OT Là Gì? Các Quy định Thời Gian, Cách Tính Lương Over Time
Có thể bạn quan tâm
OT là gì? Là khái niệm không còn xa lạ đối với tất cả những người lao động làm việc trong các công ty, doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc mới bắt đầu đi làm thì rất khó để hiểu hết thuật ngữ này. Vậy thì hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nội dung bài viết
- 1 OT là gì? Over time là gì?
- 2 Lương OT là gì?
- 3 Quy định về thời gian OT là gì?
- 4 Cách tính lương OT – Over Time
- 4.1 Trường hợp người lao động làm thêm vào ban ngày
- 4.2 Trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm
- 5 Một số câu hỏi khác liên quan đến OT
- 5.1 Doanh nghiệp không trả lương OT sẽ bị xử lý như thế nào?
- 5.2 Vì sao phải làm thêm giờ?
- 6 Các nguy hiểm khi nhân viên OT liên tục?
OT là gì? Over time là gì?
OT có tên là từ viết tắt của cụm từ Over time, được hiểu là quá giờ. Thuật ngữ này được dùng để chỉ những người làm việc liên tục trong thời gian dài. Dẫu biết rằng việc làm chăm chỉ là điều nên làm nhưng nếu tình trạng này diễn ra liên tục hàng ngày, hàng tháng sẽ khiến người lao động trở nên kiệt quệ, không còn sức lực để duy trì, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
Hiểu một cách đơn giản, OT là làm việc thêm giờ, nghĩa là ngoài khung làm việc theo quy định của công ty, người lao động làm thêm giờ hay được gọi là tăng ca. Tình trạng OT ngày càng trở nên phổ biến nhất ở các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Làm việc thêm giờ thường xảy ra với các nhân viên có quá nhiều việc phải hoàn thành khi đến hạn deadline. Hoặc họ được yêu cầu tăng ca để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp nhất là trong các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, tiệc cưới,…
Lương OT là gì?
Lương OT là mức thù lao mà người lao động nhận được từ doanh nghiệp sau khi thực hiện làm thêm giờ, tăng ca. Thông thường, mức lương OT sẽ cao hơn so với lương cơ bản.
Quy định về thời gian OT là gì?
Thời gian làm việc thêm giờ, tăng ca có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện nhưng chúng đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật. Theo Luật Lao động quy định về thời gian OT, thì thời gian làm việc trung bình của người lao động không quá 8 tiếng/ngày và 48 giờ/tuần. Trong các doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn có quyền quy định về thời gian làm việc trong ngày, tuần hoặc giờ. Với các trường hợp chia thời gian làm việc theo tuần thì thời gian sẽ không quá 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần.
Thời gian làm việc ban đêm thường được tính từ 22 giờ đến 6h sáng hôm sau. Số giờ OT trong ngày được pháp luật quy định là không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Ví dụ như người lao động làm việc bình thường là 8 giờ/ngày thì OT không được quá 4 tiếng. Với các đơn vị tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường + số giờ làm việc trong 1 ngày không quá 12 tiếng.
Sau khi tăng ca 7 ngày liên tục/ tháng, các khách sạn, nhà hàng cần phải bố trí thời gian để người lao động nghỉ bù cho số thời gian không được nghỉ. Trong trường hợp không được nghỉ bù thì người lao động sẽ nhận lương làm thêm giờ.
Cách tính lương OT – Over Time
Cách tính lương được quy định tại điều 104 – Luật lao động và được áp dụng với các tổ chức doanh nghiệp, cụ thể:
Ngày làm việc | Làm thêm giờ | ||
Làm thêm ban ngày (6h-22h) | Làm thêm ban đêm (22h -6h) | ||
Chưa làm thêm ban ngày | Đã làm thêm ban ngày | ||
Ngày thường | 150% x A | 200% x A | 210% x A |
Ngày nghỉ | 200 % x A | 270% x A | 270% x A |
Ngày Lễ – Tết | 300 % x A | 390% x A | 390% x A |
Không phải ai cũng hiểu các thông tin trong bảng tính lương làm thêm giờ OT trên. Do đó, ruaxetudong sẽ giải thích chi tiết cho bạn qua các thông tin dưới đây.
Trường hợp người lao động làm thêm vào ban ngày
- Tiền lương làm thêm vào những ngày làm việc bình thường = Tiền lương giờ thực trả x 150% x Số giờ làm thêm.
Ví dụ: Nhân viên A có mức lương 10 triệu/tháng, làm việc bình thường 8 tiếng/ngày và 25 ngày/tháng. Tiền lương 1 giờ sẽ là (10.000.000/25)/ 8 = 50.000 VNĐ.
Số giờ làm thêm là 8 tiếng/tháng => tiền lương làm thêm giờ vào ngày thường sẽ là (50.000 x 150%) x 8 = 600.000 VNĐ
- Tiền lương tăng ca vào ban ngày vào các ngày lễ tết, ngày cuối tuần, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật = Tiền lương giờ thực trả x 300% x số giờ làm thêm.
Ví dụ: Nhân viên A sẽ có mức lương OT vào các ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của nhà nước là (50.000 x 300%) x 8 = 1.200.00 VNĐ
- Tiền lương OT làm thêm giờ vào các ngày nghỉ hàng tuần = Tiền lương thực trả x 200% x số giờ làm thêm.
Trường hợp người lao động làm thêm vào ban đêm
Lương OT sẽ được tính = [Tiền lương thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150/200/300% (tùy theo từng doanh nghiệp) + Tiền lương giờ thực trả ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 30% + 20% x tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x số giờ làm thêm vào ban đêm.
Một số câu hỏi khác liên quan đến OT
Doanh nghiệp không trả lương OT sẽ bị xử lý như thế nào?
Nếu người sử dụng lao động không trả hoặc không trả đủ lương OT cho người lao động thì người lao động có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật. Khi đó sẽ bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng với hành vi là các cá nhân còn với trường hợp là các tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 2 lần so với cá nhân.
Đồng thời, các cá nhân đơn vị sử dụng người lao động sẽ phải khắc phục hậu quả bằng cách trả đủ tiền lương cho người lao động cùng với mức lãi suất mức tiền lương trả chậm.
Vì sao phải làm thêm giờ?
Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra để lý giải cho câu hỏi vì sao phải làm thêm giờ. Câu trả lời chủ yếu của các doanh nghiệp, công ty đó chính là khối lượng công việc quá lớn, người lao động không thể xử lý hết trong khoảng thời gian làm việc hành chính. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như có quá nhiều cuộc họp, không tập trung trong công việc, đến hạn deadline với đối tác,…
Các nguy hiểm khi nhân viên OT liên tục?
Tăng ca làm việc sẽ giúp bạn có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống nhưng chúng cũng đem lại nhưng hệ lụy cho bạn. Nếu tăng ca liên tục bạn sẽ phải đối mặt với các vấn đề như:
- Mệt mỏi, căng thẳng kéo dài, cơ thể bị suy nhược.
- Tâm trạng bất thường, hay cáu gắt, khó chịu với mọi người xung quanh.
- Năng suất làm việc suy giảm, đầu óc không được minh mẫn.
- Dễ mắc phải các bệnh lý về tim mạch, hô hấp,….
- Bỏ lỡ các mối quan tâm khác như gia đình, bạn bè,…
Mong rằng, những thông tin trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm OT là gì. Để công việc được hoàn thành và đảm bảo sức khỏe, bạn hãy cố gắng sắp xếp thời gian làm việc cho mình hợp lý.
Gửi đánh giáTừ khóa » Cách Tính Lương Overtime
-
Hướng Dẫn Cách Tính Tiền Lương Làm Thêm Giờ - Thư Viện Pháp Luật
-
Hướng Dẫn Cách Tính Tiền Lương Làm Thêm Giờ Theo đúng Quy định ...
-
OT Là Gì? Cách Tính Lương OverTime Chuẩn Nhất - CET
-
Công Thức Tính Tiền Lương Làm Thêm Giờ, Làm Việc Ban đêm
-
Cách Tính Lương Tăng Ca Dễ Hiểu Cho Người Mới Đi Làm - Glints
-
OT Là Gì? Giải đáp Về Cách Tình Tiền Lương Overtime Cho Nhân Viên
-
Cách Tính Lương Làm Tăng Ca Thêm Giờ Ngày Lễ 2022 Mới Nhất
-
Cách Tính Lương Làm Thêm Giờ Vào Ban đêm, Ngày Lễ Mới Nhất 2022
-
OT Là Gì? Cách Tính Tiền Lương OverTime Cho Nhân Viên
-
Cách Tính Lương Làm Thêm Giờ Theo Luật Lao động
-
Cách Tính Lương Ngoài Giờ Và Chế độ Nghỉ Bù - Công Ty Luật Minh Gia
-
Hướng Dẫn Cách Tính Lương Làm Thêm Giờ Mới Nhất - LuatVietnam
-
Lương OT Là Gì? Cách Tính Lương OT Trong Khách Sạn Cần Biết
-
OT Là Gì? Tất Tần Tật Cách Tính Tiền Lương OT