Olympic đặc Biệt Nhất Trong Lịch Sử

Tài khoản Mật khẩu Đăng nhập
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo TTXVN
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ Chức Đảng và đoàn thể
    • Các cơ quan thường trú
  • Thư điện tử
  • Liên hệ
  • Chia sẻ
  • Sơ đồ site
  • Đăng nhập
  • Giới thiệu
    • Lãnh đạo TTXVN
    • Giới thiệu chung
    • Cơ cấu tổ chức
    • Tổ Chức Đảng và đoàn thể
    • Các cơ quan thường trú
  • Tin tức sự kiện - kỷ niệm
    • Tin trong ngành
    • Học theo Bác, làm theo Bác
    • Chuyển động trẻ
    • Truyền thống
  • Thông tin chỉ đạo điều hành
    • Văn bản chỉ đạo, điều hành
    • Văn bản Đảng và đoàn thể
  • Lịch công tác
    • Lịch làm việc của lãnh đạo
    • Lịch sử dụng phòng họp
  • Tra cứu
    • Bộ nhận dạng thương hiệu TTXVN
    • Mẫu văn bản Đảng
    • Mẫu văn bản hành chính
    • Biểu mẫu ISO
    • Danh bạ điện thoại
    • Tài liệu hướng dẫn
    • Chương trình, đề tài khoa học
  • Hoạt động nghiệp vụ
    • Chúng tôi nói về chúng tôi
    • Trao đổi - Thảo luận
    • Sổ tay phóng viên
    • Giải báo chí
    • Nghiên cứu khoa học
  • Phổ biến giáo dục Pháp luật
    • Bản tin văn bản Pháp luật
    • Giải đáp pháp luật
    • Thi tìm hiểu pháp luật
    • Thông tin đồ họa
  • Công bố thông tin
    • Thông tin chung
    • Công khai ngân sách
    • Công ty In Thương mại
    • Công ty ITAXA
  • Hệ thống sản xuất thông tin VNANPS
  • Hệ thống Quản lý văn bản
Thứ bảy, ngày 30/11/2024
  • Đăng nhập

Chúng tôi nói về chúng tôi

Olympic đặc biệt nhất trong lịch sử

(30/08/2021 17:09:32)

Olympic Tokyo 2020 đã khép lại hôm 8/8/2021 bằng một lễ bế mạc được tổ chức đơn giản tại sân vận động quốc gia ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản). Vào thời điểm lá cờ Olympic được bàn giao cho bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris (Pháp) - thành phố đăng cai Olympic 2024, các nhà tổ chức Olympic Tokyo mới thở phào nhẹ nhõm, bởi thế vận hội này đã diễn ra thành công cho dù dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp trên thế giới. Và các phóng viên của Cơ quan thường trú (CQTT) Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tại Tokyo cũng thở phào nhẹ nhõm, bởi chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ cho dù gặp rất nhiều khó khăn do các quy định khắt khe của nước chủ nhà.

Khác với các kỳ thế vận hội trước đây, Olympic Tokyo là thế vận hội đầu tiên trong lịch sử được tổ chức trong lúc dịch bệnh đang hoành hành trên khắp thế giới và cũng là đại hội thể thao đầu tiên diễn ra trong bối cảnh thành phố đăng cai đang duy trì tình trạng khẩn cấp về y tế. Vì vậy, đối thủ lớn nhất với các nhà tổ chức cũng như cánh phóng viên chúng tôi chính là dịch bệnh.

Trưởng CQTT TTXVN tại Tokyo (Nhật Bản) Đào Thanh Tùng dẫn hiện trường đưa tin Olympic 2020, tháng 7/2021
Vài tuần trước lễ khai mạc, nỗi lo dịch bệnh đã bao trùm thủ đô Tokyo. Kể từ đầu tháng 7/2021, số ca mắc mới ở thành phố này đã liên tục tăng, từ 342 ca ngày 5/7 lên 1.979 ca ngày 22/7. Do vậy, hai tuần trước lễ khai mạc, ngày 8/7, chính phủ Nhật Bản đã ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ tư ở Tokyo. Vào thời điểm đó, không ít người lo ngại Olympic Tokyo sẽ một lần nữa bị hoãn, thậm chí bị hủy bỏ bởi làn sóng phản đối Olympic đang gia tăng mạnh mẽ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà tổ chức, trong đó có chính phủ Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC), vẫn quyết tâm tổ chức đại hội thể thao này, với hy vọng, Olympic Tokyo sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất cho việc loài người hoàn toàn có thể chiến thắng đại dịch. Trong nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lây lan của dịch bệnh tại Olympic Tokyo, các nhà tổ chức đã thực hiện nhiều biện pháp vô cùng quyết liệt và chưa từng có trong lịch sử thế vận hội như: không cho phép khán giả nước ngoài nhập cảnh vào Nhật Bản để theo dõi đại hội thể thao này và không cho phép khán giả ở Nhật Bản tới sân cổ vũ cho các vận động viên tại phần lớn các địa điểm thi đấu. Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng đưa ra các quy định hết sức nghiêm ngặt như: cấm các vận động viên đi ra ngoài làng Olympic, ngoại trừ tới nơi tập luyện và địa điểm thi đấu; yêu cầu các quan chức thể thao và phóng viên nước ngoài chỉ được di chuyển theo lộ trình đã đăng ký trước khi nhập cảnh vào Nhật Bản; cấm các vận động viên và quan chức thể thao nước ngoài tiếp xúc với bất kỳ ai ở Nhật Bản, bao gồm cả các phóng viên. Bất cứ ai vi phạm quy định này sẽ bị áp dụng các biện pháp hành chính nghiêm khắc, thậm chí bị trục xuất khỏi Nhật Bản. Bình luận về các quy định này của nước chủ nhà, Chủ tịch IOC Thomas Bach cho rằng, Olympic Tokyo là “sự kiện thể thao được kiểm soát gắt gao nhất từ trước tới nay”. Khi Ban tổ chức Olympic Tokyo công bố các quy định đó, tôi và các phóng viên trong CQTT rất lo lắng, phần vì các quy định này đặt ra không ít thách thức cho công tác phóng viên, phần vì chúng tôi chưa được tiêm vaccine như các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại thế vận hội này. Tuy nhiên, tôi vẫn động viên anh em cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Nhiều tuần trước lễ khai mạc Olympic, chúng tôi đã bàn bạc và lên kế hoạch tác nghiệp để vừa đảm bảo công tác thông tin, vừa giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh. Chúng tôi quyết định sẽ tận dụng tối đa các cuộc họp báo và sự kiện mà chúng tôi tham dự trước Olympic, cho dù không liên quan tới thế vận hội, để thực hiện các cuộc phỏng vấn về Olympic, đồng thời chủ động liên hệ với kiều bào Việt Nam ở Nhật Bản để xin phỏng vấn trước. Nhờ vậy, trước khi Olympic khai mạc, chúng tôi đã có một loạt phóng sự phản ánh về không khí đón thế vận hội của người dân bản địa và người Việt ở Nhật Bản. Bên cạnh đó, tôi cũng chủ động liên lạc với đoàn thể thao Việt Nam để nhờ hỗ trợ ghi hình và phỏng vấn. Nhờ vậy, trong suốt quá trình diễn ra Olympic, chúng tôi vẫn cập nhật kịp thời thông tin và hình ảnh về đoàn thể thao Việt Nam tại thế vận hội Tokyo cho dù không được phép tiếp xúc với họ.
Toàn cảnh lễ khai mạc Olympic Tokyo 2020 trên sân vận động Olympic ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 23/7
Khép lại một kỳ Olympic đặc biệt, chúng tôi cảm thấy rất vui vì trong khó khăn đã cùng nhau đoàn kết, tìm ra các giải pháp phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, qua Olympic lần này, chúng tôi đã được chứng kiến tinh thần đoàn kết và hướng về Tổ quốc của cộng đồng người Việt Nam tại đất nước Mặt trời mọc. Trước và trong thời gian diễn ra Olympic, người Việt Nam trên khắp Nhật Bản đã có nhiều hình thức khích lệ và cổ vũ các vận động viên như làm các video clip cổ động hay gửi quà cho đoàn thể thao Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn có đôi chút tiếc nuối khi không được chứng kiến lá cờ Việt Nam tung bay tại các lễ trao huy chương cho dù các vận động viên Việt Nam đã thi đấu hết mình vì màu cờ, sắc áo của đất nước. Không phải ngẫu nhiên mà ở thế vận hội này, khẩu hiệu quen thuộc của Olympic “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” đã được bổ sung thêm cụm từ “cùng nhau”. Quả thực, chỉ có “cùng nhau”, các nhà tổ chức mới có thể tổ chức thành công một kỳ Olympic đặc biệt nhất trong lịch sử nhân loại. Chỉ có “cùng nhau”, CQTT tại Tokyo mới hoàn thành nhiệm vụ. Hy vọng rằng, toàn thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên TTXVN sẽ “cùng nhau” vượt đại dịch an toàn và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao./.

Đào Thanh Tùng - Trưởng CQTT tại Tokyo (Nhật Bản) Nội san thông tấn số 8/2021 CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG: Kỳ họp Quốc hội nhiều dấu ấn (30/08/2021 17:02:41) Trường Sa - Một mùa Xuân mới đang về (09/02/2021 09:30:38) Đồng hành với người dân vùng hạn mặn Cà Mau (01/06/2020 16:01:09) Giữa “chảo lửa” Ninh Thuận mùa khô 2020 (29/04/2020 11:01:20) Vụ 39 nạn nhân Việt Nam thiệt mạng tại Anh: Chủ động thông tin & phối hợp ăn ý với các đơn vị (04/12/2019 08:48:05) Triển lãm ảnh Việt Nam - Indonesia: Góp phần tăng cường quan hệ hai nước (03/12/2019 16:39:44) Càng đi xa, càng khó khăn, khi viết càng nhiều cảm xúc (01/11/2019 14:10:26) Tiến vào nơi ngùn ngụt cháy (01/10/2019 10:19:26) Tác nghiệp nơi nắng gió Phan Rang (01/10/2019 10:17:43) Đam mê là động lực lớn nhất (01/10/2019 10:12:50) Thống kê truy cập Số lượt truy cập: 65,329,645 Số người đang online: 628

Từ khóa » Toàn Cảnh Olympic Tokyo