Ôn Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Chương 2: Động Lực Học Chất điểm

Trang chủNgữ văn Soạn văn 6 Soạn văn 7 Soạn văn 8 Soạn văn 9 Soạn Văn 10 Soạn văn 11 Soạn văn 12Văn mẫu Văn mẫu 6 Văn mẫu 7 Văn mẫu 8 Văn mẫu 9 Văn mẫu 10 Văn mẫu 11 Văn mẫu 12Thi vào 10 Tra điểm Tin tuyển sinh Điểm chuẩn Đề thi thử Đề thi đáp ánGiải đápTrắc nghiệmĐăng nhập Tạo tài khoảnĐăng Nhập với Email Đăng nhậpLấy lại mật khẩuĐăng Nhập với Facebook Google Apple

Tạo tài khoản Doctailieu

Để sử dụng đầy đủ tính năng và tham gia cộng đồng của chúng tôi Tạo tài khoảnTạo tài khoản với Facebook Google AppleKhi bấm tạo tài khoản bạn đã đồng ý với quy định của tòa soạnLấy lại mật khẩuNhập Email của bạn để lấy lại mật khẩu Lấy lại mật khẩu Trang chủTrắc nghiệm Lớp 10Trắc nghiệm môn Vật lý Lớp 10

Đề trắc nghiệm ôn tập vật lý lớp 10 chương 2: Động lực học chất điểm có đáp án

Danh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Khi tổng hợp hai lực thành phần có giá đồng quy quy $\overrightarrow{F}_{1}{}$ và $\overrightarrow{F}_{2}{}$, độ lớn hợp lực $\overrightarrow{F}{}$ của chúng A. không bao giờ bằng độ lớn của hai lực thành phần. B. không bao giờ nhỏ hơn độ lớn của hai lực thành phần C. luôn lớn hơn độ lớn của hai lực thành phần D. luôn thỏa mãn hệ thức Câu 2. Một cầu thang đang được sử dụng để di chuyển các vật nặng lên xuống theo phương thẳng đứng. Dây cáp chịu lưc căng lớn nhất khi A. vật được nâng lên thẳng đều B. vật được đưa xuống thẳng đều C. vật được nâng lên nhanh dần D. vật được đưa xuống nhanh dần Câu 3. Ba quả cầu đặc bằng chì, bằng sắt và bằng gỗ có thể tích bằng nhau, được thả rơi không vận tốc đầu từ cùng một độ cao xuống. Biết lực cản của không khí tác dụng vào các quả cầu bằng nhau. Khi đó A. quả cầu bằng chì rơi chạm đất trước B. quả cầu bằng sắt rơi chạm đất trước C. quả cầu bằng gỗ rơi chạm đất trước D. ba quả cầu rơi chạm đất cùng lúc Câu 4. Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất luôn A. cùng phương, cùng chiều. B. cùng độ lớn và cùng chiều C. cùng phương, ngược chiều và cùng độ lớn D. cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn Câu 5. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Độ biến dạng của lò xo B. Bản chất của chất làm lò xo. C. Chiều dài của lò xo D. Khối lượng của lò xo. Câu 6. Một vật được ném ngang từ độ cao h so với mặt đất ở nơi có gia tốc rơi tự do g. Khi chạm đất, thành phần vận tốc theo phương thẳng đứng có độ lớn là A. ${v}{=}{2}{g}{h}$ B. ${v}{=}\sqrt{{2}{g}{h}}$ C. ${v}{=}{\sqrt{\dfrac{{{2}{h}}}{g}}}$ D. ${v}{=}\dfrac{{{2}{g}}}{h}$ Câu 7. Vệ tinh chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất R. Biết lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm. Gọi M là khối lượng Trái Đất. Biểu thức xác định vận tốc của vệ tinh là: A. ${v}{=}{\sqrt{\dfrac{{{G}{M}}}{{{2}{R}}}}}$ B. ${v}{=}{\sqrt{\dfrac{{{G}{M}}}{R}}}$ C. ${v}{=}\dfrac{{{G}{M}}}{R}$ D. ${v}{=}\dfrac{R}{{{G}{M}}}$ Câu 8. Chất điểm chịu tác dụng của lực có độ lớn là ${F}_{1}{=}{F}_{2}$= 6 N. Biết hai lực này hợp với nhau góc 150o và hợp lực của chúng có giá trị nhỏ nhất. Giá trị của ${F}_{1}$là A. 2 N B. 4√3 N C. 4 N D. 5 N Câu 9. Một vật khối lượng 2,5 kg đang nằm yên trên mặt phẳng ngang thì chịu tác dụng của lực kéo 15 N theo phương ngang và bắt đầu chuyển động. Biết trong 1 phút đầu tiên sau khi chịu tác dụng lực, vật đi được 2700 m. Coi lực cản tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lực cản tác dụng vào vật bằng A. 11,25 N B. 13,5 N C. 9,75 N D. 15,125 N Câu 10. Một xe ô tô có khối lượng 1,2 tấn, chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại thì đi được quãng đường 96 m. Biết quãng đường xe đi được trong giây đầu tiên gấp 15 lần quãng đường xe đi được trong giây cuối. Độ lớn của hợp lực tác dụng vào xe trong quá trình chuyển động chậm dần đều là A. 2500 N B. 1800 N C. 3600 N D. 2900 N Câu 11. Biết sao Hỏa có bán kính bằng 0,53 bán kính Trái Đất và có khối lượng bằng 0,1 lần khối lượng Trái Đất. Một vật có gia tốc rơi tự do ở trên mặt đất là 9,8 ${m}{/}{s}^{2}$, nếu vật này rơi tự do trên sao hỏa thì gia tốc rơi là A. 3,5 ${m}{/}{s}^{2}$ B. 7,0${m}{/}{s}^{2}$ C. 2,8${m}{/}{s}^{2}$ D. 3,25${m}{/}{s}^{2}$ Câu 12. Một đoàn tàu hỏa gồm đầu máy nối với hai toa xe A khối lượng 40 tấn rồi nối tiếp với toa xe B có khối lượng 20 tấn bằng hai lò xo giống nhau, có độ cứng 150000 N/m. Sau khi khởi hành 1 phút thì đoàn tàu đạt vận tốc 32,4 km/h. Độ giãn của các lò xo khi đó là A. 4 cm và 8 cm B. 6 cm và 4 cm C. 6 cm và 2 cm D. 4 cm và 2 cm Câu 13. Một ô tô có khối lượng 1200 kg, đang đứng yên bắt đầu chịu tác dụng của lực kéo động cơ theo phương song song với mặt đường nằm ngang thì chuyển động nhanh dần và sau 30 s, vận tốc của ô tô đạt 30 m/s. Cho hệ số ma sát của xe là 0,2. Lấy g = 10 ${m}{/}{s}^{2}$. Độ lớn lực kéo của động cơ là A. 1200 N. B. 2400 N C. 4800 N D. 3600 N Câu 14. Vòng xiếc là một vành tròn bán kính R = 15 m, nằm trong mặt phẳng thẳng đứng. Một người đi xe đạp trong vòng xiếc này, khối lượng cả xe và người là 100kg. Lấy g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Biết tại điểm cao nhất, tốc độ của xe là v =15 m/s. Lực ép của xe lên vòng xiếc tại điểm thấp nhất gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2100 N B. 2800 N C. 3000 N D. 2450 N Câu 15. Từ vị trí A, một vật được ném ngang với tốc độ ${v}_{0}$= 2 m/s. Sau d dó 1s, tại vị trí B có cùng độ cao với A người ta ném thẳng đứng một vật xuống dưới với tốc độ ban đầu ${v}{'}_{0}$. Biết AB = 6 m và hai vật gặp nhau trong quá trình chuyển động. Lấy g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Vận tốc ${v}{'}_{0}$ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 15 m/s B. 10 m/s C. 12 m/s D. 9 m/s Câu 16. Một đèn tín hiệu giao thông được treo tại chính giữa một dây nằm ngang làm dây bị võng xuống. Biết trọng lượng đèn là 100N và góc giữa hai nhánh dây là 1500. Tìm lực căng của mỗi nhánh dây. A. 386,4N B. 193,2N C. 173,2N D. 200N Câu 17. Người ta treo một cái đèn trọng lượng P = 3N vào một giá đỡ gồm hai thanh cứng nhẹ AB và AC như hình vẽ. Biết rằng α = 60° và g = 10${m}{/}{s}^{2}$. Hãy xác định lực độ lớn lực mà đèn tác dụng lên thanh AB. A. 5,2 N B. 1,7 N C. 2,6 N D. 1,5 N Câu 18. Một vật có trọng lượng 60N được treo vào vòng nhẫn nhẹ O (coi là chất điểm). Vòng nhẫn được giữ bằng hai dây nhẹ OA và OB. Biết OA nằm ngang còn OB hợp với phương thẳng đứng góc 45° (hình vẽ). Tìm lực căng của dây OA và OB. A. ${30}\sqrt{{2}}{N} và {60}\sqrt{{2}}{N}$ B. ${60}{N}{ }{v}{à}{ }{60}\sqrt{{2}}{N}$ C. ${30}\sqrt{{2}}{N} và {120}{N}$ D. ${45}{N}{ }{v}{à}{ }{60}\sqrt{{2}}{N}$ Câu 19. Cho hai vật được nối với nhau như hình vẽ. Vật A có khối lượng ${m}_{1}$= 2kg, vật B có khối lượng ${m}_{2}$= 1kg. Các sợi dây có khối lượng không đáng kể, không dãn. Hệ được kéo lên bằng lực $\overrightarrow{F}{}$ có độ lớn 36 N. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc của mỗi vật và lực căng của dây nối hai vật. A. 24 N B. 18 N C. 12 N. D. 6 N Câu 20. Chọn câu trả lời đúng. A. Lực quán tính do hệ quy chiếu quán tính tác dụng vào các vật trong hệ đó B. Lực quán tính do hệ quy chiếu phi quán tính tác dụng vào các vật trong hệ đó C. Lực quán tính cho phép khảo sát chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu quán tính D. Lực quán tính cho phép khảo sát chuyển động của các vật trong hệ quy chiếu phi quán tính Câu 21. Hệ quy chiếu phi quán tính là: A. hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động có gia tốc. B. hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động không có gia tốc. C. hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển động thẳng đều D. hệ quy chiếu gắn vào vật chuyển đứng yên Câu 22. Đâu là biểu thức đúng của lực quán tính: A. $ \overrightarrow{F}_{qt}={m}\overrightarrow{a}$ B. $ \overrightarrow{F}_{qt}={-}{m} \overrightarrow{a}$ C. $ \overrightarrow{F}_{qt}={m}{a}$ D. $ \overrightarrow{F}_{qt}={-}{m}{a}$ Câu 23. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Trong hệ quy chiếu phi quán tính, các định luật Niutơn được nghiệm đúng B. Lực quán tính là một lực ta hình dung ra để có thể áp dụng các định luật Niutơn trong các hệ phi quán tính C. Lực quán tính và phản lực của nó cùng giá nhưng ngược chiều nhau D. Lực quán tính cũng gây ra gia tốc và biến dạng như các lực thông thường Câu 24. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Trong hệ quy chiếu phi quán tính, các định luật Niutơn không được nghiệm đúng B. Lực quán tính là một lực ta hình dung ra để có thể áp dụng các định luật Niutơn trong các hệ phi quán tính C. Lực quán tính và phản lực của nó cùng giá nhưng ngược chiều nhau D. Lực quán tính không gây ra gia tốc và biến dạng như các lực thông thường Câu 25. Một toa tàu đang chuyển động theo chiều mũi tên. Chiếc lò xo dãn ra. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Toa tàu đang chạy chậm dần B. Toa tàu đang chạy nhanh dần C. Toa tàu đang chạy với vận tốc không đổi D. Toa tàu đang phanh gấp Câu 26. Một toa tàu đang chuyển động theo chiều mũi tên. Chiếc lò xo bị nén vào. Khẳng định nào sau đây là đúng? A. Toa tàu đang chạy chậm dần B. Toa tàu đang chạy nhanh dần C. Toa tàu đang chạy với vận tốc không đổi D. Không đủ dữ kiện để kết luận. Câu 27. Khi nào thì trọng lượng của một vật tăng hoặc giảm? A. Khi một vật di chuyển từ xích đạo tới một địa cực, trọng lượng của nó tăng lên B. Khi một người đi thang máy, trọng lượng của người đó có thể tăng hoặc giảm C. Khi một nhà du hành vũ trụ ở trong con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất, trọng lượng của người đó giảm xuống bằng 0 D. Trọng lượng của một vật có giá trị khác nhau tùy theo cách chuyển động của người đó Câu 28. Một người đi thang máy, trọng lượng của người đó tăng khi: A. thang máy chuyển động thẳng đều đi lên B. thang máy chuyển động chậm dần đều đi xuống C. thang máy chuyển động nhanh dần đều đi xuống. D. thang máy thang chuyển động thẳng đều đi xuống Câu 29. Hệ quy chiếu nào sau đây là hệ quy chiếu phi quán tính A. Hệ quy chiếu gắn với một toa tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi so với mặt đất. B. Hệ quy chiếu gắn với bánh xe trước của một xe đạp đang chuyển động thẳng đều C. Hệ quy chiếu gắn với một ghế ngồi trên một đu quay D. Hệ quy chiếu gắn với một ô tô đang bắt đầu chuyển bánh Câu 30. Hệ quy chiếu nào sau đây không là hệ quy chiếu phi quán tính A. Hệ quy chiếu gắn với một toa tàu đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi so với mặt đất. B. Hệ quy chiếu gắn với bánh xe trước của một xe đạp đang chuyển động thẳng nhanh dần đều C. Hệ quy chiếu gắn với thang máy chuyển động chậm dần đều đi xuống D. Hệ quy chiếu gắn với một ô tô đang bắt đầu chuyển bánh Câu 31. Một người đứng yên trên một cân lò xo trước khi vào thang máy, thấy kim chỉ 60kg. Khi đứng trên đó trong thang máy chuyển động thấy kim chỉ 72kg. Điều đó xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở lên B. Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở xuống C. Thang máy đang chuyển động đều trở lên D. Thang máy đang chuyển động đều trở xuống Câu 32. Một người đứng yên trên một cân lò xo trước khi vào thang máy, thấy kim chỉ 60kg. Khi đứng trên đó trong thang máy chuyển động thấy kim chỉ 54kg. Điều đó xảy ra trong trường hợp nào sau đây? A. Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở lên B. Thang máy sắp dừng lại khi đang chuyển động trở xuống C. Thang máy đang chuyển động đều trở lên D. Thang máy đang chuyển động đều trở xuống Câu 33. Một vật khối lượng 200g treo vào lực kế trong một thang máy chuyển động biến đổi đều. Xác định hướng chuyển động của thang máy khi số chỉ của lực kế là 1,6N. Lấy g = 10m/${s}^{2}$ A. Thang máy đi lên nhanh dần đều B. Thang máy đi xuống chậm dần đều C. Thang máy đi lên chậm dần đều D. Thang máy đi xuống thẳng đều Câu 34. Một vật khối lượng 200g treo vào lực kế trong một thang máy chuyển động biến đổi đều. Xác định hướng chuyển động của thang máy khi số chỉ của lực kế là 2,5N. Lấy g = 10m/${s}^{2}$ A. Thang máy đi lên nhanh dần đều B. Thang máy đi xuống chậm dần đều C. Thang máy đi lên chậm dần đều D. Thang máy đi xuống thẳng đều Câu 35. Lò xo có độ cứng 50N/m, vật có khối lượng 400g gắn vào lò xo, một đầu lò xo cố định như hình sau. Bỏ qua ma sát giữa vật m với A, xe A chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 4m/s2. Độ biến dạng của lò xo là: A. 3,2cm B. 1,6cm C. 3cm D. 2,5cm Câu 36. Xe chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang, trong xe có treo một con lắc đơn. Lấy g = 10m/${s}^{2}$, Gia tốc của xe có giá trị là bao nhiêu để góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng là ${30}^{o}$. A. 1,12m/${s}^{2}$ B. 2,24m/${s}^{2}$ C. 4,32m/${s}^{2}$ D. 5,77m/${s}^{2}$ Câu 37. Xe chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương ngang, trong xe có treo một con lắc đơn. Lấy g = 10m/${s}^{2}$, Gia tốc của xe có giá trị là bao nhiêu để góc lệch của con lắc so với phương thẳng đứng là ${45}^{o}$ A. 10m/${s}^{2}$ B. ${5}\sqrt{{2}}{m}{/}{s}^{2}$ C. ${5}\sqrt{{3}}{m}{/}{s}^{2}$ D. 5m/${s}^{2}$ Câu 38. Áp lực của một vật nặng 40kg được đặt cố định trên sàn thang máy trong các trường hợp sau có giá trị là bao nhiêu? Lấy g = 10m/${s}^{2}$ A. 400N B. 480N C. 280N D. 0N Câu 39. Tổng áp lực của người lớn nặng 58kg và một em bé nặng 25kg được đặt cố định trên sàn thang máy trong các trường hợp sau có giá trị là bao nhiêu? Lấy g = 10m/${s}^{2}$ A. 830N B. 581N C. 1079N D. 0N

đáp án Ôn tập trắc nghiệm vật lý 10 chương 2: Động lực học chất điểm

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 21A
Câu 2CCâu 22B
Câu 3ACâu 23C
Câu 4CCâu 24D
Câu 5DCâu 25B
Câu 6BCâu 26A
Câu 7ACâu 27B
Câu 8BCâu 28B
Câu 9ACâu 29D
Câu 10CCâu 30A
Câu 11ACâu 31B
Câu 12CCâu 32A
Câu 13DCâu 33C
Câu 14DCâu 34B
Câu 15CCâu 35A
Câu 16BCâu 36D
Câu 17ACâu 37A
Câu 18ACâu 38A
Câu 19CCâu 39A
Câu 20D

Giang (Tổng hợp) Facebook twitter linkedin pinterestTrắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 chương 7: Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 39: Độ ẩm của không khí

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 38: Sự chuyển thể của các chất

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 37: Các hiện tượng bề mặt của chất lỏng

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

Trắc nghiệm vật lý 10 bài 35: Biến dạng cơ của vật rắn

X

Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Chương 2 Vật Lý 10