chất qua nhà cậu mợ tôi và máy móc chạy ầm ầm gây ồn ào làm ảnh hưởng đến sức khỏe của những người thân trong gia đình cậu mợ tôi. Một hôm, trong lúc Xưởng mộc đó đang hoạt động xả bụi, sơn hóa chất bay qua quá nhiều nhà cậu Mợ tôi, trong khi đó bên nhà cậu mợ tôi có 02 cháu nhỏ, một người ốm nặng (liệt tay chân do bị tai biến là cậu tôi) nên Mợ tôi qua bảo xưởng mộc đó có làm thì đóng cửa lại kẻo bụi, hóa chất bay qua nhà làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và người đau ốm. Nhưng con gái của ông bà Chủ xưởng đã bảo mấy người thợ cứ làm, không đóng cửa và trả lời với tôi rằng: " Nhà tui tui ở, quán tui tui thích làm chi thì làm", và ít phút sau con trai của tôi qua gặp và nói mấy người thợ làm thì đóng cửa lại cả Sơn PU bay qua nhà ảnh hưởng sức khỏe của con nít và người ốm nhưng con bé đó lại đuổi con trai tôi về "mày cút". Lúc đó, em trai tôi là cháu gọi vợ chồng tôi là cậu mợ về thăm chơi thấy thế liền qua nói với con bé, cháu nhỏ (nhỏ nhưng đã thành niên đã lập gia đình) sao lại ăn nói bà trợn với người lớn như thế, con bé nó liền lấy đồ trong quán ném vào vào em trai tôi, gây chảy máu ở ngực và lấy máy bào định ném tiếp nhưng em tôi đã giằng được máy bào và có bớp con bé đó 01 bớp tai vào mặt. Lúc ấy con bé chạy ra kéo cửa quán lại và hô hào là em trai tôi vào ăn trộm, lúc kéo cửa đã làm em trai tôi đứt ở góp chân chảy máu, lúc đó em trai tôi đã bớp con bé 01 bớp tai nữa, ít phút sau thì vợ chồng chủ xưởng về và chửi bói, nhục mạ em trai với lời lẽ thô thiển và bảo người nhà chở con bé lên bệnh viện huyện để điều trị và bà Chủ xưởng mộc đó bảo ăn vạ cho nó khiếp, kiện cho nó bị đuổi việc, về vườn. Em trai tôi là công chức Nhà nước cấp huyện, ít hôm sau gia đình Chủ xưởng đã viết đơn tố cáo với cơ quan em trai tôi đang công tác với hành vi hành hung người khác (những mô tả của ông bà chủ không đúng với việc em traai tôi đã làm mà thêu dệt ra hành vi nghiêm trọng(đè đập vào đầu, dúi đầu vào tường...) trong lúc ở bệnh viện Huyện là bệnh án không có chi nghiêm trọng chỉ nghĩ ngơi và cho xuất viên. Nhưng trong gia đình ông bà Chủ xưởng lại đưa con bé đi bệnh viện tư chụp citi, siêu âm...nhưng không có gì. Vậy, hành vi của ông bà Chủ xưởng đó có vi phạm pháp luật không? tính chất, mức độ như thế nào, em trai tôi có làm sao không? nếu vụ việc cần khởi kiện ra Tòa án huyện và khiếu kiện lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì thủ tục như thế nào? Xin Văn phòng Luật sư tư vấn giúp? em tôi có làm sao không?

Trả lời: Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của ban, chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất, vấn đề gây ô nhiễm môi trường của xưởng mộc

Theo điều 53 Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm sau đây:

a) Thu gom, xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc trong khu đô thị, khu dân cư tập trung đã có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung, chủ cơ sở phải thực hiện việc đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung đó, trừ trường hợp cơ sở đã được miễn trừ đấu nối nước thải trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

b) Cơ sở hoạt động trong cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom, thoát nước mưa thực hiện theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 51 và điểm đ khoản 3 Điều 52 của Luật này;

c) Thu gom, phân loại, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải theo quy định của Luật này;

d) Giảm thiểu, thu gom, xử lý bụi, khí thải, mùi khó chịu; bảo đảm không để rò rỉ, phát tán khí độc hại ra môi trường; kiểm soát tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ nhiệt;

đ) Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;

e) Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 111 và khoản 2 Điều 112 của Luật này phải bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn phù hợp; phải có hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14001 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 được chứng nhận;

g) Thực hiện quan trắc nước thải, bụi, khí thải theo quy định của Luật này.

2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và kho tàng thuộc các trường hợp sau đây phải có khoảng cách an toàn về môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ nổ;

b) Có chất phóng xạ, chất thải phóng xạ hoặc thiết bị bức xạ;

c) Có chất độc hại đối với người và sinh vật;

d) Có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người;

đ) Có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.

3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, xưởng mộc này đã vi phạm các quy định liên quan đến môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác. Gia đình bạn nên báo với chính quyền địa phương đối với hành vi của xưởng mộc để cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm xưởng mộc. Đồng thời yêu cầu họ thực hiện biện pháp bảo đảm đến môi trường và sức khỏe của người khác.

Thứ hai, đối với hành vi xô xát giữa hai bên

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trlên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần tr lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

..."

Đối với hành vi của người em trai bạn đã tát 02 bạt tai vào người hàng xóm, cần xem xét mức độ thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đó. Nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên thì mới có căn cứ để xử lý hình sự. Tương tự, hành vi của người hàng xóm ném đồ, kéo cửa gây chảy máu ở ngực, gót chân của em trai bạn cũng có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp nêu tại Điều 134 nêu trên.

Gia đình có thể tường trình lại toàn bộ sự việc và thu thập các chứng cứ liên quan (như đoạn băng ghi âm, ghi hình, người làm chứng, giám định thương tích,...) để yêu cầu cơ quan công an làm rõ hành vi gây thương tích, cũng như một số hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩn, vu khống của nhà hàng xóm.

Từ khóa » Những Hành Vi Gây ô Nhiễm Môi Trường đất