Ông Putin Ký Sắc Lệnh Cho Nga Dùng Vũ Khí Hạt Nhân đáp Trả 4 Kịch ...

Ông Putin ký sắc lệnh cho Nga dùng vũ khí hạt nhân đáp trả 4 kịch bản - Ảnh 1.

Theo Hãng tin AP, với nội dung Nga có thể trả đũa hạt nhân nhắm vào một cuộc tấn công phi hạt nhân, chính sách răn đe hạt nhân của Nga dường như gửi cảnh báo tới Mỹ - Ảnh: Gettty

Ngày 2-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tán thành chính sách răn đe hạt nhân của Nga, cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân để phản ứng các cuộc tấn công của kẻ thù trong nhiều trường hợp.

Đây là một phần trong học thuyết quân sự mới của Nga.

Theo sắc lệnh các nguyên tắc cơ bản trong chính sách răn đe hạt nhân của Nga được ông Putin ký, có 4 kịch bản Nga sẽ ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, theo tạp chí Newsweek.

Thứ nhất, khi kẻ thù sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc những vũ khí hủy diệt hàng loạt khác nhắm vào Nga hoặc các đồng minh của Matxcơva.

Thứ hai, trong trường hợp các vũ khí thường (tức không phải hạt nhân) "đe dọa sự sống còn của Nga".

Thứ ba, chính phủ Nga nhận được "thông tin đáng tin cậy" cho biết kẻ thù sắp tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhắm vào lãnh thổ Nga hoặc các đồng minh của Nga.

Thứ tư, khi kẻ thù gây hư hại cho các cơ sở quân sự hoặc cơ sở hạ tầng chính phủ quan trọng của Nga đến mức có thể phá vỡ năng lực trả đũa bằng vũ khí hạt nhân.

Chính sách trên mô tả việc răn đe và kiềm chế các cuộc tấn công nhắm vào Nga "nằm trong số những ưu tiên quốc gia cao nhất".

Cuối cùng, chính sách răn đe hạt nhân của Nga được mô tả "về bản chất là phòng thủ" và được thiết kế nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trước kẻ thù.

Cả Matxcơva và Washington đều sở hữu hàng chục ngàn vũ khí hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh. Mặc dù cả hai bên đã thực hiện các bước đi đáng kể hướng tới phi hạt nhân hóa, họ vẫn còn sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới.

Hãng tin AP nhận định với việc xem một cuộc tấn công phi hạt nhân có thể là "mồi lửa" để Nga trả đũa hạt nhân, chính sách trên dường như gửi cảnh báo tới Mỹ.

Chính sách mới công bố cho thấy những lo ngại của Nga về việc Mỹ phát triển những vũ khí tương lai có thể cho Washington năng lực phá hủy các vũ khí quân sự và cơ sở hạ tầng chính phủ Nga mà không cần dùng tới vũ khí hạt nhân.

Mỹ lập mạng lưới vệ tinh theo dõi vũ khí siêu thanh của Nga, Trung Quốc Mỹ lập mạng lưới vệ tinh theo dõi vũ khí siêu thanh của Nga, Trung Quốc

TTO - Mục tiêu của cơ quan phát triển vũ trụ thuộc Lầu Năm Góc là có 150 vệ tinh hoạt động trong quỹ đạo trái đất tầm thấp vào năm 2024. Đây là một phần trong kế hoạch sở hữu mạng lưới vệ tinh theo dõi công nghệ của đối thủ.

Từ khóa » Học Thuyết Răn đe Hạt Nhân Của Nga