Ở Với Cha Lạnh Lùng, ở Bên Mẹ Nồng ấm, 3 Lý Do Con Trai đối Xử Khác ...

Trong gia đình, thông thường con trai đối với bố rất lạnh lùng, nhưng lại ân cần với mẹ

Đứa con trai nào khi về tới nhà bao giờ cũng hỏi: “Bố ơi, mẹ đâu?”.

Người con trai trưởng thành khi gọi điện thoại về nhà gặp bố cũng hỏi “Cho con gặp mẹ”.

Dường như những câu chuyện dài, những lần trò chuyện sẻ chia giữa con trai và bố hiếm khi tồn tại. Con trai lạnh lùng với bố nhưng ân cần với mẹ, có lẽ là xuất phát từ 3 nguyên nhân sau:

1. Ảnh hưởng của văn hóa gia đình

Trong nền văn hóa chịu ảnh hưởng Nho giáo của nước ta, dường như mối quan hệ quá thân thiết giữa cha và con trai được xem là không bình thường. Đối với nhận thức của mọi người, cha nên giữ thái độ nghiêm khắc và là người đóng vai ác trong gia đình.

Ông bố nào cũng trong não trạng cố hữu tạo dựng hình ảnh một người cha nghiêm nghị. Vì lẽ đó, không khó để bắt gặp những chiếc roi mây cắm trong nhà để các ông bố dạy dỗ cậu con trai nghịch ngợm của mình.

Khi con bị giáo viên phàn nàn, bố sẽ trách phạt con.

Khi con nghịch ngợm trốn học, bố dùng roi để dạy con chừa.

Khi con ngỗ ngược, bất trị, cha sẽ ra mặt, dùng cái uy của mình để lấn át sự nổi loạn trong con. 

Không chỉ vậy, hình tượng người cha nghiêm khắc được cả bố và mẹ đồng lòng xây dựng. Nếu chẳng may cha có lỡ mà yếu lòng thì cũng sẽ được người ngoài nhắc nhở rằng: Dạy con trai không được quá mềm yếu. Trong lòng con, cha lúc nào cũng “xấu” như thế nên thành ra mối quan hệ cha con chẳng mấy khi tốt đẹp.

hình ảnh

2. Bố dành quá ít thời gian cho con

Đi tận đẩu tận đâu nhưng khi về nhà, trẻ sẽ gọi hỏi mẹ trước tiên. Ít khi thấy con hỏi bố đang ở đâu, bố làm gì thế. Đó là vì nếu gọi bố thì khả năng cao là bố không có nhà.

Bố phải là trụ cột của gia đình, làm việc chăm chỉ bên ngoài để kiếm tiền nuôi gia đình. Ngoài giờ làm, bố còn phải đi chén chú chén anh để xây dựng mối quan hệ và ổn định vị trí của mình. Về nhà khi vợ con đã ngủ khì, sáng ra thức dậy nếu tốt thì còn thấy mặt con trước lúc nó đi học. Con ở với mẹ nhiều hơn. Mẹ nấu cơm cho con ăn, mẹ kèm con làm bài tập ở nhà… Khi bố xuất hiện là lúc con … bị phạt vì giáo viên phàn nàn, điểm số thấp…. Trong nội tâm con trai sẽ luôn cự tuyệt bố. Vả chăng, thời gian của mẹ dành cho con rất nhiều nên con trai ân cần với mẹ nhưng lạnh lùng với bố cũng là điều dễ hiểu.

hình ảnh

3. Bố hiếm khi thể hiện tình cảm với con trai

Có bao nhiêu ông bố có thể nói câu "Bố yêu con" với con mình. Dù tình thương có tràn trề thì họ cũng không dễ dàng thể hiện ra được đâu. Nhìn con mà lòng yêu thương trào dâng, nhưng làm sao có thể bỏ qua sự cao ngạo lạnh lùng và sĩ diện của một người cha để có thể thốt ra những lời yêu thương, vốn dĩ chỉ có mẹ là hay nói với con. Những tình cảm giấu kín dưới khuôn mặt lạnh lùng ủ rũ trong quá trình trưởng thành 10 năm, 20 năm của đứa trẻ đã bóp chết mối quan hệ giữa cha và con trai.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn nhận được sự khuyến khích và lời yêu thương từ người cha, nhưng đáp lại kỳ vọng của trẻ, bố ít khi nào bộc lộ những điều đó, với những suy nghĩ giáo dục truyền thống của mình. Khi đứa con trai lớn lên, chúng sẽ tiếp tục dùng thái độ đó đối đãi với chính con trai mình.

hình ảnh

Con cái là do cha mẹ sinh ra, và mỗi đứa trẻ đều có những nhu cầu chính đáng về việc được yêu thương, được tôn trọng. Đối xử với con như một người bạn là điều mà giáo dục ngày nay hướng tới, để không còn có những tư tưởng như sinh con để cậy nhờ lúc tuổi già sức yếu, con tôi tôi có quyền đánh có quyền dạy …mà hậu quả là những thảm cảnh đau lòng như con nhốt cha mẹ vào cũi nuôi ăn mỗi ngày, con chửi cha mẹ vì không chia chác thừa kế… Một người cha nồng nhiệt, yêu thương không có nghĩa đó là một người đàn ông yếu đuối, ủy mị. Con trai cũng cần được cha khuyến khích, dỗ dành, ôm ấp, khuyên nhủ. Bởi mối quan hệ giữa con trai và cha là điều mà mẹ và con trai sẽ không bao giờ có được.

Liệu rằng con trai lạnh lùng với bố có phải là do bố quá xa cách trong suốt quá trình nuôi dưỡng con. Các mẹ nghĩ sao về điều này?

Bài và ảnh tổng hợp từ ZL

Từ khóa » Bố Lạnh Lùng