OCOP Là Gì? Như Thế Nào được Gọi Là Sản Phẩm OCOP?

Facebook Email Tweet 3.7/5 - (3 bình chọn)

OCOP là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh “One Commune One Product”

Tiếng Việt: Mỗi xã một sản phẩm

Cơ quan ban hành: Thủ tướng chính phủ

Phạm vi và địa bàn thực hiện: Trong phạm vi toàn quốc

Lựa chọn đơn vị xã vì:

– Gắn với “xã nông thôn mới” trong chương trình xây dựng nông thôn mới

– Gắn với hệ thống chính quyền cấp xã là cấp thực hiện trực tiếp

Khái niệm “mỗi xã một sản phẩm” là vì:

– Xã: một xã hoặc nhiều xã, liền xã, liền huyện sản xuất một hoặc nhiều sản phẩm. Khuyến khích thực hiện ở các khu vực đô thị (phường, thị trấn)

– Sản phẩm: Sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ.

Tìm hiểu về OCOP

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Logo của chương trình OCOP
  • Các chủ thể của chương trình
  • Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP?
    • 1. Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP
    • 2. Chu trình OCOP quốc gia thường niên
  • Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP
  • Tài liệu chứng minh bổ sung
  • ICB đánh giá, cấp chứng nhận HTQL ATTP
  • ICB đánh giá, chứng nhận VietGAP trồng trọt
  • ICB chứng nhận sản phẩm chè của HTX sản xuất chè an toàn xã Long Cốc

Logo của chương trình OCOP

Chữ O màu nâu: Tượng trưng cho đất, nền tảng sản xuất, cuộc sống của làng xã.

Chữ C màu xanh lá cây: Tượng trưng cho nông nghiệp và sản xuất bền vững

Chữ O màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh, trí tuệ của con người Việt Nam.

Chữ P màu vàng: Tượng trưng cho lợi ích, lợi nhuận của chương trình mà mỗi người dân, tổ chức tham gia được hưởng lợi.

Logo chương trình OCOP

Các chủ thể của chương trình

– Các HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh

– Đối với nhóm sản phẩm du lịch công đồng, du lịch sinh thái và du lịch ngoài các đối tượng trên có thể bao gồm các hội/hiệp hội, trung tâm điều hành hoặc các tổ chức tương đương

Như thế nào được gọi là sản phẩm OCOP?

Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:

(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác

(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn

(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác

(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi

(5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.

(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

1. Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP

Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:

– Công tác đánh giá cấp huyện

– Công tác đánh giá cấp tỉnh

– Công tác đánh giá tại cấp trung ương

Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.

>> Mời bạn xem thêm chia sẻ: chứng nhận an toàn thực phẩm cho sản phẩm OCOP

2. Chu trình OCOP quốc gia thường niên

Quy trình OCOP quốc gia

Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP

Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm:

– Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm,

– Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu

– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm

– Giấy đăng ký kinh doanh

– Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)

– Sản phẩm mẫu

Tài liệu chứng minh bổ sung

Giấy đủ điều kiện sản xuất, Công bố chất lượng sản phẩm, Phiếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn công bố…

Đây là những giấy tờ rất quan trọng và gần như phải có để có thể tiến xa hơn, đặc biệt là với các sản phẩm thực phẩm, nông sản muốn đạt 4 hoặc 5 sao bắt buộc phải có các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 22000, HACCP, chứng nhận VietGAP, nông nghiệp hữu cơ …

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế (ICB) có dịch vụ trọn gói hỗ trợ doanh nghiệp chứng nhận ISO 22000:2018 và các hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, ISO 14001, VietGAP, nông nghiệp hữa cơ… và các thủ tục Công bố chất lượng sản phẩm, hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm…

ICB đánh giá, cấp chứng nhận HTQL ATTP

ICB đánh giá, cấp chứng nhận HTQL ATTP theo tiêu chuẩn HACCP : CODE 2003 cho Công ty TNHH TMDV VÀ XNK Quy Hoa

Trà hoa vàng Quy Hoa là sản phẩm thuộc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và XNK Quy Hoa. Ngoài việc lưu giữ, bảo tồn nguồn trà hoa vàng quý hiếm, phát triển các sản phẩm công nghệ cao, công ty luôn chú trọng đến chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn cho sản phẩm. Từ năm 2015 công ty đã vận hành và áp dụng HTQL ATTP theo tiêu chuẩn HACCP và đến năm 2020, Trà hoa vàng Quy Hoa là 1 trong 3 sản phẩm OCOP đã đạt sản phẩm đạt 5 sao cấp Quốc gia của tỉnh Quảng Ninh.

Giám đốc Lê Mạnh Quy công ty TNHH TMDV & XNK Quy Hoa

Giám đốc Lê Mạnh Quy công ty TNHH TMDV & XNK Quy Hoa nhận bằng xếp hạng OCOP 5 sao cho sản phẩm trà hoa vàng của tỉnh Quảng Ninh

Chứng nhận HTQL ATTP của công ty TNHH TMDV VÀ XNK Quy Hoa

ICB chứng nhận HTQL ATTP của công ty TNHH TMDV VÀ XNK Quy Hoa đạt tiêu chuẩn HACCP : CODE 2003

ICB đánh giá, chứng nhận VietGAP trồng trọt

ICB đánh giá, chứng nhận VietGAP trồng trọt cho sản phẩm chè xanh cho HTX sản xuất Chè an toàn Long Cốc

Nhờ quá trình sản xuất, phát triển cây chè trên hàng trăm, hàng ngàn quả đồi lớn nhỏ, Long Cốc được đánh giá là một trong những đồi chè đẹp nhất Việt Nam. Phát huy thế mạnh của địa phương, năm 2018, HTX sản xuất chè an toàn xã Long Cốc được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ tổ hợp tác. Sau 3 năm phát triển, HTX sản xuất chè an toàn Long Cốc đang trở thành cầu nối liên kết, giải quyết khó khăn về giống, phân bón, khoa học – kỹ thuật, đầu ra sản phẩm và nâng cao thu nhập cho thành viên.

Đặc biệt, để có được sản phẩm chè sạch, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, HTX luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP. Năm 2020, chè Bát Tiên Long Cốc của HTX trở thành 1 trong 8 sản phẩm đạt hạng 4 sao OCOP của tỉnh Phú Thọ.

Sản phẩm chè Bát Tiên của HTX Long Cốc đạt hạng 4 sao OCOP của tỉnh Phú Thọ

Chứng nhận hợp tác xã sản xuất chè

ICB chứng nhận sản phẩm chè của HTX sản xuất chè an toàn xã Long Cốc

Để chứng nhận hệ thống quản quản lý an toàn thực phẩm như ISO 22000, HACCP, VietGAP, nông nghiệp hữu cơ…và hỗ trợ các thủ tục hồ sơ để đạt Giấy chứng nhận đạt OCOP từ các cấp độ 03 sao, 04 sao hoặc 05 sao, quý khách liên hệ ICB để nhận được tư vấn miễn phí:

Điện thoại/zalo: 0913261823 (MS. Vòng)

Email: vongvt.icb@gmail.com

Chứng Nhận Quốc Tế ICB

Công ty Cổ phần Chứng nhận Quốc tế là tổ chức chứng nhận độc lập. ICB được chỉ định là tổ chức đánh giá các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và quá trình bởi: Cục An toàn Lao động – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Công thương… Với đội ngũ chuyên gia giỏi, uy tín, giàu kinh nghiệm, am hiểu kiến thức xã hội. ICB hoàn toàn đáp ứng nhu cầu cung cấp dịch vụ đánh giá chứng nhận sự phù hợp trên phạm vi toàn quốc.

Từ khóa » Chuẩn Ocop Là Gì