Ôn Tập Hóa Học 10 Chương 1 Nguyên Tử
Có thể bạn quan tâm
Đề cương ôn tập Hóa học 10 Chương 1
A. Tóm tắt lý thuyết
I. Thành phần cấu tạo của nguyên tử
Thành phần cấu tạo của nguyên tử gồm:
Hạt nhân nằm ở tâm nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron
Vỏ nguyên tử gồm các electron chuyển động xung quanh hạt nhân
Electron
me= 9,1094.10-31 kg
qe= -1,602.10 -19 C kí hiệu là – eo qui ứớc bằng 1-
Proton
Hạt proton là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử,mang điện tích dương, kí hiệu p
m= 1,6726.10 -27 kg
q= + 1,602.10 -19 C kí hiệu eo, qui ước 1+
Nơtron
Hạt nơtron là 1 thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, không mang điện, kí hiệu n.
Khối lượng gần bằng khối lương proton
II.Kích thước và khối ượng của nguyên tử
1- Kích thước
Nguyên tử các nguyên tố có kích thước vô cùng nhỏ, nguyên tố khác nhau có kích thước khác nhau.
Đơn vị biểu diễn A(angstron) hay nm(nanomet)
1nm= 10-9 m ; 1nm= 10A
1A= 10 -10 m = 10 -8 cm
2- Khối lượng
Khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé, để biểu thị khối lượng của nguyên tử, phân tử, p, n, e dùng đơn vị khối lượng nguyên tử, kí hiệu u (đvc)
1u = 1/12 khối lượng 1 nguyên tử đồng vị cacbon -12
1u = 19,9265.10 -27 kg/12 = 1,6605.10 -27kg
III - Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân
Proton mang điện tích 1+, nếu hạt nhân có Z proton thì điện tích của hạt nhân bằng Z+
Trong nguyên tử : Số đơn vị điện tích hạt nhân = Số p = Số e
Ví dụ : nguyên tử Na có Z = 11+ → ngtử Na có 11p, 11e
2. Số khối
Là tổng số hạt proton và nơtron của hạt nhân đó A = Z + N
Ví dụ 1: Hạt nhân nguyên tử O có 8p và 8n → A = 8 + 8 = 16
Ví dụ 2: Nguyên tử Li có A =7 và Z = 3 → Z = p = e = 3 ; N = 7 - 3 =4
Nguyên tử Li có 3p, 3e và 4n
IV- Nguyên tố hóa học
1. Định nghĩa
Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân
Ví dụ : Tất cả các nguyên tử có cùng Z là 8 đều thuộc nguyên tố oxi, chúng đều có 8p, 8e
2. Số hiệu nguyên tử
Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của 1 nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó (Z)
3. Kí hiệu nguyên tử
Số khối
\({}_Z^AX\)
Số hiệu nguyên tử
Ví dụ : \({}_{11}^{23}Na\)
Cho biết nguyên tử của nguyên tố natri có Z=11, 11p, 11e và 12n (23-11=12)
V - ĐỒNG VỊ
Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối của chúng khác nhau
Ví dụ : Nguyên tố oxi có 3 đồng vị 16, 17, 18
Chú ý:
- Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố có thể có số khối khác nhau
- Các đồng vị có tính chất hóa học giống nhau
VI- Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố hóa học
1- Nguyên tử khối
Nguyên tử khối của 1 nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử
Vì khối lượng nguyên tử tập trung ở nhân nguyên tử nên nguyên tử khối coi như bằng số khối (Khi không cần độ chính xác)
Ví dụ : Xác định nguyên tử khối của P biết P có Z = 15, N = 16 → Nguyên tử khối của P = 31
2- Nguyên tử khối trung bình
Trong tự nhiên đa số nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị (có số khối khác nhau) → Nguyên tử khối của nguyên tố là nguyên tử khối trung bình của các đồng vị đó.
\(\mathop {A = \frac{{aX + bY}}{{100}}}\limits^{} \)
X, Y: nguyên tử khối của đồng vị X, Y
a,b : % số nguyên tử của đồng vị X, Y
Ví dụ : Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị Cl35 chiếm 75,77% và Cl37 chiếm 24,23% nguyên tử khối trung bình của clo là:
\(A = \frac{{75,77}}{{100}} + \frac{{24,23}}{{100}} = 35,5\)
VII- Cấu hình electron nguyên tử
1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử:
-Các electron chuyển động rất nhanh trong khu vực xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định tạo nên vỏ nguyên tử.
- Trong nguyên tử: Số e = số p = Z
2. Lớp electron và phân lớp electron
a. Lớp electron:
- Ở trạng thái cơ bản, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao (từ gần hạt nhân ra xa hạt nhân) và xếp thành từng lớp.
- Các electron trên cùng một lớp có mức năng lựơng gần bằng nhau
- Thứ tự lớp 1 2 3 4 5 6 7
Tên lớp K L M N O P Q
b. Phân lớp electron:
- Các e trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau
- Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái thường : s, p, d, f,…
- Só phân lớp = số thứ tự của lớp
Ví dụ: + Lớp thứ nhất (lớp K,n=1) có 1 phân lớp :s
+ Lớp thứ hai (lớp L,n=2) có 2 phân lớp : s, p
+ Lớp thứ ba (lớp M,n=3) có 3 phân lớp :s, p, d
+ Lớp thứ tư (lớp N,n=4) có 4 phân lớp: s, p, d, f
- Các electron ở phân lớp s gọi là electron s, tương tự ep, ed,…
c. Obitan nguyên tử : Là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó xác suất có mặt electron là lớn nhất ( 90%) kí hiệu là AO. Trên 1 AO chỉ chứa tối đa 2 electron đƣợc gọi là electron ghép đôi
Nếu trong 1AO chứa 1 lectron được gọi là e độc thân
Nếu trong AO không chứa e được gọi là AO trống.
- Phân lớp s có 1 AO hình cầu.
- Phân lớp p có 3 AO hình số 8 nổi cân đối.
- Phân lớp d có 5 AO hình phức tạp.
- Phân lớp f có 7 AO hình phức tạp.
3.Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp:
a.Số electron tối đa trong một phân lớp :
Phân lớp s | Phân lớp p | Phân lớp d | Phân lớp f | |
Số e tối đa | 2 | 6 | 10 | 14 |
Cách ghi | s2 | p6 | d10 | f14 |
- Phân lớp đã đủ số electron tối đa gọi là phân lớp electron bão hòa.
b. Số electron tối đa trong một lớp :
Lớp Thứ tự | Lớp K n = 1 | Lớp L n = 2 | Lớp M n=3 | Lớp N n = 4 |
Số phân lớp | 1s | 2s2p | 3s3p3d | 4s4p4d4f |
Số e tối đa (2n2) | 2e | 8e | 18e | 32e |
- Lớp electron đã đủ số e tối đa gọi là lớp e bão hòa.
4.Cấu hình electron nguyên tử
a. Nguyên lí vững bền
- Các e trong nguyên tử ở trạng thái cơ bản lần lượt chiếm các mức năng lƣợng từ thấp đến cao.
- Mức năng lượng của : 1s2s2p3s3p4s3d5s4d5p6s4f5d6p7s5f6d...
- Khi điện tích hạt nhân tăng lên sẽ xuất hiện sự chèn mức năng lƣợng giữa s và d hay s và f.
+ Lớp : tăng theo thứ tự từ 1 đến 7 kể từ gần hạt nhân nhất
+Phân lớp: tăng theo thứ tự s, p, d, f.
b. Nguyên lí Pauli: Trên 1obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
c. Qui tắc Hun : Trong cùng một phân lớp các electron điền vào các obitan sao cho số lectron độc thân là lớn nhất.
e. Cấu hình electron của nguyên tử:
- Cấu hình electron của nguyên tử: Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn sự phân bố electrron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
- Quy ước cách viết cấu hình electron :
+ STT lớp e được ghi bằng chữ số (1, 2, 3. . .)
+ Phân lớp được ghi bằng các chữ cái thường s, p, d, f.
+ Số e được ghi bằng số ở phía trên bên phải của phân lớp.(s2 , p6 )
- Một số chú ý khi viết cấu hình electron:
+ Cần xác định đúng số e của nguyên tử hay ion. ( số e = số p = Z )
+ Nắm vững các nguyên lí và qui tắc, kí hiệu của lớp và phân lớp ...
+ Qui tắc bão hoà và bán bão hoà trên d và f : Cấu hình electron bền khi các electron điền vào phân lớp d và f đạt bão hoà ( d10, f14 ) hoặc bán bão hoà ( d5 , f7 )
- Các bước viết cấu hình electron nguyên tử
Bước 1: Điền lần lượt các e vào các phân lớp theo thứ tự tăng dần mức năng lượng.
Bước 2: Sắp xếp lại theo thứ tự các lớp và phân lớp theo nguyên tắc từ trong ra ngoài.
Bước 3: Xem xét phân lớp nào có khả năng đạt đến bão hoà hoặc bán bão hoà, thì có sự sắp xếp lại các electron ở các phân lớp ( chủ yếu là d và f )
Ví dụ: Viết cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố sau
+ H( Z = 1)
+ Ne(Z = 10)
+ Cl(Z = 17) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
+ Fe, Z = 26, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2
+ Cu ( Z = 29); Cr ( Z = 24)
- Cách xác định nguyên tố s, p, d, f:
+ Nguyên tố s : có electron cuối cùng điền vào phân lớp s. Na, Z =11, 1s2 2s2 2p63s1
+ Nguyên tố p: có electron cuối cùng điền vào phân lớp p. Br, Z =35, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p64s23d104p5 Hay 1s22s22p6 3s2 3p63d104s24p5
+ Nguyên tố d: có electron cuối cùng điền vào phân lớp d. Co, Z =27, 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d7 Hay 1s22s22p6 3s2 3p6 3d7 4s2
+ Nguyên tố f: có electron cuối cùng điền vào phân lớp f
c. Cấu hình e nguyên tử của 20 nguyên tố đầu(sgk)
d. Đặc điểm của lớp e ngoài cùng:
- Đối với nguyên tử của tất cả các nguyên tố, lớp ngoài cùng có nhiều nhất là 8 e.
- Các electron ở lớp ngoài cùng quyết định đến tính chất hoá học của một nguyên tố.
+ Những nguyên tử khí hiếm có 8 e ở lớp ngoài cùng (ns2np6) hoặc 2e lớp ngoài cùng (nguyên tử He ns2) không tham gia vào phản ứng hoá học .
+ Những nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng. Ca, Z = 20, 1s22s22p63s23p64s2 , Ca có 2 electron lớp ngoài cùng nên Ca là kim loại.
+ Những nguyên tử phi kim thường có 5, 6, 7 e lớp ngoài cùng. O, Z = 8, 1s22s22p4 , O có 6 electron lớp ngoài cùng nên O là phi kim.
+ Những nguyên tử có 4 e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim.
Kết luận: Biết cấu hình electron nguyên tử thì dự đoán tính chất hoá học nguyên tố
B. Bài tập minh họa:
Bài 1:
Kí hiệu nguyên tử \({}_{20}^{40}Ca\) cho em biết điều gì?
Hướng dẫn:
Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Ca là 20 nên suy ra:
Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton = số electron = 20
Số khối A = Z + N = 40 ⇒ N = 40 - 20 = 20
Nguyên tử khối của Ca là 40
Bài 2:
Cho nguyên tố B có tổng số hạt là 52, cho biết hiệu số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện âm là 1. Tìm số electron, số proton, số khối A.
Hướng dẫn:
Ta có: e + p + n = 52
mà e = p → 2e + n = 52 (1)
lại có n – e = 1 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình:
\(\left\{ \begin{array}{l} 2e + n = 52\\ n - e = 1 \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l} n = 18\\ e = p = 17 \end{array} \right.\)
Vậy nguyên tử B có : 18 hạt notron; 17 hạt proton và 17 hạt electron
Số khối : A = p + n = 17 + 18 = 35
Bài 3:
Khối lượng nguyên tử của brom là 79.91. Brom có 2 đồng vị, đồng vị thứ nhất là \({}^{79}Br\) chiếm 54.5%. Tìm khối lượng nguyên tử hay số khối của đồng vị thứ hai.
Hướng dẫn:
Ta có: x + y = 100%
⇒ y = 100% - x = 100% - 54.5% = 45.5%
Áp dụng công thức: \(\begin{array}{l} \mathop A\limits^ - = \frac{{{A_1}.x + {A_{2.}}y}}{{x + y}} = \frac{{54,5.79 + 45,5.{A_2}}}{{100}} = 79,91\\ \Rightarrow {A_2} = 81 \end{array}\)
Vậy khối lượng nguyên tử của đồng vị thứ 2 là 8.
Bài 4:
Nguyên tử X có tổng số hạt bằng 60. Trong đó số hạt notron bằng số hạt proton. X là:
Hướng dẫn:
Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 60
⇒ 2Z + N = 60 (1)
Mà: Số n = Số p ⇒ N = Z, thay vào (1) ta được:
3Z = 60 à Z = 60/3 = 20
Vậy X là Ca (đáp án C)
Bài 5:
Một nguyên tố X có tổng số các hạt bằng 115. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Tìm Z, A, viết cấu hình e?
Hướng dẫn:
Tổng số hạt = Số p + số e + số nơtron = 115
⇒ 2Z + N = 115 (1)
Mà số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện 25 nên: 2Z –N = 25 (2)
Từ (1) và (2) ta có hpt:
2Z + N = 115 (1)
2Z –N = 25 (2)
à 4Z = 140 ⇒ Z = 140/4 = 35
à N = 115 – 2.35 = 45
Vậy A = Z + N = 35 + 45 = 80
Cấu hình e: \(1{s^2}2{s^2}2{p^6}3{s^2}3{p^6}3{d^{10}}4{s^2}4{p^5}\)
Bài 6:
Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố X là 13. Số khối của nguyên tử X là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Tổng số hạt: 2Z + N = 13à N = 13- 2Z (1)
Lại có: \(1 \le \frac{N}{Z} \le 1,5\) (2)
Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: \(3,7 \le Z \le 4,3\)
Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 4
⇒ N = 13 – 2.4 = 5
Vậy số khối A = 4 + 5 = 9
Bài 7:
Tổng số hạt proton, nơtron và electron của một nguyên tử một nguyên tố X là 21. Số hiệu nguyên tử của nguyên tử X là bao nhiêu?
Hướng dẫn:
Tổng số hạt: 2Z + N = 21à N = 21- 2Z (1)
Lại có: \(1 \le \frac{N}{Z} \le 1,5\) (2)
Kết hợp (1) và (2) ta tìm được: \(6 \le Z \le 7\)
Z là một số nguyên dương nên ta chọn Z = 6
hoặc Z = 7
Bài 8:
Cho hai đồng vị \({}_1^1H\)(kí hiệu là H), \({}_1^2H\)(kí hiệu là D).
a) Viết các công thức phân tử hiđro có thể có.
b) Tính phân tử khối của mỗi loại phân tử.
c) Một lit khí hiđro giàu đơteri (\({}_1^2H\)) ở điều kiện tiêu chuẩn nặng 0,10g. Tính thành phần % khối lượng từng đồng vị của hiđro.
Hướng dẫn:
a) Công thức phân tử : H2 ; HD ; D2
b) Phân tử khối : 2 3 4
c) Đặt a là thành phần % của H và 100 - a là thành phần % của D về khối lượng.
Theo bài ra ta có : \(\begin{array}{l} {\overline M _H} = \frac{{(1.a\% ) + 2.(100 - a\% )}}{{100}} = 22,4.\frac{{0,1}}{2}\\ \% H = 88\% ;\% D = 12\% \end{array}\)
Trắc nghiệm Hóa học 10 Chương 1
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 2 Hạt nhận nguyên tử
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 3 Luyện tập
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 5 Cấu hình electron
- Trắc nghiệm Hóa 10 Bài 6 Luyện tập
Đề kiểm tra Hóa học 10 Chương 1
Trắc nghiệm online Chương 1 Hóa 10 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.
- 40 bài tập trắc nghiệm về Nguyên tử môn Hóa học lớp 10
- 40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Cấu tạo nguyên tử Hóa học 10
- 40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Nguyên tố hóa học và Đồng vị Hóa học 10
- 50 câu trắc nghiệm Hóa học 10 Chương 1 Cấu tạo Nguyên tử
- Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học lớp 10 Chương 1
- 30 Bài tập Đồng vị Hóa 10 Chương 1 Nguyên tử Nâng cao
- 35 Bài tập trắc nghiệm Hóa 10 Chương 1 Cấu tạo nguyên tử Nâng cao
Đề kiểm tra Hóa học 10 Chương 1 (Tải File)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
- Phương pháp giải bài tập Nguyên tử và Đồng Vị môn Hóa học 10
- Chuyên đề ôn tập Nguyên tử môn Hóa học 10 có đáp án
- Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Hóa học 10 chương 1 có đáp án trắc nghiệm
- 50 câu trắc nghiệm NC Hóa học 10 Chương 1 Cấu tạo Nguyên tử
- Kiểm tra trắc nghiệm Cấu tạo nguyên tố môn Hóa học 10 có đáp án chi tiết
- Bài tập Hóa 10 Chương 1 Nguyên tử có lời giải chi tiết
- Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương Nguyên tử
- Lí thuyết và trắc nghiệm Chương Nguyên tử Hóa học 10
- 4 Đề kiểm tra 1 tiết Hóa học 10 Chương Nguyên tử
- Đề kiểm tra 45 phút Hóa 10 Chương Nguyên tử có lời giải
- Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa 10 - Trường THCS, THPT Võ Thị Sáu
- Đề kiểm tra 45 phút Chương 1 môn Hóa 10 - Trung tâm GDTX Đống Đa (có đáp án)
- Đề kiểm tra 1 tiết Chương 1 môn Hóa 10 - Trường THPT Nguyễn Trung Thiên (có đáp án chi tiết)
- 40 Bài tập trắc nghiệm chương Nguyên Tử
- Phương pháp giải bài tập Chương Nguyên Tử
- Bài tập trắc nghiệm về nguyên tử, bảng tuần hoàn
- Các dạng bài tập cấu tạo nguyên tử
- Đề cương ôn tập Chương Nguyên Tử
- 40 Bài tập trắc nghiệm chương Nguyên Tử
- Đề kiểm tra chương 1 Hóa 10 - Trường THPT Bắc Đồng Quan (có đáp án)
- Kiến thức trọng tâm và các dạng bài tập chuyên đề nguyên tử, bảng tuần hoàn nguyên tố, liên kết Hóa học và phản ứng hóa học
Lý thuyết từng bài chương 1 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết Hóa học 10 Chương 1
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 3 Luyện tập
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 5 Cấu hình electron
- Lý thuyết Hóa 10 Bài 6 Luyện tập
Giải bài tập Hóa học 10 Chương 1
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 1 Thành phần nguyên tử
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 2 Hạt nhân nguyên tử
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 3 Luyện tập
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 4 Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 5 Cấu hình electron
- Giải bài tập Hóa 10 Bài 6 Luyện tập
Trên đây là Ôn tập Hóa 10 Chương 1. Hy vọng với tài liệu này, các em sẽ ôn tập tốt và củng cố kiến thức một cách vững chắc. Để thi online và tải file về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !
Từ khóa » Công Thức Hóa Học Lớp 10 Chương 1
-
Tóm Tắt Công Thức Hóa Học Lớp 10 Chương 1 Hay, Chi Tiết
-
Tóm Tắt Công Thức Hóa Học Lớp 10 Cả Năm Chi Tiết
-
Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất - Kiến Guru
-
CÔNG THỨC HÓA 10
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Hóa Học 10 - Chương 1: Nguyên Tử
-
Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 đầy đủ, Chi Tiết Nhất
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Hóa 10 Chương 1 - Hoá Học Lớp 10 - Haylamdo
-
Các Công Thức Hóa Học Cần Nhớ Lớp 10 - TopLoigiai
-
Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Công Thức Hóa Học Lớp 10
-
Các Công Thức Hóa Học Lớp 10 Đầy Đủ Nhất - MarvelVietnam
-
Tóm Tắt Công Thức Hóa Học Lớp 10 Cả Năm Chi Tiết - Ghế Văn Phòng
-
Tổng Hợp Các Công Thức Hóa Học 10 Cần Nhớ Theo Chương - ToSchool
-
Tổng Hợp Các Dạng Bài Tập Chương 1 Môn Hóa Học Lớp 10