Tìm Hiểu 3 Kiểu Chào Hỏi Của Người Nhật
Có thể bạn quan tâm
Hành động chào hỏi của người Nhật được chia ra làm 3 kiểu chính là Saikeirei, Keirei, và Eshaku. (Nguồn: Ohman) |
Văn hóa chào hỏi của người Nhật có tên gọi là văn hóa Ojigi. Hành động chào hỏi được chia ra làm 3 kiểu chính là Saikeirei, Keirei, và Eshaku.
3 kiểu này có một quy luật chung là người dưới phải chào người trên, nghĩa là người lớn tuổi sẽ là người trên của người nhỏ tuổi hơn, khách và thầy sẽ là người trên đối với người chủ và học trò.
Saikeirei - kiểu chào trang trọng
Người Nhật thường dùng kiểu chào Saikeirei để thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng đối với đấng tối cao như thần, Phật, quốc kỳ… hoặc đối với đấng sinh thành như ông bà, cha mẹ. Kiểu chào này cũng thay cho lời xin lỗi chân thành thể hiện thành ý của người Nhật Bản.
Nếu thực hiện chào trong tư thế đứng, người cúi chào sẽ phải cúi gập người 45-70 độ về phía trước giữ nguyên trong khoảng 2,5 giây. Cũng trong thời điểm đó, với cùng một tốc độ tương đương, người cúi hạ hai bàn tay xuống chạm vào phần đầu gối. Nhìn vào điểm phía trước cách bạn khoảng 80 cm và giữ nguyên tư thế này trong 3 giây.
Nếu thực hiện chào trong tư thế ngồi quỳ, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống đồng thời hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, mặt và sàn cách khoảng 5cm, giữ nguyên tư thế này trong khoảng 3-5 giây.
Keirei - kiểu chào bình thường
Keirei là kiểu chào bình thường được sử dụng trong chào hỏi của người Nhật với cấp trên, những người lớn tuổi, khách hàng, đối tác làm ăn.
Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, người chào sẽ cúi thấp từ 30-35 độ trong khoảng 2-3 giây.
Nếu thực hiện trong tư thế ngồi trên sàn đất, bạn sẽ hạ cúi người sát xuống đồng thời hai lòng bàn tay đặt úp xuống mặt sàn, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10-15 cm.
Eshaku - kiểu khẽ chào giao tiếp
Đây là kiểu chào thường được dùng trong giao tiếp thông thường với người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp, địa vị xã hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng khi hai bên gặp nhau lần đầu tiên trong ngày.
Nếu thực hiện kiểu chào này trong tư thế đứng, phần thân và mình chỉ cần hơi cúi nhẹ khoảng 15 độ trong vòng 1-2 giây, hai tay nép để sát bên hông.
Nếu thực hiện trong tư thế ngồi chào, lúc này bạn chỉ cần đặt nhẹ đầu ngón tay hai bên xuống sàn nhà, lòng bàn tay úp xuống dưới và hai tay cách nhau 10-20 cm.
Chào hỏi như thế nào để tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp? 'Đi đến nơi nào, lời chào đi trước'. Chào hỏi là phép lịch sự xã giao cơ bản, tối thiểu giữa người với người. Vì ... |
5 tuyệt chiêu để nói chuyện lịch sự như người Anh Việc hiểu đúng ý người Anh chắc chắn không thể xảy ra một sớm một chiều đối với những người không sinh ra ở đây, ... |
Từ khóa » Cúi Chào Kiểu Nhật
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Du Học Nhật Bản [GoToJapan]
-
5 Cách Cúi Chào Của Người Nhật Trong Văn Hóa Chào Hỏi Ojigi
-
Các Kiểu Cúi Chào ở Nhật
-
Học Cách Chào Hỏi Của Người Nhật để Giao Tiếp Hiệu Quả Khi Làm Việc
-
Tìm Hiểu Về Văn Hóa Trong Cách Cúi Chào Của Người Nhật Khi Giao Tiếp
-
Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Như Thế Nào? - .vn
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Viet-SSE
-
CÚI CHÀO OJIGI – NÉT VĂN HÓA CHÀO HỎI ĐẸP XỨ PHÙ TANG
-
Cách Chào Hỏi Của Người Nhật - .vn
-
3 Kiểu Cúi Chào điển Hình Của Người Nhật
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Reeracoen Vietnam
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật - Trang Chủ
-
Ojigi: Nghệ Thuật Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Báo Dân Trí