Ông "bình Vôi" - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Một góc bộ sưu tập bình vôi cổ của ông Vinh |
Augustine Ha Ton Vinh đã có hơn 30 năm lặn lội khắp trên đất Mỹ và VN chỉ để sưu tầm và nghiên cứu những bình vôi cổ.
Ông “thần giữ của” gia truyền
Theo tín ngưỡng dân gian lâu đời của người Việt thuở trước, những chiếc bình vôi là những ông thần giữ của và khi người ta không dùng nữa thường treo chúng ở gốc đa hay cạnh những ngôi đền. Chiếc bình vôi gia truyền của ông Vinh đang được lưu giữ tại phòng sưu tập cá nhân bên Mỹ. Qua những bức ảnh mà ông Vinh cho chúng tôi xem, đó là một cái bình vôi chỉ to hơn nắm tay, làm bằng đất nung tráng men xanh trắng, hoa văn đơn giản.
Theo ông Vinh, nó có niên đại khoảng thế kỷ 15, 16 và gia đình ông không ai còn rõ nguồn gốc của nó. “Khi lớn lên tôi đã thấy “ông ấy” rồi ” - ông Vinh tâm sự. Nhìn cách ông say sưa kể về chiếc bình vôi gia bảo ấy, có thể nhận thấy một tình cảm yêu mến đặc biệt mà ông dành cho nó. Khi gia đình ông sang Pháp định cư, sau đó lại chuyển đến Mỹ năm ông Vinh tròn tám tuổi thì “ông bình vôi” ấy cũng phiêu bạt theo.
Phóng to |
Ông Vinh (cầm micro) trao tặng một chiếc bình vôi cho người bạn Mỹ - nguyên là đại sứ Mỹ tại VN |
Phải tới năm 1968, do một sự tình cờ mà ông Vinh đến với thú sưu tầm bình vôi cổ. Một lần trên đường đi học về, ông bắt gặp cảnh một đám đông đang xúm lại hỏi mua những chiếc bình vôi giống với chiếc của gia đình mình tại một cửa hàng đồ cũ. “Người Mỹ còn thích những chiếc bình vôi ấy thì tại sao mình lại không sưu tầm và nghiên cứu chúng một cách hệ thống”.
Thế là ông bỏ công sức, thời gian và tiền bạc lặn lội tìm đến nhiều nơi, cả những cửa hàng đồ cổ khắp nước Mỹ để chỉ mua bình vôi cổ. “Số lượng bình vôi ở Mỹ không nhiều, phần lớn do những gia đình người VN đem sang làm kỷ niệm. Chính vì thế nó càng có ý nghĩa”.
Những chiếc bình độc nhất vô nhị
Năm 1998, ông Vinh trở về VN để sưu tầm bình vôi cổ. Ra đi từ thơ bé, sau bao năm sống nơi đất khách quê người, ký ức rõ nét nhất của ông về VN chỉ vẻn vẹn là câu chuyện cổ Sự tích trầu cau gắn liền với những chiếc bình vôi. Ngay tiếng Việt ông cũng chỉ mới học được có vài năm nay, nhưng với ông “sưu tầm đồ cổ, bình vôi cổ là sưu tầm lịch sử, tìm về với lịch sử, về với bản sắc văn hóa dân tộc và cũng là tìm về với lịch sử của chính bản thân mình...”. Mỗi lần ra Bắc vào Nam sưu tầm bình vôi cổ lại là một lần ông hiểu rõ thêm về dân tộc, văn hóa và lịch sử VN.
Phóng to |
Chiếc bình vào hàng độc nhất vô nhị với cột vôi kết tủa |
Giờ đây, chỉ kể bộ sưu tập bình vôi của ông Vinh ở VN số lượng đã lên đến hơn 300 chiếc với đủ loại kích cỡ, mẫu mã. Bộ sưu tập bình vôi của ông là nơi ghé thăm của rất nhiều người từ các bảo tàng trên thế giới như: Bảo tàng New York, San Francisco, Thượng Hải, New South Wales (Úc)... “Đây là bình men đá, kia là bình sành tráng men, còn đây là những chiếc bình được làm bằng đồng thau có niên đại khoảng 400 năm...” - ông Vinh giới thiệu.
Từ bình tròn, hình cầu, hình quả cau, bình ôvan... đến những chiếc bình trông rất ngộ nghĩnh như bình con vịt, tắc kè, kỳ đà.... mà theo ông Vinh hình dáng có thể cho biết niên đại của bình. Ví dụ: “những chiếc có thân tròn, trắng trơn làm từ đất sét màu đỏ cam, tráng một lớp men màu nâu, vân rạn mờ... có xuất xứ từ Bình Định vào khoảng thế kỷ 15”....
Những bình vôi đơn giản nhất lại là những chiếc lâu đời nhất. Đó là những bình đất sét nung nhỏ, tay cầm là một cành cây nằm vắt ngang qua miệng bình có đầu nhọn được trạm trổ, với những quả cau hoặc hoặc hình rồng uốn lượn. Được coi là độc đáo nhất, có một không hai theo ông Vinh là chiếc bình có quai xách ông mua ở Bắc Ninh. Nó có niên đại khoảng thế kỷ 19, cao 30 cm, với lỗ chấm vôi nhô lên cao. Ông Vinh giải thích: “Có thể sau mỗi lần lấy vôi, ông cha ta lại quệt lại một ít ở trên miệng lỗ. Dần dần nó dày và cao lên như bây giờ”. Ông Vinh còn sở hữu hai chiếc bình vôi được coi là to nhất, niên đại vào thế kỷ 18, nặng vào loại kỷ lục: trên 10 kg.
Phóng to |
Rất nhiều du khách nước ngoài đến với bộ sưu tập bình vôi cổ của ông Vinh |
Sau hơn 30 năm sưu tầm, tìm kiếm bình vôi cổ, điều mà ông Vinh tâm đắc nhất là đã có rất nhiều người theo bước ông: “Những chiếc bình vôi dân dã, bình thường ấy không chỉ mang những giá trị văn hóa đặc sắc mà còn có giá trị kinh tế đáng kể. Không thể ngờ rằng trên thị trường thế giới có những chiếc bình trị giá hàng ngàn USD. Thông qua những chiếc bình, ông cha ta gửi gắm trong đó tình vợ chồng, anh em, làng xóm, láng giềng và cả những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng nữa”. Mong ước lớn nhất của ông Vinh là tổ chức một cuộc triển lãm tại VN với tên gọi “Văn hóa cổ VN qua bình vôi cổ”, nhằm giới thiệu rộng rãi với công chúng cả nước về những chiếc bình vôi quí giá của cha ông ta.
Hiện ông Vinh đang cùng một nhóm nghiên cứu đang gấp rút hoàn thiện một cuốn sách và một website giới thiệu về bình vôi cổ VN. Từ trước đến nay chưa hề có một công trình nghiên cứu có hệ thống nào về bình vôi cổ nên việc thực hiện một cuốn sách và một website như thế chẳng dễ dàng gì. Nhưng “nếu không tiến hành thì trong tương lai gần khả năng xác định được nguồn gốc xuất xứ, niên đại chính xác của những chiếc bình là rất mong manh. Với nhiều loại bình vôi, niên đại và nơi sản xuất vẫn đang còn là một dấu hỏi”.
Từ khóa » Câu Chuyện Về ông Bình Vôi
-
Sự Tích ông Bình Vôi - Truyện Cổ Tích
-
Sự Tích Ông Bình Vôi - Phim Hoạt Hình Cổ Tích Việt Nam Hay Nhất
-
Sự Tích Ông Bình Vôi - Truyện Cổ Tích Việt Nam
-
Sự Tích Cái Bình Vôi – Câu Chuyện Cổ Tích Vô Cùng ý Nghĩa Dạy Bé ...
-
Sự Tích Cái Bình Vôi - Truyện Cổ Hay
-
Ông Bình Vôi Bát Tràng Và Truyền Thuyết Dân Gian
-
Bí Mật ông Bình Vôi - Truyện Ngắn Của Nguyễn Xuân Lai
-
Chuyện Về Chiếc Bình Vôi Xưa
-
Khám Phá Nguồn Gốc ông Bình Vôi - Vật Phong Thủy Quý Giá Ngày Nay
-
Truyện Thai Giáo: Sự Tích ông Bình Vôi | Mamibabi - Ăn Dặm - Mamibabi
-
Bà Tôi Và Chiếc Bình Vôi - Báo Lao Động
-
Sự Tích ông Bình Vôi Audio - Dân Gian
-
Truyện "Ông Bình Vôi" - TRE Magazine
-
Phan Khôi, “Ông Bình Vôi” - GOCNHIN.NET - Văn Hóa Việt Nam