Olympic Tokyo 2021: Những đỉnh Cao Và Những điều đáng Tiếc

Pháo hoa trong đêm bế mạc Olympic Tokyo 2021. (Nguồn: Reuters)
Pháo hoa trong đêm bế mạc Olympic Tokyo 2021. (Nguồn: Reuters)

Đúng như khẩu hiệu “Gắn kết bằng cảm xúc” (United By Emotion), đã có rất nhiều cảm xúc trong những chiến thắng đầy cảm hứng, những màn thể hiện gan góc, những khoảnh khắc ấm áp của tình bạn và cả những cuộc thảo luận về sức khỏe tinh thần.

Tuy nhiên, sự cuồng nhiệt đã bị giảm đi ít nhiều ở Tokyo, thành phố chủ nhà, trong bối cảnh các ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt, và tổng giá trị các hóa đơn của Olympic lên đến ít nhất là 1,64 nghìn tỷ Yên, và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide sẽ phải nỗi lực rất nhiều mới thuyết phục được những người đóng thuế ở nước này.

Và dưới đây là “chấm điểm” của Straits Times về Thế vận hội – Olympic Tokyo 2021.

Nỗ lực tổ chức: Điểm A

Các nhà tổ chức xứng đáng nhận được tất cả những lời khen ngợi vì đã quyết tâm thúc đẩy Thế vận hội, được cho là sự kiện toàn cầu lớn nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, khi con số khổng lồ khoảng 60.000 vận động viên, quan chức và nhà báo đã hội tụ về Tokyo.

Các nhà báo tại trung tâm báo chí Olympic Tokyo 2021 ngày 22/7.
Các nhà báo tại trung tâm báo chí Olympic Tokyo 2021 ngày 22/7. (Nguồn: Straits Times)

Thế vận hội đã diễn ra mặc dù có sự phản đối khá gay gắt của công chúng trong bối cảnh lo ngại về Covid-19. Chắc chắn cũng đã có nhiều vấn đề nảy sinh và hàng loạt sự bất bình, chẳng hạn như việc giải quyết các vấn đề thủ tục giấy tờ phức tạp hơn.

Tuy nhiên, sự nghiêm túc và lòng hiếu khách của hàng chục ngàn tình nguyện viên, cũng như sự kiên trì của ban tổ chức, thực sự đáng khen ngợi.

Các biện pháp xanh: Điểm A

Tính bền vững là trái tim và linh hồn của Olympic Tokyo 2021 khi các nhà tổ chức tìm cách cắt giảm lượng khí thải carbon liên quan đến Thế vận hội.

Huy chương được làm từ điện thoại di động và đồ điện tử được tặng; bục từ nhựa tái chế.

Sân vận động Quốc gia mới, do kiến ​​trúc sư Nhật Bản Kengo Kuma thiết kế, được xây dựng bằng gỗ vận chuyển từ 47 tỉnh của Nhật Bản, cũng giống như Quảng trường Làng Olympic.

Kiến trúc sư Kuma nói với The Straits Times rằng ông đã tìm cách bù đắp lượng khí thải tiêu cực thông qua việc sử dụng rộng rãi gỗ và hệ thống thông gió tự nhiên.

Olympic Tokyo 2021: Những đỉnh cao và những điều đáng tiếc
Quảng trường rộng 5.300 m2 tại Làng Olympic được làm từ khoảng 40.000 mảnh gỗ do 63 thành phố ở Nhật Bản quyên góp. (Nguồn: Straits Times)

Quảng trường rộng 5.300 m2 tại Làng Olympic được làm từ khoảng 40.000 mảnh gỗ do 63 thành phố ở Nhật Bản quyên góp.

Ở những nơi khác, hydro được sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho các ngọn đuốc chạy tiếp sức của Thế vận hội và vạc đuốc Olympic, trong khi 90% phương tiện chở khách của Thế vận hội là xe chạy bằng pin nhiên liệu hoặc các mẫu xe động cơ hybrid.

Ngay cả những chiếc giường trong Làng Thế vận hội cũng có thể được tái chế: Nệm có thể được chia nhỏ thành từng viên, trong khi khung giường được làm bằng bìa cứng có thể tái chế.

Các biện pháp Covid-19: Điểm B+

Thế vận hội đã được quảng bá là được tổ chức trong một "thế giới khác" - một thế giới riêng biệt, và có tỷ lệ dương tính là 0,02% từ 571.000 mẫu xét nghiệm được thực hiện tính đến ngày 6/8.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Thủ tướng Nhật Suga Yoshihide cũng cho rằng Thế vận hội không liên quan gì đến số ca Covid-19 tăng vọt ở Nhật.

Tuy vậy, các chuyên gia y tế vẫn đưa ra cảnh báo sự kiện này có thể đã làm giảm cảm giác cấp bách trong công chúng Nhật Bản.

Các ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt ở thành phố chủ nhà Tokyo. (Nguồn: Reuters)
Các ca nhiễm Covid-19 đang tăng vọt ở thành phố chủ nhà Tokyo. (Nguồn: Reuters)

Thực tế là trong khi có lệnh cấm khán giả tại Thế vận hội, các sự kiện ngoài lề như trưng bày công khai chiếc vạc Olympic và triển lãm văn hóa Olympic Agora vẫn được tổ chức.

Những sự kiện này là lý do để công chúng thực hiện các chuyến thăm "một lần trong đời" đến các địa điểm tổ chức sự kiện bất chấp lời khuyên của chính phủ là tránh "ra ngoài khi không cần thiết".

Trong khi đó, tại “thế giới khác” của của Thế vận hội, du khách vẫn thường xuyên tiếp xúc với các tình nguyện viên, người phục vụ thực phẩm hoặc tài xế, nhiều người trong số họ chưa được tiêm phòng và có thể trở thành đường dẫn virus từ bên ngoài.

Bên cạnh đó cũng có những lo ngại rằng thế giới khác này đã bị “thủng”: đã có các vận động viên cũng như các đoàn đã được phát hiện đã mạo hiểm đến các khu du lịch như Akihabara, Ginza hoặc Shibuya để tham quan và mua sắm.

Do đó, thử nghiệm về tính hiệu quả của “thế giới khác” sẽ chỉ được đánh giá sau khi các đoàn đã trở về nhà và có kết quả xét nghiệm Covid-19.

Chống nóng: Điểm B

Olympic Tokyo 2021: Những đỉnh cao và những điều đáng tiếc nhỏ
Nhà vô địch mười môn phối hợp người Canada, Damian Warner sau màn thi đấu ngày 5/8. (Nguồn: Reuters)

Năm ngoái, khi có quyết định hoãn Olympic Tokyo, người ta hy vọng rằng Thế vận hội sẽ được chuyển sang những tháng mùa xuân ôn hòa. Tuy nhiên, sự kiện đã diễn ra vào tháng 7 và - như đã được cảnh báo – diễn ra trong cái nóng như thiêu đốt, với độ ẩm, sự oi ả và hai cơn bão nhiệt đới.

Các nhà tổ chức đã tìm cách đánh bại cơn nóng này, bằng áo làm mát, bình phun sương, túi đá và kem que, đồng thời đặt các vỉa hè phản xạ nhiệt bằng năng lượng mặt trời.

Sức nóng như thiêu đốt tại Thế vận hội sẽ chứng minh ngay cả thể thao cũng sẽ trở nên tồi tệ hơn trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu. Tuy nhiên, Olympic Tokyo 2020 cũng sẽ được ghi nhớ với nhiều vận động viên bị ngã vì những bệnh liên quan đến nhiệt độ nóng.

Sau câu hỏi của tay vợt số 2 thế giới Daniil Medvedev: "Tôi có thể kết thúc trận đấu nhưng tôi có thể chết. Nếu tôi chết, bạn có chịu trách nhiệm không?", IOC đã chuyển các trận đấu quần vợt từ 11 giờ sáng sang 3 giờ chiều. Một số sự kiện khác, bao gồm marathon nữ và trận chung kết bóng đá nữ, cũng thay đổi thời gian thi đấu.

Sự linh hoạt này đã được khen ngợi, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mọi thứ có lẽ sẽ tốt hơn nếu được thực hiện ngay từ khi sự kiện lớn bắt đầu.

Sự đa dạng: Điểm B

Tokyo 2020 được coi là "Thế vận hội đa dạng", dành sân khấu cho một vận động viên cử tạ chuyển giới và một vận động viên trượt ván phi giới tính.

Olympic Tokyo 2021: Những đỉnh cao và những điều đáng tiếc nhỏ
Vận động viên Laurel Hubbard của New Zealand tranh huy chương vàng nhóm A hạng cân trên 87 kg của nữ vào ngày 2/8. (Nguồn: Reuters)

Các nhà hoạt động đã ca ngợi Olympic Tokyo vì có số lượng vận động viên LGBT (đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới) kỷ lục tham gia.

Đây cũng là Đại hội đầu tiên gần như đạt tỷ lệ ngang ngửa về số lượng vận động viên nam và nữ.

Đội Nhật Bản cũng đã có một biểu hiện mạnh mẽ bằng cách để hai haafu (người Nhật Bản có dòng máu hỗn hợp) lên sân khấu trung tâm tại lễ khai mạc.

Vận động viên bóng rổ Rui Hachimura, có bố là người Benin và mẹ là người Nhật Bản, là người cầm cờ trong đội hình 582 người của Nhật Bản, trong khi vận động viên quần vợt Naomi Osaka, có bố là người Haiti và mẹ là người Nhật Bản, đã thắp sáng chiếc vạc đuốc Olympic.

Chỉ có chút điểm trừ là nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng này đã có chút trở ngại hồi tháng 2 khi Giám đốc Tokyo 2020 Yoshiro Mori đưa ra những nhận xét phân biệt đối xử với phụ nữ, dẫn đến việc ông phải từ chức dưới áp lực toàn cầu.

Phục hồi Fukushima: Điểm B-

Nhật Bản đã gọi Olympic năm nay sự kiện là “Thế vận hội Phục hồi”, cho rằng đây sẽ là cơ hội tốt nhất để giới thiệu sự phục hồi của khu vực đông bắc Nhật Bản vốn đã bị tàn phá từ sau trận động đất, sóng thần và hạt nhân ngày 11/3/2011 cùng nguy cơ rò rỉ từ nhà máy điện Fukushima Daiichi.

Olympic Tokyo 2021: Những đỉnh cao và những điều đáng tiếc nhỏ
Hoa trồng trong nhà kính ở Fukushima được dùng làm bó hoa chiến thắng tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2021. (Nguồn: AFP)

Lễ rước đuốc Thế vận hội bắt đầu vào ngày 25/3 năm nay ở Fukushima trước khi đuốc được rước đi vòng quanh tất cả 47 tỉnh của Nhật Bản. Cuộc thi đầu tiên của Thế vận hội – môn bóng mềm vào ngày 21/7 - cũng được tổ chức tại Fukushima.

Đồ ăn tại Làng Thế vận Hội cũng sử dụng các nguyên liệu của Fukushima, trong khi những bó hoa tặng cho những người đoạt huy chương cũng được hái tại Fukushima.

Tuy nhiên, với việc không có du khách và với các phương tiện du lịch bị hạn chế, rất khó để giới thiệu sự phục hồi thực tế của khu vực, ngay cả với những biện pháp mang tính biểu tượng này.

Các vụ scandals: Điểm C

Thế vận hội đã bị ảnh hưởng bởi một loạt vụ bê bối từ trước giờ khai mạc.

Trong số đó là việc nhà soạn nhạc Olympic Keigo Oyamada bị chỉ trích liên quan đến một bài báo trên tạp chí năm 1995 rằng ông đã bắt nạt người khuyết tật.

Ngay trước lễ khai mạc, các nhà tổ chức cũng đã sa thải Giám đốc phụ trách nghi lễ Kentaro Kobayashi sau khi có thông tin cho rằng ông đã từng dùng "Holocaust" (vụ thảm sát người Do Thái) để làm câu thoại trong tiểu phẩm năm 1998 thời còn làm diễn viên hài.

Nhiều câu hỏi đã xuất hiện về lý do những nhân vật này được bổ nhiệm ngay từ đầu. Tuy nhiên, cũng có nhiều tiếng nói cho rằng có thể những bình luận đó đã xảy ra cách đây hàng thập kỷ và không đại diện cho con người của họ ở thời điểm hiện tại.

Olympic Tokyo 2021: Một thế vận hội 'bất thường' mang lại lạc quan và hy vọng tương lai Olympic Tokyo 2021: Một thế vận hội 'bất thường' mang lại lạc quan và hy vọng tương lai

Theo Chủ tịch Hiệp hội Olympic Anh (BOA) Hugh Robertson, Olympic Tokyo 2021 đã được tổ chức trong những hoàn cảnh khó khăn nhất nhưng ...

Link xem trực tiếp Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2021 18h00 ngày 8/8 Link xem trực tiếp Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2021 18h00 ngày 8/8

Cập nhật mới nhất các link xem trực tiếp Lễ bế mạc Olympic Tokyo 2021 - 18h00 ngày 8/8 trên tivi, điện thoại, máy tính, ...

Từ khóa » Toàn Cảnh Olympic Tokyo