PALESTINE - Các Quốc Gia Và Vùng Lãnh Thổ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Quá trình hình thành và phát triển
    • Tiểu sử tóm tắt, nhiệm vụ của Lãnh đạo
    • Chức năng - Nhiệm vụ- Quyền hạn
    • Sơ đồ, cơ cấu tổ chức
    • Thông tin liên hệ
  • Tin tức - Sự kiện
    • Cải cách hành chính
    • Chuyển đổi số
    • Dữ liệu mở Sở Ngoại vụ
    • Dịch vụ công trực tuyến
    • Công tác lễ tân
    • Công khai ngân sách
    • Chi bộ - Công đoàn
    • Hoạt động của Sở Ngoại Vụ
    • Lịch công tác
    • Thanh toán không dùng tiền mặt
    • Công tác lãnh sự
    • Hoạt động Đối ngoại
    • Sự kiện quốc tế
    • Hợp tác quốc tế
    • Hội nghị - Hội thảo quốc tế
    • Bảo hộ công dân
    • Người Việt Nam ở ngước ngoài
    • Quản lý biên giới
    • Thông tin đối ngoại
    • Ngoại giao văn hóa
    • Cộng đồng Asean
  • Thủ tục hành chính
    • Danh mục thủ tục hành chính
    • Công khai thủ tục hành chính
    • Lĩnh vực Khiếu nại tố cáo
  • Hệ thống Văn bản
    • Văn bản của Chính phủ
    • Văn bản Bộ Ngoại giao
    • Văn bản của Tỉnh Ủy
    • Văn bản của HĐND tỉnh
    • Văn bản của UBND tỉnh
    • Văn bản Quy phạm pháp luật
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Góp ý dự thảo VBPL
  • Định hướng Đối ngoại
  • Biển đảo Việt Nam
PALESTINE Thứ Năm, ngày 16/05/2019 15:00 | GMT +7 -   +   A -   A + In PALESTINE Email

TÀI LIỆU CƠ BẢN VỀ PALESTINE VÀ QUAN HỆ VỚI VIỆT NAM

1. Khái quát: - Tên nước: Nhà nước Palestine - Diện tích: Theo Nghị quyết 181 của LHQ (1947) lãnh thổ quốc gia Palestine là 11.100 km2 (chiếm 42,88% toàn bộ Palestine). Tuy nhiên do thỏa thuận mới, lãnh thổ Nhà nước Palestine tương lai chỉ gồm Gaza và Bờ Tây sông Jordan. - Tôn giáo: Đa số theo đạo Hồi, một số theo đạo Thiên chúa - Quốc khánh (Ngày phát động đấu tranh vũ trang): 01/01/1965 - Tổng thống (Chủ tịch Chính quyền dân tộc Palestine - PNA): Mahmoud Abbas - Thủ tướng: Salam Fayad (tháng 7/2007, người của Fatah) - Bộ trưởng Ngoại giao: Dr. Riad Al-Malki (tháng 7/2007, người của Fatah). 2. Lịch sử: - 3.500 năm trước Công nguyên, Palestine là đất của người Canaen thuộc dòng Semite. Năm 2000 trước Công nguyên, người Hebreux, tổ tiên người Do Thái đến khai phá vùng này. Năm 1.200 trước Công nguyên người Philistines từ đảo Crete đến xâm chiếm vùng đất này và đổi tên thành Palestine. Sau chiến tranh Thế giới thứ nhất, Palestine đặt dưới quyền ủy trị của Anh. Năm 1917, với Tuyên bố Balfour, Anh bắt đầu kế hoạch đưa người Do Thái về Palestine. Vấn đề Palestine được đưa ra LHQ tháng 4/1947. Ngày 29/11/1947, Đại hội đồng/Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 181/II chấm dứt sự bảo hộ của Anh đối với Palestine, chia Palestine thành 2 quốc gia cho người Do-thái và cho ngườiPalestine, nhưng duy trì liên minh kinh tế giữa hai nước. - Ngày 15/5/1948, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập. Một số nước Ả-rập đã bác bỏ Nghị quyết chia cắt 181/II và tuyên bố chiến tranh chống Israel (1948-1949). Qua 4 cuộc chiến tranh (1948 – 1949, 1956, 1967 và 1973), Israel chiếm đóng toàn bộ phần đất chia cho Nhà nước Palestine (theo NQ 181), Đông Jerusalem, cao nguyên Golan của Syria, Nam Li-băng và bán đảo Sinai của Ai Cập (đã được Israel trao trả theo Hiệp định Camp David ký năm 1979). - Nghị quyết 242 (11/1967) và 338 (10/1973) của Hội đồng Bảo an/Liên hợp quốc quy định Israel rút quân ra khỏi các lãnh thổ bị chiếm, chấm dứt tình trạng chiến tranh ở Trung Đông, bảo đảm sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ của tất cả các quốc gia khu vực (hàm ý công nhận sự tồn tại của Israel), giải quyết vấn đề người tỵ nạn. Tuy nhiên 2 Nghị quyết này chưa đầy đủ vì không đề cập đến quyền tự quyết của nhân dân Palestine. - Năm 1958 Tổ chức Al-Fatah, Tổ chức Cách mạng đầu tiên của nhân dân Palestine được thành lập. Tháng 5/1964, Hội đồng dân tộc Palestine (PNC) lần thứ nhất đã họp ở Đông Jerusalem tuyên bố thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Từ đó PLO là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Palestine. Năm 1975 tại khóa họp 30 của LHQ, ĐHĐ đã mời PLO tham gia LHQ với tư cách quan sát viên. - Ngày 15/11/1988 Nhà nước Palestine được tuyên bố thành lập. - Ngày 11/11/2004, Chủ tịch Y. Arafat qua đời. Ngày 09/01/2005 ông M. Abbas được bầu làm người đứng đầu PLO và PNA thay thế Chủ tịch Arafat, mở ra thời kỳ mới cho tiến trình hòa bình. - Ngày 25/01/2006, bầu cử Hội đồng lập pháp Chính quyền Palestine với thắng lợi bất ngờ của Phong trào Hồi giáo Hamas (76/132 ghế), Fatah chỉ chiếm được 46 ghế. Mỹ, phương Tây và Israel gây sức ép đòi Hamas từ bỏ đấu tranh vũ trang, công nhận Nhà nước Do Thái và tôn trọng các thỏa thuận và Hiệp định đã ký với Israel. Tuy nhiên Hamas vẫn giữ lập trường cứng rắn. Hamas tích cực tiến hành chiến dịch vận động các nước Ả-rập ủng hộ về mặt chính trị và hỗ trợ tài chính. Thành phần chính phủ mới do Thủ tướng Ismail Hanyah lãnh đạo gồm 24 thành viên chủ yếu là người của Hamas. Phong trào Fatah, lực lượng nòng cốt trong PLO, phản đối và không hợp tác với Chính phủ của Hamas. Ngày 15/6/2007, Hamas làm cuôc chính biến, dùng vũ lực chiếm toàn bộ dải Gaza, đẩy lực lượng Fatah về khu Bờ Tây, làm mâu thuẫn nội bộ Palestine trở nên gay gắt hơn. Ngay sau đó Tổng thống M. Abbas tuyên bố giải tán chính phủ do phe Hamas chiếm đa số và thành lập chính phủ khẩn cấp do ông S. Fayad làm Thủ tướng. 3. Kinh tế: - Nền kinh tế Palestine phụ thuộc vào chính sách của cộng đồng quốc tế (hàng năm viện trợ khoảng 900 triệu USD) và Israel đối với Palestine (do Israel kiểm soát tất cả các cửa khẩu và sử dụng phần lớn lao động Palestine). Phong trào nổi dậy của người Palestine (intifada) bùng phát từ tháng 9/2000 đã gây ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế (các cơ sở kinh tế bị phá hủy, Israel đóng cửa biên giới…). - Năm 2004, cộng đồng quốc tế trợ giúp khoảng 2 tỷ USD để cứu vãn nền kinh tế Palestine khỏi sụp đổ và cải thiện một số hoạt động tài chính của chính phủ. - Sau cuộc chính biến 14/6/2007, Mỹ, phương Tây và Israel đã thực hiện chính sách bao vây cấm vận dải Gaza. Ngày 26/10/2007, Israel quyết định hạn chế cung cấp nhiên liệu và điện cho dải Gaza và hạn chế số người Palestine sang Israel làm việc, làm cho kinh tế Palestine tiếp tục lâm vào tình trạng khó khăn. - Năm 2009, GDP của Palestine ước tính đạt 13 tỷ USD. 4. Quan hệ với Việt Nam: Việt Nam và PLO có quan hệ từ năm 1968. Năm 1976, PLO đặt cơ quan thường trú tại Hà Nội. Năm 1982, ta chấp thuận nâng cơ quan đại diện bạn lên cấp Đại sứ quán. Ngày 19/11/1988, ta công nhận Nhà nước Palestine và Văn phòng Đại diện PLO tại Hà Nội được chuyển thành Đại sứ quán Nhà nước Palestine. Ngoài sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ, liên tục về chính trị đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine, ta cũng đã giúp đỡ bạn về vật chất theo khả năng của mình. Ta giúp bạn chi phí về trụ sở ĐSQ, nhà ở cho CBNV,, phương tiện đi lại, và lương cho 4 người Việt Nam giúp việc trong ĐSQ. Cuối những năm 70, ta giúp bạn đào tạo một số cán bộ chính trị, quân sự. Năm 1995, ta tặng cho ban 2000 bộ quân phục cảnh sát và 1000 tấn gạo (trị giá 314000USD). Hiện nay ta đang xem xét giúp bạn đào tạo ngắn hạn 10-15 cảnh sát về kỹ thuật hình sự và chống buôn lậu ma tuý, cấp 05 học bổng cho sinh viên Palestnie học tiếng Việt theo như đề nghị của bạn trong chuyến thăm Palestine của Thứ trưởng Vũ Dũng (4/2008). Ngày 12/01/2009, Chính phủ Việt nam đã quyết định viện trợ nhân đạo khẩn cấp cho nhân dân Pa-le-xtin ở Ga-da khắc phục hậu quả của cuộc tấn công quân sự của I-xra-en vào Ga-da (27/12/2008 – 20/1/2009). Tháng 3/2000, ta phối hợp với LHQ đăng cai tổ chức Hội nghị LHQ khu vực châu Á về vấn đề Palestine. Palestine mong muốn tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư trực tiếp với Việt Nam. Theo Đại sứ palestine tại Hà Nội cho biết, năm 2007, palestine nhập từ Việt Nam 26 triệu USD hàng hoá. Tuy nhiên, do Israel kiểm soát các cử khẩu nên toàn bộ số hàng này đều nhập thông qua các công ty của Israel. Ngoài ra bạn còn nêu khả năng tăng cường quannhệ song phương thông qua các doanh nhân Palestine đang sinh sống ở nước ngoài. Đoàn Palestine thăm Việt Nam: - Chủ tịch Arafat đã thăm Việt Nam 10 lần, gần đây nhất vào 24/8/2001. - Cục trưởng Cục Kinh tế PLO (1990). - Cục trưởng Cục Chính trị PLO (1994). - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và hợp tác quốc tế (tháng 5/2000). - Tổng thống Mahmoud Abbas thăm Việt Nam (tháng 5/2010). Đoàn Việt Nam thăm trụ sở PLO (Tunisia): - Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên, đặc phái viên của Chủ tịch HĐNN (1992) . - Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (1994). - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng thăm Ramala - Bờ Tây (4/2008). Các Hiệp định đã ký: - Hiệp định hợp tác kinh tế, thương mại, văn hóa và KHKT (1990). - Hiệp định Thương mại (1994). - Quan hệ kinh tế giữa hai nước chưa triển khai được nhiều./.

Tin bài liên quan
  • Ô-MAN (16/05)
  • Y-Ê-MEN (16/05)
  • A-RẬP XY-RI (16/05)
  • LI-BĂNG (16/05)
  • I-XRA-EN (16/05)
  • I-RẮC (16/05)
  • I-RAN (16/05)
  • GIOÓC-ĐA-NI (16/05)
  • CÔ-OÉT (16/05)
  • TIỂU VƯƠNG QUỐC A-RẬP THỐNG NHẤT (16/05)
  • CA-TA (16/05)
  • BA-RANH (16/05)
  • A-RẬP AI-CẬP (16/05)
  • Ả-RẬP XÊ-ÚT (16/05)

Từ khóa » đất Nước Palestine ở đâu