OLE – Phương Pháp đo Lường Hiệu Quả Công Việc Toàn Diện

Phương pháp OLE (Overall Labour Effectiveness)

Kiểm tra đánh giá công việc là một nhiệm vụ quan trọng trong doanh nghiệp cũng như những công việc trong cuộc sống. Chúng ta được biết đến chỉ số KPIs – đo lường mức độ hiệu quả trong công việc nhưng vấn đề là chỉ số này chưa thực sự rõ ràng để kiểm soát công việc.

Để giải quyết vấn đề trên, hãy sử dụng chỉ số đo lường mức độ hoàn hảo công việc toàn diện viết tắt là OLE. Việc đo OLE từng cá nhân rất nhanh, định lượng rõ mỗi người đạt bao nhiêu % hiệu quả. Từ đó chúng ta có cơ sở để cải tiến yếu tố nào để nâng cao thành tích nhân viên.

Cách tính OLE

OLE = A x P x Q

Trong đó:

A (Available) – Mức độ sẵn sàng làm việc

Cách tính A = thời gian làm việc thực tế / thời gian làm việc yêu cầu

P (Performance)- Năng suất làm việc

Cách tính P = số lượng công việc hoàn thành/ số lượng công việc yêu cầu

Q (Quality)- Chất lượng công việc hoàn thành

Cách tính Q = số lượng công việc hoàn thành đạt chất lượng/ số lượng công việc hoàn thành

Phân loại kết quả

OLE ≥ 85%: Chuẩn mực quốc tế (World Class)

60% ≤ OLE < 85%: Khá

40%  ≤ OLE <  60%: Trung bình

OLE < 40%: Kém

Ví dụ để minh họa cách tính chỉ số OLE

  • Một nhân viên đi làm 20 ngày trong 26 ngày trong một tháng theo yêu cầu.
  • Nhân viên này cần thực hiện 1 báo cáo kết quả công việc mỗi cuối tuần, tổng trong tháng anh hoàn thành được 3/4 báo cáo công việc.
  • Nhân viên này được giao 20 đầu công việc trong tháng và đến cuối tháng kiểm tra anh hoàn thành toàn bộ 20 công việc này.
  • Nhưng trong 20 công việc đó chỉ có 15 công việc anh hoàn thành đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của công ty
Xem thêm Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Từ những dữ kiện trên ta tính được chỉ số OLE

A: Thái độ lập Kế hoạch, Báo cáo, làm đúng giờ

  • Thời gian làm việc: 20/26 ngày
  • Báo cáo công việc: 3/4 báo cáo

=> A = (20+3)/(26+4) = 0,77

P: Các công việc theo mô tả công việc

Số lượng công việc đã làm: 20/20 công việc

=> P = 20/20 = 1

Q: chất lượng của công việc (công việc hoàn thành phải mang lại kết quả)

Công việc hoàn thành và đảm bảo tiêu chí: 15/20 công việc

=> Q = 15/20 = 0,75

OLE = A x P x Q = 0,77 x 1 x 0,75 = 0,57

Vậy chỉ số hiệu quả lao động toàn diện trong tháng của nhân viên này chỉ đạt 57%, điều đó cós nghĩa là 43% lãng phí cần phải cải tiến.

Từ kết quả trên, chúng ta nhận thấy ngay OLE đưa ra tiêu chí rõ ràng, cụ thể để đánh giá chính xác hiệu quả công việc, thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả tốt nhất từ OLE cần đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định, rõ ràng các nhiệm vụ giao cho cấp dưới, và tiêu chuẩn hóa các đầu mục công việc.

Cách phân loại và tính lương theo OLE

Những thuân lợi và khó khăn khi sử dụng OLE làm công cụ đo lường

Thuận lợi

  • Đưa ra những tiêu chí rõ ràng, cụ thể dựa vào đó đáng giá chính xác hiệu quả trong công việc.
  • Chỉ số OLE thúc đẩy mọi người làm việc hiệu quả hơn.
Xem thêm 3 bí quyết quản lý doanh nghiệp "có một không hai" của Netflix

Khó khăn

  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất từ OLE cần xác định rõ ràng, đưa ra những tiêu chí cụ thể để xác định.
  • Nhiệm vụ công việc được giao cần rõ ràng.
  • Đưa ra những tiêu chí xác định thể nào là một công việc đạt tiêu chuẩn ( TIÊU CHUẨN HÓA).

Từ khóa » Chỉ Số đo Lường Hiệu Quả Công Việc