Ôn Tập Bảng đơn Vị đo Khối Lượng

1.1. Giải bài tập SGK trang 23, 24

Bài 1 SGK trang 23:

a) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo khối lượng sau:

Lớn hơn ki-lô-gam

Ki-lô-gam

Bé hơn ki-lô-gam

tấn

tạ

yến

kg

hg

dag

g

1kg

=10hg

= \(\frac{1}{{10}}\) yến

b) Nhận xét: Hai đơn vị đo độ dài liền nhau:

- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;

b) Nhận xét: Hai đơn vị đo khối lượng liền nhau:

- Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé;

- Đơn vị bé bằng \(\frac{1}{{10}}\) đơn vị lớn.

Hướng dẫn giải:

Lớn hơn ki-lô-gam

Ki-lô-gam

Bé hơn ki-lô-gam

tấn

tạ

yến

kg

hg

dag

g

1 tấn

=10 tạ

1 tạ

=10 yến

=\(\frac{1}{{10}}\) tấn

1 yến

=10 kg

=\(\frac{1}{{10}}\) tạ

1 kg

=10 hg

=\(\frac{1}{{10}}\) yến

1 hg

=10 dag

=\(\frac{1}{{10}}\) kg

1 dag

=10 g

=\(\frac{1}{{10}}\) hg

1g

=\(\frac{1}{{10}}\) dag

Bài 2 SGK trang 24:

Viết số thích hợp vào chỗ chấm:

a) 18 yến = ... kg

200 tạ = .. kg

35 tấn = ... kg

b) 430 kg = ... yến

2500kg = ... tạ

16000kg = ... tấn

c) 2kg 326g = ... g

6kg 3g = ... g

d) 4008g = ... kg ... g

9050 kg = ... tấn ... kg

Hướng dẫn giải:

a) 18 yến = 180 kg

200 tạ = 20 000 kg

35 tấn = 35 000 kg

b) 430 kg = 43 yến

2500kg = 25 tạ

16 000kg = 16 tấn

c) 2kg 326g = 2kg + 326g = 2000g + 326g = 2326g

6kg 3g = 6kg + 3g = 6000g + 3g = 6003 g

d) 4008g = 4000g + 8g = 4 kg 8 g

9050 kg = 9000kg + 50kg = 9 tấn 50kg.

Bài 3 SGK trang 24:

Điền dấu (>, <, =) thích hợp vào chỗ chấm:

2 kg 50g ... 2500g 6090kg ... 6 tấn 8kg

13kg 85g ... 13kg 805g \(\frac{1}{4}\) tấn ... 250 kg

Hướng dẫn giải:

- 2 kg 50g = 2050g . Mà 2050g < 2500g.

Vậy: 2 kg 50g < 2500g.

- 6 tấn 8kg = 6008kg. Mà 6090kg > 6008kg.

Vậy: 6090kg > 6 tấn 8kg.

- 13kg 85g = 13085g ; 13kg 805g = 13805g.

Mà 13085g < 13805g.

Vậy 13kg 85g < 13kg 805g.

- Ta có: 1 tấn = 1000kg nên \(\frac{1}{4}\) tấn =1000 : 4 × 1 = 250 kg.

Vậy \(\frac{1}{4}\) tấn = 250 kg.

Bài 4 SGK trang 24:

Một cửa hàng trong 3 ngày bán được 1 tấn đường. Ngày đầu bán được 300kg. Ngày thứ hai bán được gấp 2 lần ngày đầu. Hỏi ngày thứ ba cửa hàng bán được bao nhiêu ki-lô-gam đường ?

Hướng dẫn giải:

Đổi: 1 tấn = 1000kg.

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

300 × 2 = 600(kg) Hai ngày đầu cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

300 + 600 = 900(kg)

Ngày thứ ba cửa hàng bán được số ki-lô-gam đường là:

1000 − 900 = 100(kg)

Đáp số: 100kg đường.

1.2. Giải bài tập SGK Luyện tập trang 24, 25

Bài 1 SGK trang 24:

Liên đội trường Hòa Bình thu gom được 1 tấn 300kg giấy vụn. Liên đội trường Hoàng Diệu thu gom được 2 tấn 700kg giấy vụn. Biết rằng cứ 2 tấn giấy vụn thì sản xuất được 50 000 cuốn vở học sinh. Hỏi từ số giấy vụn mà cả hai trường đã thu gom được có thể sản xuất được bao nhiêu cuốn vở học sinh ?

Hướng dẫn giải:

Đổi 1 tấn 300kg = 1300kg; 2 tấn 700kg = 2700kg.

Số ki-lô-gam giấy vụn cả hai trường thu gom được là:

1300kg + 2700kg = 4000 (kg)

4000kg = 4 tấn

Mỗi tấn giấy vụn sản xuất được số cuốn vở là:

50 000 : 2 = 25 000 (cuốn vở)

4 tấn giấy vụn sản xuất được số cuốn vở là:

25 000 X 4 = 100 000 (cuốn vở)

Đáp số 100 000 cuốn vở.

Bài 2 SGK trang 24:

Một con chim sâu cân nặng 60g. Một con đà điểu cân nặng 120kg. Hỏi con đà điểu nặng gấp bao nhiêu lần con chim sâu?

Hướng dẫn giải:

Đổi: 120kg = 120000g

Con đà điểu cân nặng gấp con chim sâu số lần là:

120000 : 60 = 2000 (lần)

Đáp số : 2000 lần.

Bài 3 SGK trang 24:

Tính diện tích của mảnh đất có kích thước theo hình vẽ bên (được tạo bởi hình chữ nhật ABCD và hình vuông CEMN).

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là :

14 × 6 = 84 (m2)

Diện tích hình vuông CEMN là :

7 × 7 = 49 (m2)

Diện tích mảnh đất đó là :

84 + 49 = 133 (m2)

Đáp số: 133 m2

Bài 4 SGK trang 25:

Hãy vẽ một hình chữ nhật có cùng diện tích với hình chữ nhật ABCD nhưng có các kích thước khác với kích thước của hình chữ nhật ABCD.

Hướng dẫn giải:

Diện tích hình chữ nhật ABCD là:

4 × 3 = 12 (cm2)

Viết 12 thành tích của hai số (khác 4 và 3), chẳng hạn:

12 = 6 × 2

Vậy ta có thể vẽ hình chữ nhật MNPQ có chiều dài 6cm và chiều rộng 2cm.

Từ khóa » Bảng đo Khối Lượng Lớp 5