Ojigi: Nghệ Thuật Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Hành xử lịch thiệp đã in sâu vào văn hóa của con người Nhật Bản. Thái độ lịch sự và sự tôn trọng là một vài trong số những nguyên tắc mà người Nhật theo đuổi. Cách cư xử với người khác được giảng dạy ở trường học.
Có người cho rằng hành động cúi đầu là một hình thức chào hỏi mà không cần phải động chạm. Trong trường hợp phải chạm tay thì sẽ dễ lây bệnh hơn. Hơn nữa, trước đây, Nhật Bản cũng như một số quốc gia phương Đông khác khá bảo thủ trước hành động chạm tay giữa người khác giới mà không có quan hệ gì. Vậy họ còn cách nào để thể hiện sự tôn trọng của mình mà không bắt tay?
Đối với văn hóa phương Tây, cúi chào là một là một hình thức hạ mình trước một người ở vị trí cao hơn, ví dụ như Hoàng gia. Trong khi đó, ở Nhật Bản, cúi đầu là một phần của cuộc sống thường nhật.
Cách cúi chào của người Nhật rất đơn giản, nhưng đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nét tinh tế. Khi cúi đầu, điều quan trọng là không được rũ người xuống và cong lưng; tư thế thẳng, đẹp cho thấy bạn đang cố gắng hết sức vì người kia.
Nửa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nửa thân dưới không được di chuyển và phải giữ vuông góc với mặt đất, như thể bạn đang đứng thẳng, mắt nhìn xuống phía dưới.
Nam giới hai tay đặt dọc theo thân, còn nữ giới thì đặt hai tay ở vạt áo trước.
Ở Nhật có nhiều kiểu cúi chào nhằm thể hiện sự tôn trọng dưới nhiều hình thức khác nhau. Góc độ cúi thể hiện mức độ tôn trọng mà một người dành cho người đối diện. Kiểu cúi chào đơn giản, gập người khoảng 5 độ thường được sử dụng trong các buổi họp mặt thân mật giữa bạn bè và gia đình. Ngoài ra còn có một số kiểu cúi chào khác như eshaku (会 釈), keirei (敬礼) và saikeirei (最 敬礼).
Eshaku là cách cúi gập người khoảng 15 độ, dùng để chào hỏi người quen hoặc nói lời cảm ơn.
Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Đây là kiểu chào cúi gập người khoảng 30 độ, dùng trong các tình huống như chào hỏi đối tác kinh doanh, khách hàng tiềm năng, hoặc để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị cao hơn.
Saikeirei là cách cúi đầu trang trọng nhất, dùng để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị rất cao như hoàng đế, hoặc để xin lỗi hay bày tỏ cảm giác tội lỗi mạnh mẽ.
Cách cúi đầu ít được dùng nhất là dogeza (土 下座). Cách này chỉ được sử dụng trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng như khi phạm sai lầm chết người. Người đang cúi đầu quỳ gối và dập mặt xuống đất, thể hiện sự cầu xin và hối lỗi ở mức cao nhất.
Từ khóa » Cúi Chào Kiểu Nhật
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Du Học Nhật Bản [GoToJapan]
-
5 Cách Cúi Chào Của Người Nhật Trong Văn Hóa Chào Hỏi Ojigi
-
Các Kiểu Cúi Chào ở Nhật
-
Học Cách Chào Hỏi Của Người Nhật để Giao Tiếp Hiệu Quả Khi Làm Việc
-
Tìm Hiểu Về Văn Hóa Trong Cách Cúi Chào Của Người Nhật Khi Giao Tiếp
-
Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Như Thế Nào? - .vn
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Viet-SSE
-
CÚI CHÀO OJIGI – NÉT VĂN HÓA CHÀO HỎI ĐẸP XỨ PHÙ TANG
-
Cách Chào Hỏi Của Người Nhật - .vn
-
3 Kiểu Cúi Chào điển Hình Của Người Nhật
-
Tìm Hiểu 3 Kiểu Chào Hỏi Của Người Nhật
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Reeracoen Vietnam
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Trang Chủ