Olympic Rio 2016: Những điều Cần Biết Về Bộ Môn đua Xe đạp Lòng ...
Có thể bạn quan tâm
Xe đạp lòng chảo lần đầu tiên được thi đấu tại Olympic là tại Olympic Athens 1896 và luôn góp mặt tại các kỳ thế vận hội kể từ đó cho tới nay, ngoại trừ Olympic Stockholm 1912. Tuy nhiên phải tới Olympic Seoul 1988, mới có nội dung đua xe đạp lòng chào dành cho nữ.
Quy tắc cơ bản của xe đạp lòng chảo là như sau, các cua rơ sẽ chạy trên 1 đường đua trong nhà hình bầu dục có chiều dài tổng cộng là 250m và người có thành tích tốt nhất sẽ là người giành chiến thắng.
Những nội dung chính của đua xe đạp lòng chảo là “Keirin”. Tại nội dung “keirin”, các cua rơ sẽ đi theo “pacer”, hay còn gọi là người dẫn nhịp trong 5.5 vòng đầu tiên và sau đó họ sẽ đua nước rút trong 2.5 vòng còn lại. Tay đua về đích đầu tiên sẽ giành chiến thắng.
Một nội dung đáng chú ý thứ 2 là “Omnium”. Nếu như trong điền kinh có 10 môn phối hợp, thì omnium chính là 10 môn phối hợp của xe đạp lòng chảo khi các cua rơ phải chạy qua tới 6 nội dung đua khác nhau để tìm ra người chiến thắng.
Nội dung nhỏ đầu tiên là “scratch race” hay là đua đường trường với cự ly là 15km dành cho nam và 10km dành cho nữ.
Nội dung thứ 2 là individual pursuit hay là đua thể lực. 2 tay đua xuất phát cùng lúc từ 2 vị trí đối xứng trên lòng chảo, cố chạy hoàn thành với thời gian nhanh nhất có thể.
Nội dung tiếp theo là elimination race hay là đua loại trực tiếp. 24 cua rơ cùng nhau xuất phát, và tay đua xếp cuối sau mỗi 2 vòng đua sẽ bị loại. Cuộc đua sẽ kéo dài cho tới khi tìm thấy cua rơ còn lại duy nhất trên đường đua.
Sau đó là đua tính giờ. Với cự ly là 1km cho nam và 500m cho nữ, tay đua về đích với thời gian ngắn nhất sẽ giành chiến thắng.
Nội dung áp chót là flying lap. Các cua rơ sẽ có 2.5 vòng chạy đà để ổn định tốc độ trước khi bắt đầu đua. Sẽ có một mốc thời gian nhất định, trong khoảng thời gian này cua rơ nào đi được xa hơn thì sẽ là người giành chiến thắng.
Cuối cùng là nội dung tính điểm. Nội dung này có cự ly 30km cho nam, và 20km cho nữ. Cả đoàn cùng xuất phát, cứ mỗi 10 vòng sẽ có 1 lần chấm điểm tăng tốc, người về nhất cộng 5 điểm, , nhất chung cuộc cộng 20 điểm. Ai nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.
* Mời quý độc giả xem Lịch thi đấu và trực tiếp cùng thông tin về Olympic Rio 2016.
Từ khóa » Tốc độ Xe đạp Lòng Chảo
-
Xe đạp Lòng Chảo ở Olympic Như đua Xe F1 Trong Nhà - Webthethao
-
Xe đạp Lòng Chảo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Về Môn đua Xe đạp Lòng Chảo - Sieuthitaigia
-
Xe đạp: Wiggins Phá Kỷ Lục Thế Giới đua Tốc độ - Thể Thao
-
Nền Tảng Cho Xe đạp Lòng Chảo ở Việt Nam
-
Đua Xe đạp Lòng Chảo - Wiki Là Gì
-
Đua Xe đạp Lòng Chảo Nam Chung Kết: Chạy Nước Rút 1 Vòng
-
6 Kỷ Lục Thế Giới Liên Tiếp Bị Xô đổ ở Môn đua Xe đạp Lòng Chảo
-
Ngày “kỷ Lục” Của đua Xe đạp, điền Kinh Và Cử Tạ - Báo Nhân Dân
-
Có Mấy Nội Dung Thi đấu Xe đạp Lòng Chảo Tại Olympic 2021?
-
Italia Lập Kỷ Lục Thế Giới đua Xe đạp Lòng Chảo đồng đội Nam
-
Tìm Hiểu Về Môn đua Xe đạp Lòng Chảo
-
Tai Nạn Liên Hoàn Tại Giải Xe đạp Lòng Chảo Thế Giới - VTV Go
-
Ngày Thi đấu Thứ Mười Một Olympic Tokyo 2020: Ngày “kỷ Lục” Của ...
-
Huế Khôi Phục đua Mô Tô Và Xe đạp Lòng Chảo Tại VCK U.21 Báo ...
-
Tốc Độ Phải Đi Kèm Với Kĩ Thuật | Đua Xe Lòng Chảo - NETHub
-
Huế: Khôi Phục đua Xe đạp Lòng Chảo Trên Sân Tự Do