Ô Nhiễm Môi Trường Nước Là Gì? Nguyên Nhân Và Biện Pháp Khắc ...
Có thể bạn quan tâm
Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
viết bởi Lê Thành Đạt Chuyên ngành 0 Bình luậnNội dung bài viết [Nhấn vào để ẩn]
- Ô nhiễm môi trường nước là gì?
- Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
- Số liệu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
- Ô nhiễm nguồn nước tự nhiên
- Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo
- Nước thải sinh hoạt
- Nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
- Nước thải y tế
- Nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
- Ô nhiễm nguồn nước gây ra hậu quả gì?
- Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm
- Ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người
- Ảnh hưởng đến sinh vật và thực vật dưới nước
- Ảnh hưởng đến nền kinh tế
- Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
- Nâng cao ý thức cộng đồng
- Giữ sạch nguồn nước
- Xử lý phân thải đúng cách
- Phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt
- Hướng tới nền nông nghiệp xanh
- Hạn chế sử dụng túi Nilon
- Sử dụng hệ thống xử lý nước đầu nguồn
Ô nhiễm môi trường nước đang trở thành vấn đề đáng báo động ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước? Ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ra hậu quả gì? Cùng Famy tìm hiểu trong bài viết này hôm nay.
Ô nhiễm môi trường nước là gì?
Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước được Wikipedia giải thích như sau: "Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước như hồ, sông, biển, nước ngầm,... bị những hoạt động của môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm một số tạp chất độc hại như chất thải công nghiệp chư a được xử lý, chất có trong thuốc bảo vệ thực vật,... Tất cả đều có thể gây hại cho con người và cuộc sống các loài sinh vật trong tự nhiên."
Hình 1: Ô nhiễm môi trường nước là gì? - Là hiện tượng các nguồn nước bị những tác động từ môi trường tự nhiên và con người làm nhiễm một số tạp chất độc hại
Thực trạng ô nhiễm nguồn nước trên thế giới
Nhằm đáp ứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, các ngành công nghiệp đã không ngừng đẩy mạnh sự phát triển. Tuy nhiên, điều này đã vô hình chung hủy hoại đi môi trường sống của con người và các loài sinh vật, thực vật trên địa cầu.
Việc công nghiệp hóa quá mức đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới ở mức báo động. Trong đó, Châu Á chính là khu vực có mức độ ô nhiễm cao nhất trên thế giới. Phần trăm chất độc trong nước tại đây thường cao gấp 3 lần so với chỉ số trung bình trên thế giới.
Hiện tại, ở Bangladesh, gần 1.2 triệu dân đang phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm khi lượng nước sạch đạt chuẩn chỉ chiếm có 15%. Đáng chú ý, đây mới chỉ là những con số thống kê về tình trạng ô nhiễm nước ở bề mặt. Trong khi đó, ô nhiễm nguồn nước ngầm đang trở thành một vấn nạn mới và nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Hình 2: Việc công nghiệp hóa quá mức đã khiến tình trạng ô nhiễm môi trường nước trên thế giới ở mức báo động
Số liệu ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam
Theo những dự liệu được công bố bởi Unicef, 5 quốc gia có nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam. Tại Việt Nam có khoảng 17 triệu dân chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch (theo báo cáo mới nhất của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường). Họ thường xuyên phải sử dụng các nguồn nước không được đảm bảo như nước mưa, nước giếng khoan,...
Với hơn 1.000 m³ rác thải và gần 400.000 m³ nước thải đổ ra môi trường mỗi ngày, mức độ ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội thực sự đáng quan ngại khi chỉ có khoảng 10% trong số đó được xử lý. Lượng nước thải của Thủ đô Hà Nội chủ yếu được đưa ra hệ thống sông ngòi, kênh rạch như: Sông Tô Lịch, sông Đà, sông Nhuệ, hồ Linh Đàm,…
Đáng chú ý dòng sông Tô Lịch từng được xem như “Long Mạch của Thủ đô” nay đã rơi vào tình trạng ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước bốc mùi hôi thối khiến người dân xung quanh và du khách không thể “thở nổi” mỗi khi đi ngang qua đây.
Hình 3: Mức độ ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội thực sự đáng quan ngại
Nằm trong vùng công nghiệp trọng điểm của quốc gia, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM cũng đang ở mức báo động. Đặc biệt là khu vực kênh Tàu Hủ khi nơi đây tập kết lượng nước, rác thải tại các quận đổ về. Nhiều hộ dân sống tại đây thường xuyền phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm nguồn nước và mùi hôi thối bốc lên.
Theo Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn trung bình mỗi năm nước ta có đến 9000 người chết và hơn 100.000 người mắc bệnh ung thư do sử dụng nguồn nước bẩn, mất an toàn.
Hình 4: Nằm trong vùng công nghiệp trọng điểm của quốc gia, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở TPHCM cũng đang ở mức báo động
Khám phá:
- Cốc lọc nước đầu nguồn là gì? Vai trò của cốc lọc như thế nào?
- Nước cứng là gì? Đâu là cách làm mềm nước cứng hiệu quả nhất?
- Nước cứng tạm thời là gì? Cách xử lý nước cứng tạm thời hiệu quả
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước
Những yếu tố chủ quan, khách quan đều có thể ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Cùng điểm mặt các yếu tố gây ra ô nhiễm môi trường nước phổ biến nhất nhé!
Ô nhiễm nguồn nước tự nhiên
Nguyên nhân chủ yếu là do xác động vật chết lâu ngày phân hủy và ngấm vào nguồn nước, lòng đất. Bên cạnh đó, thiên tai, bão lũ cũng khiến các nguồn nước bị ô nhiễm lẫn vào với dòng nước sạch.
Tuy nhiên, đây chỉ là một phần nguyên nhân rất nhỏ khiến cho môi trường nước bị ỗ nhiễm. Chủ yếu vẫn sẽ đến từ các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhiên của con người.
Hình 5: Ô nhiễm nguồn nước tự nhiên - Nguyên nhân chủ yếu là do xác động vật chết lâu ngày phân hủy và ngấm vào nguồn nước, lòng đất
Ô nhiễm có nguồn gốc nhân tạo
Có thể nói, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày đều phải sử dụng đến nước. Tuy nhiên, nếu nguồn nước thải ra ngoài môi trường chưa qua xử lý thì sẽ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay.
Nước thải sinh hoạt
Trong quá trình sinh hoạt của con người, nguồn nước thải thường được xả thẳng ra tự nhiên mà không trải qua bất kì công đoạn xử lý nào. Nguồn nước thải này thường chứa các chất như Na+, K+, CL-, PO43,... khi đổ ra ngoài môi trường tự nhiên sẽ khiến cho lượng Oxy trong nước bị giảm xuống thấp.
Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho các loài động thực vật dưới nước khó tồn tại. Không ít tin tức về tình trạng cá chết vì ô nhiễm nước đã được đưa lên truyền hình, báo chí và các trang mạng xã hội.
Nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp
Thức ăn thừa, phân bón động vật phát sinh trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi của bà con nông dân thường được xả thẳng ra môi trường tự nhiên.
Ngoài ra, nông dân còn sử dụng các loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu có chứa những thành phần là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nước ngọt. Do vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở nông thôn ngày càng nên nghiêm trọng và chưa có nhiều biện pháp giải quyết triệt để.
Hình 6: Nhiều loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu có chứa những thành phần là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước nước ngọt
Nước thải y tế
Dữ liệu thống kê chỉ ra rằng, đa số bệnh viện và các cơ sở nghiên cứu, thí nghiệm đều chưa trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu. Nước thải từ những đơn vị, tổ chức này đều ẩn chứa mầm bệnh, Virus độc hại. Nếu xả thẳng ra môi trường, điều này không chỉ làm giảm chất lượng nguồn nước mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.
Nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Có thể nói, đây là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng môi trường nước ngày càng xấu đi như hiện nay. Sự xuất hiện dày đặc của các khu công nghiệp, đồng nghĩa với việc hằng ngày có tới hàng nghìn m³ nước thải đổ thẳng ra các sống, biển mà chưa hề qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước ngọt, nước biển và đại dương.
Trong nước thải công nghiệp có chứa rất nhiều Anion gây ô nhiễm môi trường nước như Cl-, PO43, SO42-, K+, Na+,... và vô số hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như As, Sb, Cr, Hg, Pb, Cd, F,... Chúng sẽ hòa tan trong nước và khiến nguồn nước bị thay đổi thuộc tính theo chiều hướng có hại.
Hình 7: Nước thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng môi trường nước ngày càng xấu đi như hiện nay
Ô nhiễm nguồn nước gây ra hậu quả gì?
Ô nhiễm môi trường nước sẽ có tác động tiêu cực đến nhiều mặt của cuộc sống. Trong phần tiếp theo của bài viết, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những hậu quả do ô nhiễm nguồn nước gây ra.
Ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm
Khi các chất thải lắng đọng và ngấm vào nguồn nước ngầm, chúng sẽ làm biến đổi thuộc tính vốn có của nước. Đây là một thực trạng vô cùng đáng lo đối với toàn nhân loại.
Hình 8: Khi các chất thải lắng đọng và ngấm vào nguồn nước ngầm, chúng sẽ làm biến đổi thuộc tính vốn có của nước
Ảnh hưởng đối với sức khỏe của con người
Hậu quả thường thấy nhất của sự ô nhiễm môi trường nước là các tác động đến sức khỏe của con người. Người dân sống trong khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn nước sinh hoạt đã không còn được đảm bảo.
Đáng báo động hơn cả là tình trạng "Làng Ung Thư" xuất hiện ngày càng nhiều xung quanh các khu công nghiệp.Nguồn nước nhiễm các kim loại nặng có độc tính cao như chì, thuỷ ngân, asen,... với hàm lượng quá lớn sẽ tác động tiêu cực đến sức khoẻ con người, gây nhiễm độc trầm trọng sau đó dẫn tới rất nhiều bệnh nặng như đột biến, ung thư.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, khi sử dụng nguồn nước nhiễm asen để ăn uống, con người có thể mắc phải bệnh ung về thư da. Người sử dụng nguồn nước nhiễm chì lâu ngày có thể mắc các bệnh về thận, thần kinh. Nước nhiễm Amoni, Nitrat, Nitrit gây bệnh da xanh, thiếu máu.
Nếu nguồn nước sinh hoạt nhiễm lưu huỳnh, người sử dụng có thể bị bệnh về đường tiêu hoá. Trong khi đó, yếu tố Natri sẽ gây ra bệnh tim mạch và cao huyết áp. Đồng thời, các vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có thể gây ra các bệnh tả, bại liệt và thương hàn.
Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước còn gây ra tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đặc biệt là bà con chuyên nuôi trồng thuỷ hải sản.
Hình 9: Người dân sống trong khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại bệnh do nguồn nước sinh hoạt đã không còn được đảm bảo
Ảnh hưởng đến sinh vật và thực vật dưới nước
Ảnh hưởng tới sinh vật dưới nước: Khi nước thải trong quá trình sinh hoạt và sản xuất công nghiệp được xả thẳng xuống nước, ta sẽ thấy hiện tượng các loài sinh vật dưới nước như cá, tôm,... chết hàng loạt. Hoặc cũng có thể những loại sinh vật này sẽ dần dần nhiễm độc, khi con người đánh bắt và sử dụng thì sẽ gây ra mầm bệnh.
Không chỉ ảnh hưởng tới hệ sinh vật dưới nước mà hậu quả của ô nhiễm nguồn nước còn có tác động đến hệ thực vật trên cạn. Khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để tưới tiêu thì cây cối có thể bị chậm phát triển. Nếu mức độ ô nhiễm của nước quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng thực vật chết hàng loạt, đất cát xói mòn. Thậm chí khi chúng ta ăn phải nguồn thực phẩm như vậy cũng sẽ mang theo nguồn bệnh về cho cơ thể.
Hình 10: Không chỉ ảnh hưởng tới hệ sinh vật dưới nước mà hậu quả của ô nhiễm nguồn nước còn có tác động đến hệ thực vật trên cạn
Ảnh hưởng đến nền kinh tế
Ô nhiễm môi trường nước cũng có thể gây ra ảnh hưởng đến nền kinh tế vì sẽ làm tốn kém chi phí cho quá trình xử lý nước thải, rác thải ra môi trường, đồng thời là các khoản tiền để khắc phục hậu quả ô nhiễm.
Hình 11: Ô nhiễm môi trường nước sẽ làm tốn kém chi phí cho quá trình xử lý nước thải, rác thải ra môi trường
Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường nước
Chúng ta cần nhìn lại những hành vi, việc làm của mình đối với môi trường thiên nhiên và triển khai thực hiện những giải pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi tự nhiên, khôi phục nền kinh tế.
Nâng cao ý thức cộng đồng
Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch có vai trò quan trọng như thế nào. Đây là chiến dịch của từng cá nhân, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia và của cả toàn thế giới. “Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chỉ một người đứng ra bảo vệ nguồn nước thì sẽ vô ích nhưng nhiều người, cả xã hội cùng có chung ý thức bảo vệ nguồn nước thì chắc chắn kết quả sẽ khác.
Hình 12: Để bắt tay vào hành động, mỗi người cần phải ý thức được việc bảo vệ môi trường nước sạch có vai trò quan trọng như thế nào
Giữ sạch nguồn nước
Biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả tiếp theo chính là giữ cho nguồn nước được trong sạch. Không nên vứt rác thải ra môi trường một cách bừa bãi, không được xả trực tiếp nước thải chưa được xử lý ra ngoài tự nhiên.
Xử lý phân thải đúng cách
Chính phủ các nước luôn khuyến khích người dân xử lý phân thải đúng cách. Đối với các hộ gia đình đông thành viên, canh tác làm vườn, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nên có kế hoạch thu gom phân thải một cách khoa học. Nếu được, bạn nên xây dựng các hố ủ phân trước khi đem bón cho cây hoặc xả ra môi trường. Tuyệt đối không xả phân trực tiếp ra ngoài môi trường. Điều này sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm, đặc biệt là với nguồn nước.
Phân loại và xử lý các loại rác thải sinh hoạt
Mỗi hộ gia đình cần phải sắm cho mình các thùng đựng rác có nắp kín. Đồng thời, bạn nên tìm hiểu cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ, để có các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt, hiệu quả.
Đối với các tòa nhà chung cư và những khu sinh hoạt tập thể, công cộng, cần phải trang bị hệ thống thùng rác lớn với nắp đậy kín và phân chia các loại rác một cách rõ ràng. Đồng thời, cần đưa ra những biện pháp xử lý rác hợp vệ sinh, hạn chế tình trạng gây ô nhiễm nguồn nước.
Mỗi khu vực, tỉnh thành đều cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp trước khi tiến hành đổ ra cống xả nước chung. Đặc biệt, tại các khu công nghiệp, bệnh viện, quá trình xử lý nước thải cần phải được chú trọng hơn.
Hình 13: Nên tìm hiểu cách phân loại rác hữu cơ và rác vô cơ, để có các giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt, hiệu quả
Hướng tới nền nông nghiệp xanh
Người nông dân có thể tham gia bảo vệ môi trường nước bằng cách hướng tới nền nông nghiệp xanh. Cụ thể, nông dân hãy xây dựng và lên kế hoạch quản lý chất dinh dưỡng trong canh tác, chăn nuôi. Hạn chế tối đa tình trạng chất dinh dưỡng dư thừa ngấm vào đất, vào nguồn nước ngầm.
Hạn chế sử dụng túi Nilon
Hạn chế sử dụng túi Nilon cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả. Vì thế, bạn nên tránh dùng các loại túi đựng, sử dụng một lần rồi vứt như: Hộp đựng thức ăn nhanh, cốc nhựa,... Khi đi mua sắm, nên mang theo túi riêng đi để đựng.
Hình 14: Hạn chế sử dụng túi Nilon là một biện pháp bảo vệ môi trường nước hiệu quả
Sử dụng hệ thống xử lý nước đầu nguồn
Hệ thống lọc nước đầu nguồn đang trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng sử dụng với nhiều tính năng ưu việt. Việc xử lý được đa dạng nguồn nước sẽ giúp cho người dùng an tâm hơn trong quá trình sinh hoạt, đảm bảo về sức khỏe.
Hình 15: Hệ thống lọc nước tổng đầu nguồn đang trở thành mặt hàng được nhiều người ưa chuộng sử dụng với nhiều tính năng ưu việt
Hy vọng rằng, sau bài viết ngày hôm nay, bạn đọc đã có thêm được những kiến thức về ô nhiễm môi trường nước, đồng thời, nắm bắt được các giải pháp xử lý ô nhiễm nước. Nếu đang có nhu cầu hay mong muốn tìm hiểu về hệ thống xử lý nước đầu nguồn, hãy liên hệ ngay tới số Hotline của Famy: 1900-292924 để nhận được sự tư vấn tận tình nhất nhé!
- ← Bài viết trước
- Bài tiếp theo →
Tác giả
Lê Thành Đạt
Mình là Đạt - Content Creator của thương hiệu Famy. Cám ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết. Peace and Love!!!
Kết nối với mình trên mạng xã hội0 Bình luận trong Ô nhiễm môi trường nước là gì? Nguyên nhân và biện pháp khắc phục
Bình luận bài viết HỦY
Họ tên Số điện thoại hoặc Email Đánh giá Nội dung bình luậnTừ khóa » Một Số Giải Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Các Biện Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Hiệu Quả
-
Những Biện Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường Nước Tiên Tiến Hiện ...
-
9 BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC ĐƠN ...
-
Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục Tình Trạng ô Nhiễm Môi Trường ...
-
GIẢI PHÁP TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY
-
Những Giải Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường Nước
-
6 Biện Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường Nước Hiện Nay
-
Nguyên Nhân Và Các Biện Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường Nước
-
5 Biện Pháp Chống ô Nhiễm Nguồn Nước Hiệu Quả, Dễ Thực Hiện
-
Đề Xuất Các Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Hại ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Đề Xuất Các Giải Pháp Giảm Thiểu Tác Hại ô Nhiễm Nguồn Nước
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Và Hướng Khắc Phục
-
Ô Nhiễm Môi Trường Nước Tại Việt Nam (Bài 3): Những Giải Pháp ...
-
Biện Pháp Khắc Phục ô Nhiễm Môi Trường Nước ở Việt Nam