ỐC MƯỢN HỒN VÀ HẢI QUỲ - QUAN HỆ CỘNG SINH

SGTT.VN - Hải quỳ màu sắc tươi đẹp và quyến rũ trông như những bông hoa của biển. Đặc biệt là khi chúng tập trung thành từng thảm lớn dưới đáy biển. Chúng lắc lư theo dòng nước và sẵn sàng “se duyên” với các loài sinh vật biển khác để sinh tồn…

Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ và ốc mượn hồn. Ảnh: Darlyne A. Murawski, National Geographic
Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ và cá hề. Ảnh: Paul Nicklen, National Geographic
Hải quỳ và ốc mượn hồn

Một số loài hải quỳ được cõng trên lưng vỏ ốc mượn hồn (cua ẩn sĩ). Sự cơ động này làm cả hai bên cùng có lợi: hải quỳ được “quá giang” miễn phí và kiếm thức ăn trên đường đi; trong khi đó, các chú ốc mượn hồn được nguỵ trang hiệu quả và được sự bảo vệ bởi các xúc tu đầy chất độc của vị khách “quá giang”.

Hải quỳ và cá hề

Cá hề đầy màu sắc bơi giữa một mảng lớn hải quỳ. Hải quỳ xuất hiện ở các hình dạng và màu sắc trông rất đẹp và đầy quyến rũ. Tuy nhiên, những động vật không xương sống đơn giản này chủ yếu có cấu tạo dạng hình ống. Một đầu của cơ thể hải quỳ được gắn vào đáy biển hoặc đào vào đáy biển, trong khi đầu khác có miệng bao quanh bởi các xúc tu. Hải quỳ “bao” chỗ trú ngụ cho cá hề, còn những thức ăn rơi vãi của cá hề lại là nguồn dinh dưỡng để hải quỳ tồn tại.

Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ và tôm. Ảnh: Brian J. Skerry, National Geographic
Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ bám trên thân Tảo bẹ. Ảnh: Nicklen Paul, National Geographic
Hải quỳ và tôm

Một chú tôm ẩn nấp gần như vô hình giữa những xúc tu của hải quỳ. Nhìn kỹ chỉ thấy có đôi mắt màu trắng bạc. Hải quỳ có xúc tu bao quanh miệng trung tâm. Chúng ăn các khoang cơ thể đơn lẻ của động vật không xương sống. Đó là một khoang thực hiện vai trò của dạ dày, ruột, phổi, hệ thống tuần hoàn và hệ thống quan trọng khác của cơ thể.

Hải quỳ bám trên thân tảo bẹ

Hải quỳ phát triển mạnh về số lượng liền bám vào thân cây tảo bẹ gần bờ biển của đảo Vancouver, Canada. Trong khi hầu hết các loài hải quỳ thích bám vào các vật thể bất động, những loài khác tô điểm cho vỏ cua, đá lởm chởm, hoặc các loài thực vật thuỷ sinh…

Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ hồng. Ảnh: Nicklen Paul, National Geographic
Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ và ốc. Ảnh: Brian J. Skerry, National Geographic
Hải quỳ hồng

Sự “nở hoa” đầy màu sắc của hải quỳ là lý do tại sao đây là loài động vật được gọi với danh xưng hoa dưới nước. Bình thường chúng đính chắc vào nền đá dưới đáy biển hoặc rạn san hô. Tuy nhiên, khi cần phải dâng lên (di chuyển lên trên) nhiều loài hải quỳ có thể di chuyển, gắn với những vật liệu trôi dạt với các dòng hải lưu hoặc trong một số trường hợp, có thể “bơi” trong một khoảng cách ngắn với kiểu dáng lạ thường.

Hải quỳ và ốc

Một chú ốc bò ngang một nhóm các con hải quỳ kim cương ở ngoài khơi biển Ailen. Hải quỳ có thể là loài nhỏ bé, dài chỉ bằng 1,25 cm, hoặc có đường kính khoảng 1,8 mét. Tuổi thọ của các loài hải quỳ rất khó xác định, nhưng một số loài được biết là sống hơn nửa thế kỷ.

Khi hải quỳ “se duyên” Hải quỳ Kim cương. Ảnh: Brian J. Skerry, National Geographic
Khi hải quỳ “se duyên” Thảm Hải quỳ. Ảnh: Henry Wolcott, National Geographic
Hải quỳ Kim cương

Hải quỳ kim cương là một trong số hơn một ngàn loài hải quỳ. Chúng có họ hàng gần gũi với san hô và sứa, được tìm thấy trong nước biển trên toàn thế giới, từ vùng triều nông đến độ sâu 10.000 mét.

Thảm Hải quỳ

Gọi vậy bởi hải quỳ đã phủ hoàn toàn bề mặt một đám san hô rực rỡ màu xanh lá cây. Hải quỳ (trong ảnh) sống ở vùng nước ngập ánh mặt trời thường xuyên là vật chủ của tảo xanh. Bằng cách cung cấp cho thực vật với một đồng cỏ an toàn (không có loài động vật ăn tảo dám xuất hiện gần), hải quỳ được lợi ích từ những sản phẩm phụ quá trình quang hợp của tảo là đường và

Từ khóa » Cộng Sinh Giữa Hải Quỳ Và Cua