Ôn Tập Vật Lý 10 Chương 2 Động Lực Học Chất Điểm
Có thể bạn quan tâm
Đề cương Ôn tập Vật Lý 10 Chương 2
A. Tóm tắt lý thuyết
1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
+ Lực là đại lượng véc tơ đặc trưng cho tác dụng của vật này vào vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Đường thẳng mang véc tơ lực gọi là giá của lực.
Đơn vị của lực là niutơn (N).
+ Tổng hợp lực là thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy. Lực thay thế này gọi là hợp lực.
+ Quy tắc hình bình hành: Nếu hai lực đồng quy làm thành hai cạnh của một hình bình hành, thì đường chéo kẻ từ điểm đồng quy biểu diễn hợp lực của chúng.
+ Điều kiện cân bằng của một chất điểm là hợp lực của các lực tác dụng lên nó phải bằng không:
\(\mathop F\limits^ \to = \mathop {{F_1}}\limits^ \to + \mathop {{F_2}}\limits^ \to + ... + \mathop {{F_n}}\limits^ \to = \overrightarrow 0 \)
+ Phân tích lực là phép thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
+ Phân tích một lực thành hai lực thành phần đồng quy phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
+ Chỉ khi biết một lực có tác dụng cụ thể theo hai phương nào thì mới phân tích lực theo hai phương ấy.
2. Ba định luật Niu-tơn
2.1. Định luật I Niu-tơn:
Nếu không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
+ Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
+ Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
2.2. Định luật II Niu-tơn:
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật:
\(\mathop a\limits^ \to = \frac{{\mathop F\limits^ \to }}{m}\) hay \(\mathop F\limits^ \to = m\mathop a\limits^ \to \)
(Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì \(\mathop F\limits^ \to \) là hợp lực của các lực đó).
+ Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật và gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do: \(\mathop P\limits^ \to = m\mathop g\limits^ \to \) .
Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật: P = mg.
2.3. Định luật III Niu-tơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều: \(\mathop {{F_{AB}}}\limits^ \to = - \mathop {{F_{BA}}}\limits^ \to \) .
+ Trong tương tác giữa hai vật, một lực gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực có những đặc điểm sau đây:
- Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
- Lực và phản lực là hai lực trực đối.
- Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
3. Lực hấp đẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
+ Định luật vạn vật hấp dẫn: Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
\({F_{hd}} = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\) ; với G = 6,67.10-11Nm2/kg2.
+ Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vật đó.
+ Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực của vật.
4. Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc
+ Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện ở cả hai đầu của lò xo và tác dụng vào vật tiếp xúc (hay gắn) với nó làm nó biến dạng. Khi bị dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng vào trong, còn khi bị nén lực đàn hồi của lò xo hướng ra ngoài.
+ Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo: Fđh = k|Dl|.
Trong đó k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò xo, có đơn vị là N/m, |Dl| = |l – l0| là độ biến dạng (độ dãn hay nén) của lò xo.
+ Đối với dây cao su, dây thép …, khi bị kéo lực đàn hồi được gọi là lực căng.
+ Đối với các mặt tiếp xúc bị biến dạng khi ép vào nhau, lực đàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
5. Lực ma sát trượt
+ Xuất hiện ở mặt tiếp xúc của vật đang trượt trên một bề mặt;
+ Có hướng ngược với hướng của vận tốc;
+ Có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của áp lực: Fms = µN.
Hệ số ma sát trượt m phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc.
6. Lực hướng tâm
Lực (hay hợp lực của các lực) tác dụng vào một vật chuyển động tròn đều và gây ra cho vật gia tốc hướng tâm gọi là lực hướng tâm.
\({F_{ht}} = \frac{{m{v^2}}}{r} = m{\omega ^2}r\)
7. Chuyển động của vật ném ngang
+ Chuyển động của vật ném ngang có thể phân tích thành hai chuyển động thành phần theo hai trục tọa độ (gốc O tại vị trí ném, trục Ox hướng theo vận tốc đầu \(\mathop {{v_0}}\limits^ \to \) , trục Oy hướng theo véc tơ trọng lực \(\mathop P\limits^ \to \) ):
Chuyển động theo trục Ox có: ax = 0; vx = v0; x = v0t.
Chuyển động theo trục Oy có: ay = g; vy = gt; y = \(\frac{1}{2}\) gt2.
+ Quỹ đạo chuyển động ném ngang có dạng parabol.
+ Thời gian chuyển động bằng thời gian rơi của vật được thả cùng độ cao: t =\(\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) .
+ Tầm ném xa: L = v0t = v0\(\sqrt {\frac{{2h}}{g}} \) .
B. Bài tập minh họa
Bài 1:
Một lực không đổi 0,1 N tác dụng lên vật có khối lượng 200 g lúc đầu đang chuyển động với vận tốc 2 m/s. Tính:
a) Vận tốc và quãng đường mà vật đi được sau 10 s.
b) Quãng đường mà vật đi được và độ biến thiên vận tốc của vật từ đầu giây thứ 5 đến cuối giây thứ 10
Hướng dẫn giải:
Gia tốc chuyển động của vật: a = \(\frac{F}{m}\) = 0,5 m/s2.
a) Vận tốc và quãng đường vật đi được sau 10 giây :
v = v0 + at = 7 m/s ;
s = v0t + \(\frac{1}{2}\) at2 = 45 m.
b) Quãng đường và độ biến thiên vận tốc:
s = s10 – s4 = v0.10 + \(\frac{1}{2}\) a.102 – (v0.4 + \(\frac{1}{2}\) a.42) = 33 m ;
Dv = v10 – v4 = v0 + a.10 – (v0 + a.4) = 3 m/s.
Bài 2:
Cho vật nặng khối lượng m = 8 kg được treo trên các đoạn dây như hình vẽ. Tính lực căng của các đoạn dây AC và BC. Lấy g = 10 m/s2.
Hướng dẫn giải:
Điểm A chịu tác dụng của 3 lực: Trọng lực \(\mathop P\limits^ \to \), lực căng \(\mathop {{T_{AC}}}\limits^ \to \) của sợi dây AC, lực căng \(\mathop {{T_{AB}}}\limits^ \to \) của sợi dây AB.
Điều kiện cân bằng: \(\mathop P\limits^ \to + \mathop {{T_{AC}}}\limits^ \to + \mathop {{T_{AB}}}\limits^ \to = \overrightarrow 0 \).
Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ.
Chiếu lên trục Oy ta có:
TACcos300 – P = 0 ⇒ TAC = \(\frac{P}{{\cos {{30}^0}}}\) = 93,4 N.
Chiếu lên trục Ox ta có: - TACcos600 + TAB = 0
⇒ TAB = TACcos600 = 46,2 N.
Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chương 2
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 9 Tổng hợp và phân tích lực
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 10 Ba định luật Niu-tơn
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 11 Lực hấp dẫn- Định luật vạn vật hấp dẫn
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 12 Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 13 Lực ma sát
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 14 Lực hướng tâm
-
Trắc nghiệm Vật lý 10 Bài 15 Bài toán về chuyển động ném ngang
Đề kiểm tra Vật Lý 10 Chương 2
Đề kiểm tra trắc nghiệm online Chương 2 Vật lý 10 (Thi Online)
Phần này các em được làm trắc nghiệm online trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả và xem đáp án chi tiết từng câu hỏi.
-
Đề kiểm tra trắc nghiệm Chương 2 môn Vật lý 10 có đáp án
-
40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Các định luật Niu - Tơn Vật lý 10
-
40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Tổng hợp và phân tích lực Vật lý 10
-
40 câu hỏi trắc nghiệm Chuyên đề Định luật vạn vật hấp dẫn Vật lý 10
Đề kiểm tra Chương 2 Vật lý 10 (Tải File)
Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.
-
Đề kiểm tra 1 tiết Chương 2 Vật lý 10 có đáp án trắc nghiệm
-
3 đề kiểm tra 45' chương I, II, III môn Vật lý 10 có đáp án
Lý thuyết từng bài chương 2 và hướng dẫn giải bài tập SGK
Lý thuyết các bài học Vật lý 10 Chương 2
-
Vật Lý 10 Bài 9: Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm
-
Vật Lý 10 Bài 10: Ba định luật Niu-tơn
-
Vật Lý 10 Bài 11: Lực hấp dẫn và Định luật vạn vật hấp dẫn
-
Vật Lý 10 Bài 12: Lực đàn hồi của lò xo và Định luật Húc
-
Vật Lý 10 Bài 13: Lực ma sát
-
Vật Lý 10 Bài 14: Lực hướng tâm
-
Vật Lý 10 Bài 15: Bài toán về chuyển động ném ngang
-
Vật Lý 10 Bài 16: Thực hành Xác định hệ số ma sát
Hướng dẫn giải Vật lý 10 Chương 2
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 9
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 10
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 11
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 12
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 13
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 14
-
Giải bài tập Vật lý 10 Chương 2 Bài 15
Trên đây là tài liệu Ôn tập Vật Lý 10 Chương 2 Động Lực Học Chất Điểm. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập tốt và hệ thống lại kiến thức Chương 2 hiệu quả hơn. Để thi online và tải file đề thi về máy các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net và ấn chọn chức năng "Thi Online" hoặc "Tải về". Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247 !
Từ khóa » Câu Hỏi ôn Tập Chương 2 Vật Lý 10
-
150 Câu Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chương 2 Chọn Lọc, Có đáp án
-
20 Câu Trắc Nghiệm Ôn Tập Chương 2 Cực Hay Có đáp án (phần 1)
-
Trắc Nghiệm Vật Lý 10: Ôn Tập Cuối Chương 2
-
Ôn Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Chương 2: Động Lực Học Chất điểm
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chương 2: Động Lực Học Chất điểm (P1)
-
Trắc Nghiệm Vật Lí 10 Chương 2: Động Lực Học Chất Điểm Theo ...
-
TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2 - VẬT LÝ 10
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Chương 2 - Tài Liệu - 123doc
-
Ôn Tập Chương II - Vật Lý 10.pdf (Động Lực Học Chất điểm)
-
Top 17 Tổng Kết Chương 2 Vật Lý 10
-
Vật Lý 10 Chương 2: Các Lực Cơ Học - Hocmai
-
Lý Thuyết Vật Lý 10: Tổng Kết Chương II. Động Lực Học Chất điểm
-
Bài Tập Trắc Nghiệm Vật Lý 10 Ôn Tập Chương 2 (Có đáp án)
-
Ôn Vật Lý 10 Chương 2 - Gia Sư Thành Được